4 điều bạn nên biết về ảnh hưởng của thuốc NSAIDs đối với thận
Một trong những loại thuốc thường được sử dụng trong các bệnh lý khớp mạn tính là thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid, hay còn gọi là NSAIDs. Bên cạnh hiệu quả giảm đau, kháng viêm, loại thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ phổ biến của NSAIDs chính là ảnh hưởng trên thận. (5)
Một trong những loại thuốc thường được sử dụng trong các bệnh lý khớp mạn tính là thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid, hay còn gọi là NSAIDs. Bên cạnh hiệu quả giảm đau, kháng viêm, loại thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ phổ biến của NSAIDs chính là ảnh hưởng trên thận. (5)
Hiểu về tác dụng phụ trên thận khi dùng NSAIDs có thể giúp bạn trao đổi với bác sĩ hiệu quả hơn, cũng như biết cách tự theo dõi và phòng ngừa biến chứng. Việc dùng NSAIDs, dù trong thời gian ngắn cũng có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là với những người vốn đã có bệnh lý thận trước đó. (1)
Bên cạnh đó, với bệnh nhân đang dùng các thuốc lợi tiểu, nếu dùng kèm thêm NSAIDs có thể gây vấn đề ở thận. Tình trạng này có thể xảy ra ở người có bệnh thận rất nhẹ hoặc ở người lớn tuổi. (1)
1. NSAIDs ảnh hưởng như thế nào đến thận?
Cứ 100 người dùng NSAIDs, sẽ có khoảng 1 đến 5 người gặp các tác dụng phụ trên thận, bao gồm cả những tổn thương mới xuất hiện (tổn thương thận cấp tính) và tổn thương thận kéo dài (bệnh thận mạn tính) (2). NSAIDs có thể gây tổn thương thận biểu hiện bằng nhiều dạng như:
Tổn thương thận cấp tính
NSAIDs có thể gây tổn thương thận cấp tính. Tình trạng suy thận cấp gây mất chức năng thận đột ngột dẫn đến giữ chất thải, rối loạn điện giải và thay đổi thể tích dịch cơ thể. Tổn thương thận cấp tính do NSAIDs không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc biệt và có thể khó nhận biết như: khó thở, mệt mỏi, lú lẫn, buồn nôn, tiểu ít và có thể có sưng phù mắt cá/cẳng chân. (2)
Đặc biệt, nếu bệnh nhân đã có bệnh lý hoặc tổn thương thận trước đó, bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu như: nhịp tim nhanh, hạ huyết áp tuyệt đối hoặc hạ huyết áp tư thế (ví dụ: hạ huyết áp khi đứng dậy đột ngột), khô miệng. Ngoài ra, bệnh nhân viêm thận mô kẽ có thể có các biểu hiện mẫn cảm như sốt, đau khớp và phát ban đỏ. (2)
Bệnh thận mạn tính
Các loại NSAIDs với thời gian bán thải trung bình có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Điều này xảy ra do tác dụng của thuốc NSAIDs làm kéo dài sự ức chế prostaglandin, dẫn đến kéo dài sự giảm lưu lượng máu đến thận. (2)
Hiểu về tác dụng phụ trên thận khi dùng NSAIDs có thể giúp bạn trao đổi với bác sĩ hiệu quả hơn, cũng như biết cách tự theo dõi và phòng ngừa biến chứng. Việc dùng NSAIDs, dù trong thời gian ngắn cũng có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là với những người vốn đã có bệnh lý thận trước đó. (1)
Bên cạnh đó, với bệnh nhân đang dùng các thuốc lợi tiểu, nếu dùng kèm thêm NSAIDs có thể gây vấn đề ở thận. Tình trạng này có thể xảy ra ở người có bệnh thận rất nhẹ hoặc ở người lớn tuổi. (1)
