Triệu chứng và cách chữa trị bệnh lao phổi

Lao phổi được xếp vào danh sách bệnh xã hội nguy hiểm. Bởi bệnh có khả năng lây nhiễm cao, với tỷ lệ người chết mỗi năm trên thế giới khoảng 3 triệu người. Tuy nhiên, nếu người bệnh có những cách nhận biết lao phổi sớm sẽ điều trị khỏi dứt điểm hoàn toàn căn bệnh này một cách dễ dàng.

Bệnh lao phổi là gì?

Lao phổi là một dạng bệnh lý viêm nhiễm ở nhu mô phổi. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn lao sẽ theo đường máu, bạch huyết cư trú và phát triển gây bệnh ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể.

Bệnh lao phổi

Nguyên nhân bệnh lao phổi

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lao phổi là do:

  • Trực khuẩn lao Mycobacteriae tuberculosis
  • Vi khuẩn lao bò khi chúng ta uống sữa bò chưa được tiệt trùng sạch sẽ

Đối tượng dễ mắc bệnh

Những người thuộc nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ bị bệnh lao phổi cao hơn người khác:

  • Người có hệ miễn dịch kém như người nhiễm HIV/AIDS
  • Trẻ nhỏ, người già
  • Người bị loét dạ dày tá tràng
  • Bệnh nhân bị tiểu đường
  • Phụ nữ mang thai
  • Người nghiện rượu

x quang lao phổi

Lao phổi có nguy hiểm không?

Hiện có tới 90% số người nhiễm vi khuẩn lao không biết mình mắc bệnh cho tới khi tới bệnh viện. Vậy bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng đủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chủ quan, bệnh nặng thì có thể gặp những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Ho ra máu
  • Giãn phế quản
  • U nấm phổi, xơ phổi
  • Tràn khí màng phổi
  • Suy hô hấp mạn tính

Tuy nhiên, bệnh lao phổi có thể chữa khỏi, không để lại biến chứng nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp.

>> Sự khác nhau giữa bệnh lao phổi và bệnh phổi

Cách nhận biết lao phổi sớm để phòng ngừa hậu họa

Bệnh lao phổi có thể nhận biết sớm nhờ những biểu hiện triệu chứng cụ thể. Bao gồm:

  • Ho
  • Khạc đờm
  • Đau ngực, khó thở
  • Ho ra máu
  • Sốt
  • Ra mồ hôi trộm
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

Cùng tìm hiểu rõ hơn những triệu chứng lao phổi này dưới đây:

Ho

Ho là triệu chứng chung của hầu hết các bệnh phổi cấp và mạn tính. Nó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, giãn phế quản, viêm phế quản, hen phế quản, ung thư phổi… Tuy nhiên, để phân biệt được các bệnh lý về phổi đó với bệnh lao phổi bạn nên chú ý tới thời gian ho. Nếu tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần mà điều trị thuốc kháng sinh không giảm thì bạn nên nghĩ ngay tới bệnh lao phổi.

=>> Mẹo chữa ho có đờm bằng mật ong và gừng tươi.

Khạc đờm

Một cách nhận biết lao phổi nữa mà bạn theo dõi là biểu hiện khạc đờm. Khạc ra đờm là tình trạng tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc có tổn thương ở phổi phế quản.

Ho, khạc đờm trên 3 tuần là cách giúp bạn nhận biết lao phổi sớm.

Cũng giống như ho, triệu chứng khạc ra đờm có thể phân biệt với các bệnh lý khác về phổi bằng việc sử dụng kháng sinh trên 3 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm.

Đau ngực và khó thở là cách nhận biết lao phổi sớm

Ho khan hoặc ho có đờm nhiều sẽ gây ức chế lên phế quản dẫn tới khó thở và đau tức ngực. Đây chính là phương pháp nhận biết dễ nhận thấy nhất ở người bị bệnh lao phổi.

Ho ra máu

Có tới 60% trường hợp lao phổi có triệu chứng ho ra máu. Ho ra máu là hiện tượng chảy máu, tổn thương trong đường hô hấp.

Sụt cân, ra mồ hôi

Nếu bạn bị chán ăn, sụt cân không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS thì nên nghĩ ngay tới lao phổi. Ngoài ra, khi bị lao phổi người bệnh sẽ gặp phải tình trạng rối loạn thần kinh thực vât dẫn tới ra mồ hôi trộm.

Sốt

Ở người bị lao phổi có thể sốt ở nhiều dạng: sốt thất thường, sốt cao nhưng thường gặp là sốt nhẹ, gai lạnh về chiều. Đây là cách nhận biết lao phổi mà bạn nên chú ý theo dõi.

Cách nhận biết lao phổi căn cứ vào diễn biến sốt

Biến chứng bệnh lao phổi

Lao phổi nếu không được chữa trị và điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Sau đây là những biến chứng có thể xảy ra:

Tràn khí tràn dịch màng phổi

Khi bị lao phổi, vi khuẩn lao làm khoang màng phổi và phổi thông nhau khiến cho khí và dịch tràn ra ồ ạt. Lượng dịch và khí này nhiều sẽ ép phổi còn lại thể tích rất nhỏ, không đủ cung cấp khí gây khó thở, ngạt thở, đe dọa tính mạng của người bệnh.

