Hướng dẫn chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, bệnh nhân cũng có thể chữa đau nhức xương khớp bằng ngải cứu ngay tại nhà. Các bài thuốc từ thảo dược này có tác dụng làm ấm kinh lạc, đuổi hàn hấp, giải phóng khí huyết ứ trệ và giảm đau nhức rõ rệt.
Lá ngải cứu và công dụng chữa đau xương khớp
Ngải cứu (ngải diệp) là vị thuốc quý trong Đông y. Thảo dược này có vị cay đắng, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, tác dụng tán hàn thấp, làm ấm kinh, lý khí huyết và cầm máu. Với công năng đa dạng, ngải cứu thường được sử dụng để trị đau bụng do lạnh, chảy máu cam, động thai, kinh nguyệt không đều và các bệnh đau nhức xương khớp do nhiễm phong, hàn.
Đau nhức xương khớp (chứng tý) là tình trạng thường gặp ở người trưởng thành. Tình trạng này có thể xảy ra do chấn thương, thói quen ít vận động, lao động quá sức, ảnh hưởng của tuổi tác, thời tiết thay đổi và một số bệnh mãn tính như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, tiểu đường, bệnh gout,…
Ngoài việc sử dụng thuốc tây, nhân dân thường tận dụng ngải cứu cùng với một số thảo dược tự nhiên khác để giảm đau nhức xương khớp và cải thiện một số triệu chứng đi kèm. Mặc dù chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng qua một số thực nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học nhận thấy tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Do đó, các bài thuốc từ thảo dược này có thể giảm viêm ở ổ khớp, từ đó giúp giảm nhẹ cơn đau, cải thiện hiện tượng cứng khớp và tê bì.
Hướng dẫn 5 cách chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu
Ngải cứu không chỉ là vị thuốc mà còn là loại rau ăn khá thông dụng. Chính vì vậy, các bài thuốc từ thảo dược này tương đối an toàn, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng.
1. Bài thuốc chườm đắp từ ngải cứu và muối biển
Bài thuốc chườm đắp từ ngải cứu và muối biển có thể giảm đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, loãng xương, xương khớp suy yếu do ảnh hưởng của tuổi tác, thời tiết thay đổi,… Bài thuốc này có tác dụng làm ấm kinh, đuổi hàn thấp, tăng lưu thông khí huyết và cải thiện chức năng vận động của ổ khớp.
Để tăng hiệu quả giảm đau, nhân dân thường phối hợp ngải cứu cùng với muối biển. Muối không đơn thuần là một loại gia vị mà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Theo y học cổ truyền, muối có vị mặn, tính hàn, không độc, tác dụng giải độc, lương huyết và dẫn thuốc vào kinh lạc. Kết hợp muối biển với ngải cứu giúp tinh chất từ dược liệu đi sâu vào kinh lạc, đuổi hàn thấp và cải thiện cơn đau rõ rệt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 bó ngải cứu tươi và 2 nắm muối biển
- Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước và cho vào chảo sao nóng cùng với muối biển
- Sau đó dùng túi vải bọc ngải cứu và muối, chườm đắp lên vùng khớp và lưng bị đau nhức (nên bọc thêm khăn dày để tránh bị bỏng rát)
- Chườm đến khi thuốc hết nóng là được (có thể sao lại và chườm thêm từ 2 – 3 lần nếu đau nhiều)
Lưu ý: Không áp dụng bài thuốc chườm đắp từ ngải cứu và muối biển nếu đau nhức xương khớp xảy ra do viêm nhiễm hoặc vùng khớp tổn thương bị sưng đỏ, nóng rát. Thực hiện chườm nóng trong trường hợp này có thể làm nghiêm trọng hiện tượng sưng viêm và khiến cơn đau trở nên nặng nề hơn.
2. Kết hợp ngải cứu và gừng tươi
Ngoài bài thuốc từ ngải cứu và muối biển, nhân dân còn sử dụng ngải cứu với gừng tươi (sinh khương). Gừng vị có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm, không có độc, tác dụng tán phong hàn, chống buồn nôn và giải biểu. Do đó, bài thuốc kết hợp giữa gừng và ngải cứu thường được áp dụng cho trường hợp bị đau nhức xương khớp do thời tiết chuyển lạnh và độ ẩm không khí cao.