1. NSAIDs ảnh hưởng như thế nào đến thận?
Cứ 100 người dùng NSAIDs, sẽ có khoảng 1 đến 5 người gặp các tác dụng phụ trên thận, bao gồm cả những tổn thương mới xuất hiện (tổn thương thận cấp tính) và tổn thương thận kéo dài (bệnh thận mạn tính) (2). NSAIDs có thể gây tổn thương thận biểu hiện bằng nhiều dạng như:
Tổn thương thận cấp tính
NSAIDs có thể gây tổn thương thận cấp tính. Tình trạng suy thận cấp gây mất chức năng thận đột ngột dẫn đến giữ chất thải, rối loạn điện giải và thay đổi thể tích dịch cơ thể. Tổn thương thận cấp tính do NSAIDs không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc biệt và có thể khó nhận biết như: khó thở, mệt mỏi, lú lẫn, buồn nôn, tiểu ít và có thể có sưng phù mắt cá/cẳng chân. (2)
Đặc biệt, nếu bệnh nhân đã có bệnh lý hoặc tổn thương thận trước đó, bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu như: nhịp tim nhanh, hạ huyết áp tuyệt đối hoặc hạ huyết áp tư thế (ví dụ: hạ huyết áp khi đứng dậy đột ngột), khô miệng. Ngoài ra, bệnh nhân viêm thận mô kẽ có thể có các biểu hiện mẫn cảm như sốt, đau khớp và phát ban đỏ. (2)
Bệnh thận mạn tính
Các loại NSAIDs với thời gian bán thải trung bình có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Điều này xảy ra do tác dụng của thuốc NSAIDs làm kéo dài sự ức chế prostaglandin, dẫn đến kéo dài sự giảm lưu lượng máu đến thận. (2)
2. Không phải tất cả NSAIDs đều tác động đến thận giống nhau
NSAIDs, bao gồm cả các loại NSAIDs thế hệ mới (thuốc ức chế chọn lọc men COX-2), đều có thể gây ảnh hưởng đến thận (3). Nguyên nhân là do các NSAIDs ảnh hưởng đến một loại men có vai trò giúp thận hoạt động là prostaglandin. Tuy vậy, một nghiên cứu lớn gần đây cho thấy thuốc NSAIDs thế hệ mới hơn có thể có ít tác dụng phụ trên thận hơn so với loại thuốc NSAIDs truyền thống là ibuprofen. (3)
Do vậy, khi cần điều trị với NSAIDs, bác sĩ cần phải đánh giá lại chức năng thận của bạn để xem bạn có thể dùng NSAIDs được hay không, cũng như lựa chọn loại NSAIDs phù hợp với bạn nhất và có biện pháp theo dõi sát huyết áp và chức năng thận của bạn, nếu cần.
3. Những ai cần cẩn thận hơn về tác dụng phụ trên thận khi dùng NSAIDs?
Một số đối tượng có thể tăng nguy cơ bị tác dụng phụ trên thận khi dùng NSAIDs:
• Người có bệnh lý thận trước đó: Ở những người này, nếu dùng NSAIDs có thể làm cho chức năng thận xấu đi. Do vậy, nếu bạn có bệnh thận mạn trước đó, cần trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi được chỉ định sử dụng NSAIDs. (4)
• Người đang dùng một số loại thuốc giúp lợi tiểu: Ở các bệnh nhân bị một số bệnh lý như suy tim, bệnh gan, bệnh thận, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu. Nếu dùng NSAIDs cùng với các thuốc lợi tiểu này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận. (4)
• Người đang điều trị tăng huyết áp: NSAIDs có thể làm tăng huyết áp ngay cả với bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu là một trong những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp. Như đã đề cập ở trên, khi kết hợp dùng NSAIDs với thuốc lợi tiểu làm tăng nguy cơ tổn thương thận. (1)
• Người cao tuổi: Ở đối tượng này, NSAIDs cần được sử dụng thận trọng và theo dõi sát chức năng thận trong quá trình dùng thuốc. (2)
2. Không phải tất cả NSAIDs đều tác động đến thận giống nhau
NSAIDs, bao gồm cả các loại NSAIDs thế hệ mới (thuốc ức chế chọn lọc men COX-2), đều có thể gây ảnh hưởng đến thận (3). Nguyên nhân là do các NSAIDs ảnh hưởng đến một loại men có vai trò giúp thận hoạt động là prostaglandin. Tuy vậy, một nghiên cứu lớn gần đây cho thấy thuốc NSAIDs thế hệ mới hơn có thể có ít tác dụng phụ trên thận hơn so với loại thuốc NSAIDs truyền thống là ibuprofen. (3)
Do vậy, khi cần điều trị với NSAIDs, bác sĩ cần phải đánh giá lại chức năng thận của bạn để xem bạn có thể dùng NSAIDs được hay không, cũng như lựa chọn loại NSAIDs phù hợp với bạn nhất và có biện pháp theo dõi sát huyết áp và chức năng thận của bạn, nếu cần.