Xơ hóa phổi

Xơ phổi là biến chứng nguy hiểm nhất mà lao phổi gây ra. Vi khuẩn lao phổi sinh trưởng mạnh mẽ, không ngừng phá hủy phổi, có thể làm hỏng một thùy phổi, có khi làm hỏng cả 1 bên phổi. Nguy hại là những vết bị phá hủy này hoàn toàn không có khả năng phục hồi. Khi cả hai bên phổi bị phá hủy gây ra tình trạng xơ phổi nặng nề, phổi không còn chức năng trao đổi khí, bệnh nhân bị suy hô hấp và tử vong.

Cách chữa trị bệnh lao phổi hiệu quả

Ngay khi có dấu hiệu bị lao phổi, người bệnh phải đến ngay bệnh viện khám và có kết luận chính xác. Chữa trị lao phổi cũng cần phải tiến hành ngay lập tức. Khi điều trị vần ghi nhớ 4 nguyên tắc:

  1. Đủ thuốc
  2. Đủ liều
  3. Liên tục
  4. Đủ thời gian

Quá trình điều trị lao phổi bằng thuốc chi làm 2 đợt, mỗi đợt có loại thuốc khác nhau. Đợt đầu 4 loại thuốc và đợt sau 2 loại thuốc.

Thuốc trị lao phổi được cấp miễn phí trên toàn quốc, và mọi tuyến bệnh viện đều điều trị theo phác đồ chung. Do đó, bệnh nhân lao phổi không phải lo lắng điều trị ở tuyến huyện không tốt bằng ở trung ương hay chi phí điều trị thuốc men tốn kém.

Ngoài uống thuốc được cấp phát, người bệnh lao phổi cũng nên áp dụng một số cách chữa lao phổi tại nhà sau:

Cam chữa bệnh lao phổi

Nước cam không chỉ chứa nhiều vitamin dưỡng chất tốt cho cơ thể mà còn có khả năng tiêu đờm, bảo vệ cơ thể khỏi lây nhiễm thứ do vi khuẩn lao gây ra.

Mỗi ngày người bệnh lao chỉ cần uống hai cốc nước cam cho thêm 1 ít muối và 1 thìa nhỏ mật ong vào sáng và tối.

Cam hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi

Chuối trị lao phổi

Ngoài bổ sung chất dinh dưỡng, nguồn canxi trong chuối giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh lao phổi.

  • Mỗi ngày uống 1 ly nước ép chuối.
  • Chuẩn bị: 1 quả chuối chín, 1 cốc nước dừa, 1/2 cốc sữa chua, 1 thìa mật ong. Chuối bỏ vỏ nghiền nát, rồi trộn với các nguyên liệu còn lại. Mỗi ngày dùng hỗn hợp này 2 lần rất tốt cho bệnh nhân lao phổi.

Na điều trị bệnh lao phổi

Chất oxy hóa có trong na giúp quá trình điều trị lao phổi hiệu quả hơn.

Chuẩn bị: Na chín 2 quả, nho khô, bột bạch đậu khấu và quế, đường bột. Na lấy phần cùi thịt và khoảng 25 quả nho khô đem đun với 1/2 cốc nước đến khi còn lại 1/3 lượng nước ban đầu thì dừng lại. Sau đó lọc lấy nước, cho thêm 1/4 thìa nhỏ bột bạch đậu khấu và quế, 2 thìa đường bột, để nguội và dùng. Liều lượng 2 lần/ngày.

Tỏi chữa bệnh lao phổi

Tỏi chứa Ajoene và Allicin có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao. Ngoài ra, axit sunfuric trong tỏi có khả năng phá hủy các loại vi khuẩn gây bệnh lao. Đồng thời, tỏi cũng giúp bệnh nhân lao phổi có hệ miễn dịch tốt hơn.

Cách dùng: Đun sôi 1 cố sữa và cho thêm vài tép tỏi. Sau đó ăn những tép tỏi đó rồi uống sữa. Áp dụng liên tục trong vài tháng, người bệnh sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Cũng có thể sử dụng cách cho khoảng 10 giọt tinh chất tỏi vào ly sữa nóng, uống trước khi đi ngủ.

Tỏi có chứa hàm lượng allicin rất cao

Ngoài việc điều trị theo 4 nguyên tắc trên, người bệnh lao phổi cần phải:

→ Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn, chè đặc, cafe.

→ Nói không với thuốc lá, thuốc lào.

→ Dùng đồ dùng sinh hoạt riêng, tránh lây nhiễm cho người xung quanh.

→ Cần phải đeo khẩu trang nếu đi ra ngoài.

→ Nơi ở khô thoáng, sạch sẽ.

Sự chủ quan, lơ là trong phát hiện dấu hiệu lao phổi sẽ khiến bạn rút ngắn con đường tới “nghĩa địa” nhanh nhất. Vì vậy, hãy luôn chú ý đề phòng, theo dõi những triệu chứng của bệnh lao phổi trên sẽ giúp bạn và bác sỹ có phương án điều trị bệnh tốt nhất!

Nguồn: https://viemphequan.net/

Nguồn: https://viemphequan.net/cach-nhan-biet-lao-phoi.html

Xem thêm: Trà xanh tăng khả năng thụ thai như thế nào?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!