Kiên trì thực hiện bài thuốc này đều đặn 2 lần/ ngày có thể giảm cơn đau rõ rệt. Đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm tình trạng cứng khớp và cải thiện chức năng vận động rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 – 2 củ gừng tươi và 1 nắm lá ngải cứu tươi
- Rửa sạch ngải cứu, gừng tươi đem giã nát
- Sau đó, cho tất cả dược liệu vào chảo, sao nóng để khi dược liệu khô và dậy mùi thơm
- Cho tất cả vào túi vải, bọc lại và chườm đắp lên vùng khớp đau nhức
- Nên chườm đến khi túi chườm hết ấm
- Thực hiện bài thuốc từ ngải cứu và gừng tươi 2 lần/ ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm hoàn toàn
3. Bài thuốc ngâm từ ngải cứu chữa đau nhức
Bên cạnh bài thuốc chườm đắp, bệnh nhân cũng có thể sử dụng bài thuốc ngâm từ ngải cứu để giảm đau nhức chi dưới do lao động nặng, đứng quá lâu, ít vận động hoặc do thời tiết chuyển lạnh. Bài thuốc này có tính ấm giúp thông kinh mạch, tán phong hàn, khứ ứ và giảm đau rõ rệt.
Bên cạnh đó, bài thuốc ngâm chân từ ngải cứu còn thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, nhân dân thường áp dụng bài thuốc này cho người cao tuổi bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi và thường xuyên bị đau nhức đầu gối khi thời tiết thay đổi.
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 bó ngải cứu tươi, rửa sạch và để ráo
- Cho dược liệu vào nồi, thêm 1 – 1.5 lít nước và đun sôi
- Để sôi trong 5 phút và tắt bếp
- Sau đó cho nước ra thau, hòa thêm 1 ít nước mát và tiến hành ngâm chân cho đến khi nước nguội hẳn
4. Chữa đau xương khớp bằng bài thuốc sắc từ ngải cứu
Bài thuốc sắc từ ngải cứu có thể cải thiện đau nhức xương khớp do phong, hàn xâm nhập. Bài thuốc này có tính ấm, tác dụng thông kinh hoạt lạc, tán huyết ứ và chỉ thống (giảm đau). Không chỉ được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền, bài thuốc uống từ ngải cứu cũng đã được khoa học công nhận về một số tác dụng như giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng tuần hoàn máu và chống viêm.
Tuy nhiên, không sử dụng bài thuốc từ ngải cứu cho những đối tượng huyết nhiệt, âm hư, mắc các bệnh về da và viêm ruột cấp. Hơn nữa trong thời gian sử dụng bài thuốc này, không tự ý kết hợp với các loại thuốc giảm đau xương khớp – đặc biệt là nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi, đem lặt bỏ lá sâu, vàng úa và rửa sạch, để ráo
- Đun dược liệu với 1 lít nước cho sôi và tắt bếp
- Dùng nước sắc chia thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày
Để tiết kiệm thời gian, bệnh nhân có thể sử dụng ngải cứu sấy khô hoặc trà ngải cứu túi lọc hãm với nước nóng.
5. Bổ sung các món ăn từ ngải cứu
Ngải cứu là loại rau ăn khá quen thuộc. Do đó thảo dược này không chỉ được dùng trong các bài thuốc uống và bài thuốc dùng ngoài mà còn sử dụng để chế biến các món ăn bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh thường gặp.
Một số món ăn từ ngải cứu có tác dụng giảm đau nhức xương khớp:
- Cháo ngải cứu đường đỏ: Chuẩn bị ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g và đường đỏ vừa đủ. Rửa sạch ngải cứu sắc lấy nước. Sau đó dùng nước ngải cứu để nấu cháo cho đến khi chín nhừ thì tắt bếp, cho đường đỏ vào khuấy đều và ăn khi còn nóng. Chia cháo thành 2 lần ăn và dùng hết trong ngày (sáng – trưa). Nên dùng món cháo này trong 3 – 5 ngày để giảm đau nhức các khớp xương.
- Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Canh ngải cứu nấu thịt nạc thích hợp với người cao tuổi bị đau nhức xương khớp do cơ thể suy nhược. Để thực hiện món ăn, cần chuẩn bị ngải cứu tươi, thịt nạc băm nhỏ và gia vị vừa đủ. Đem ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ và để riêng. Sau đó xào sơ thịt với gia vị, thêm nước vào, đun sôi và cho ngải cứu vào. Khi canh chín, nêm nếm vừa ăn và dùng khi còn nóng.
- Ngải cứu hầm gà: Ngải cứu hầm gà thích hợp với người bị đau nhức xương khớp do các bệnh mãn tính, cơn đau dai dẳng khiến cơ thể xanh xao và suy nhược. Để thực hiện món ăn cần chuẩn bị 1 con gà ri, ngải cứu tươi 200g, tam thất, hạt sen, táo đỏ, câu kỷ tử và ý dĩ mỗi thứ 10g. Gà làm sạch, moi ruột và cho tất cả dược liệu vào bụng gà. Sau đó cho vào nồi, đổ nước xâm xấp, thêm gia vị và hầm cho đến khi mềm nhừ. Mỗi tuần nên ăn 1 lần để cải thiện sức khỏe, giảm mệt mỏi và giúp xương khớp dẻo dai.
Một số lưu ý khi chữa đau nhức xương khớp bằng ngải cứu
Sử dụng ngải cứu chữa đau nhức xương khớp là mẹo đơn giản có tác dụng kiểm soát cơn đau, giảm nhẹ các triệu chứng đi kèm và cải thiện chức năng vận động của khớp. Tuy nhiên trước khi áp dụng mẹo chữa này, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Các bài thuốc chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thế cho các biện pháp y tế. Trong trường hợp đau nhiều và đau dai dẳng, bệnh nhân nên sử dụng thuốc và thực hiện các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Ưu tiên áp dụng các bài thuốc chườm đắp để giảm đau thay vì sử dụng thuốc uống. Các bài thuốc dùng ngoài có độ an toàn cao, ít gây ra tác dụng phụ và tình huống rủi ro. Tuy nhiên khi áp dụng, cần chú ý bọc kỹ dược liệu để hạn chế tình trạng da bỏng rát và kích ứng.
- Không sử dụng các bài thuốc uống từ ngải cứu nếu có âm hư, huyết nhiệt, bị viêm ruột cấp hoặc mắc các bệnh về gan. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú và người mắc các bệnh nội khoa nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài thuốc uống từ thảo dược này.
- Không tự ý phối hợp các bài thuốc uống từ ngải cứu với thuốc tây – đặc biệt là thuốc chống đông máu và thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Mặc dù được áp dụng phổ biến nhưng các nghiên cứu về hiệu quả chữa đau xương khớp của ngải cứu còn rất hạn chế. Vì vậy, bệnh nhân không nên quá phụ thuộc vào mẹo chữa này.
- Bên cạnh cách giảm đau bằng ngải cứu, nên kết hợp với chế độ ăn uống điều độ, điều chỉnh các tư thế xấu và tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe và độ dẻo dai của xương khớp.
Ngải cứu là vị thuốc quý có tác dụng giảm đau nhức xương khớp và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên trên thực tế, các bài thuốc từ thảo dược này cho hiệu quả khá hạn chế. Do đó trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp y tế và thay đối lối sống để kiểm soát cơn đau triệt để.
Tin mới nhất
- Trào ngược dịch mật có nguy hiểm và tự khỏi không?
- Bệnh vảy nến da đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa dứt điểm
- U hắc bào ác tính
- Bạch cương tàm điều trị nám tàn nhang, liệt dương, động kinh
- Lo ngại về ung thư? Đã có hệ bạch huyết!
- 12 Cây thuốc nam giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể
- Viêm họng hạt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị dứt điểm
- Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả không?
- Thuyên tắc
- Bà bầu bị dị ứng thời tiết: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, an toàn nhất
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh tiểu đường ăn gì tốt và cần tránh những loại thực phẩm nào?
- TIN TỨC UNG THƯ Công dụng của vỏ cam: Giảm cân, tốt cho sức khỏe
- Hỏi đáp thông tin về nấm lim xanh Nấm lim xanh có độc không thực hư nấm lim xanh có tác dụng phụ
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm đại tràng co thắt: Dấu hiệu và cách điều trị tốt nhất