3. Những ai cần cẩn thận hơn về tác dụng phụ trên thận khi dùng NSAIDs?
Một số đối tượng có thể tăng nguy cơ bị tác dụng phụ trên thận khi dùng NSAIDs:
• Người có bệnh lý thận trước đó: Ở những người này, nếu dùng NSAIDs có thể làm cho chức năng thận xấu đi. Do vậy, nếu bạn có bệnh thận mạn trước đó, cần trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi được chỉ định sử dụng NSAIDs. (4)
• Người đang dùng một số loại thuốc giúp lợi tiểu: Ở các bệnh nhân bị một số bệnh lý như suy tim, bệnh gan, bệnh thận, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu. Nếu dùng NSAIDs cùng với các thuốc lợi tiểu này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận. (4)
• Người đang điều trị tăng huyết áp: NSAIDs có thể làm tăng huyết áp ngay cả với bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu là một trong những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp. Như đã đề cập ở trên, khi kết hợp dùng NSAIDs với thuốc lợi tiểu làm tăng nguy cơ tổn thương thận. (1)
• Người cao tuổi: Ở đối tượng này, NSAIDs cần được sử dụng thận trọng và theo dõi sát chức năng thận trong quá trình dùng thuốc. (2)
Do vậy, nếu có một trong những tình trạng trên, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi sử dụng NSAIDs.
4. Tôi cần làm gì để bảo vệ thận khi dùng NSAIDs?
Để tránh tác dụng trên thận cũng như các tác dụng phụ nói chung khi sử dụng NSAIDs, khi đi khám, bạn cần đem theo những hồ sơ khám cũ, những loại thuốc đang sử dụng hiện tại. Ngoài ra, bạn cần nói rõ với bác sĩ nếu mình đã từng hoặc đang bị bệnh thận, bệnh đường tiêu hóa, bệnh gan, bệnh tim mạch và tăng huyết áp.
Tùy thuộc vào bệnh lý hoặc kết quả khám, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn theo dõi chức năng thận và huyết áp định kỳ thường xuyên hơn. Điều quan trọng là bạn cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Một điều khác cũng không kém phần quan trọng, đó là bạn cần tuân thủ dùng đúng liều thuốc và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý tăng liều, giảm liều, ngưng thuốc hoặc tự ý dùng kéo dài hơn thời gian chỉ định.
Do vậy, nếu có một trong những tình trạng trên, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi sử dụng NSAIDs.
4. Tôi cần làm gì để bảo vệ thận khi dùng NSAIDs?
Để tránh tác dụng trên thận cũng như các tác dụng phụ nói chung khi sử dụng NSAIDs, khi đi khám, bạn cần đem theo những hồ sơ khám cũ, những loại thuốc đang sử dụng hiện tại. Ngoài ra, bạn cần nói rõ với bác sĩ nếu mình đã từng hoặc đang bị bệnh thận, bệnh đường tiêu hóa, bệnh gan, bệnh tim mạch và tăng huyết áp.
Tùy thuộc vào bệnh lý hoặc kết quả khám, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn theo dõi chức năng thận và huyết áp định kỳ thường xuyên hơn. Điều quan trọng là bạn cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Một điều khác cũng không kém phần quan trọng, đó là bạn cần tuân thủ dùng đúng liều thuốc và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý tăng liều, giảm liều, ngưng thuốc hoặc tự ý dùng kéo dài hơn thời gian chỉ định.
Xem thêm: Làm sao để sống chung với polyp túi mật?
Tin mới nhất
- Mách bạn các cách tẩy giun an toàn và hiệu quả
- Nhận biết sớm triệu chứng bệnh basedow để điều trị hiệu quả
- Tác dụng của nấm lim xanh rừng và giá nấm lim xanh bao nhiêu 1kg?
- Nguyên nhân ung thư đại tràng: Biết để phòng tránh!
- Bệnh lý não gan là gì, chẩn đoán và điều trị bệnh não gan
- Sỏi bàng quang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Top 11 Thuốc trị đau mỏi vai gáy an toàn hiệu quả nhất hiện nay
- Top 13 thuốc trị viêm da cơ địa người bệnh nào cũng nên biết
- Các cách điều trị bệnh loãng xương hiệu quả cho người lớn tuổi
- TOP 11++ ĐỊA CHỈ CHỮA VIÊM XOANG nổi tiếng, uy tín hàng đầu cả nước