Tinh trùng yếu: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị hiệu quả
Tinh trùng yếu là bệnh lý nam khoa ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ gây hiếm muộn, vô sinh ở nam giới. Chủ động tìm hiểu các thông tin về triệu chứng bệnh sẽ giúp cánh mày râu sớm có phương pháp chữa trị phù hợp và dứt điểm hoàn toàn.
Tình trùng yếu là bệnh gì? Đối tượng nguy cơ
Tinh trùng được tạo ra tại ống sinh tinh ở phía ngoài tinh hoàn. Trong suốt cuộc đời người đàn ông, tinh trùng được sản xuất gần như liên tục. Ở bên ngoài cơ thể, tinh trùng có thể tồn tại khoảng 30-60 phút. Khi xâm nhập vào âm đạo nữ giới, chỉ những con tinh trùng thật sự khỏe mạnh mới có thể tiếp tục sống sót và di chuyển vào tử cung hình thành bào thai.
Tinh trùng yếu là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng suy giảm chất lượng tinh trùng cũng như khả năng vận động và thời gian tồn tại ngắn hơn. Theo đánh giá khoa học, tinh trùng yếu được hiểu là tỷ lệ tinh trùng di động thấp hơn 75%, cụ thể như sau: Tinh trùng di động thấy được ít hơn 50%; tinh trùng không di động và đã chết cao hơn 25%; tinh trùng di động nhanh ít hơn 25%.
Tinh trùng yếu ở nam giới không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Để điều trị dứt điểm từ sớm, nam giới nên chủ động đi thăm khám và tiếp nhận điều trị ngăn ngừa hậu quả tác động đến khả năng thụ thai và gây hiếm muộn, vô sinh.
Nguyên nhân gây bệnh tinh trùng yếu
Tinh trùng yếu được đánh giá là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Xác định được nguyên nhân chính xác sẽ giúp người bệnh có phương án điều trị đúng cách và kịp thời. Cụ thể, theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, sự suy giảm về số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới gây ra bởi các nguyên nhân sau đây:
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới là chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh. Cụ thể, thói quen thức quá khuya, ăn uống thất thường, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, hút thuốc lá, uống rượu bia,…đều tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.
- Các bệnh viêm nhiễm nam khoa: Theo kiến thức y khoa, nếu nam giới mắc một trong các bệnh viêm nhiễm tại tuyến tiền liệt, bệnh lậu, bệnh lý khác tại tinh hoàn,…sẽ tác động đến tinh hoàn, gây teo và khiến số lượng, chất lượng tinh trùng suy giảm.
- Ảnh hưởng của thuốc: Tinh trùng yếu được cho là có liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc điều trị toàn thân như thuốc tiểu đường; thuốc huyết áp; thuốc điều trị dạ dày. Ngoài ra, nếu người bệnh lạm dụng các loại thuốc sinh lý quá mức sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng và chất lượng của tinh trùng.
- Ảnh hưởng của bệnh lý tại cơ quan sinh dục: Chấn thương tại cơ quan sinh dục như chấn thương tĩnh mạch thừng tinh, ống dẫn tinh, nhiễm trùng tinh hoàn,….Những chấn thương này nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách thì rất dễ gây ra biến chứng nguy hiểm hơn.
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân chủ yếu trên, yếu tố di truyền, sự suy giảm hormone nội tiết tố testosterone, áp lực cân nặng,… cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý nam khoa này.
Dấu hiệu điển hình nhận biết tinh trùng yếu
Để nhận biết bệnh tinh trùng yếu, nam giới có thể dựa vào đánh giá cảm quan thông qua màu sắc, trạng thái của tinh dịch. Cụ thể, tinh dịch ở đây là chất lỏng tiết ra từ ống dẫn tinh khi cánh mày râu xuất tinh. Nếu tinh dịch thuộc một trong những trường hợp sau đây thì rất có thể người bệnh đang mắc bệnh tinh trùng yếu:
Tình trùng yếu gây loãng tinh dịch
Ở nam giới khỏe mạnh, mỗi lần xuất tinh được khoảng 2-5 ml tinh dịch và trong 1ml tinh dịch phải chứa khoảng 60-80 triệu tinh trùng. Đánh giá cảm quan bên ngoài, tinh dịch khỏe mạnh ở trạng thái đặc vừa đủ, không loãng và có sự kết dính nhất định.
Do đó, nếu thấy tinh dịch quá loãng, màu trong như nước vo gạo và ở trạng thái lỏng, không đặc sệt thì người bệnh cần cảnh giác vi có thể đang mắc tinh trùng yếu. Điều này cho thấy mật độ tinh trùng trong tinh dịch quá thấp, không đảm bảo về số lượng mỗi lần xuất tinh. Nếu không điều trị sớm, nam giới có thể bị hiếm muộn, vô sinh.
Tinh dịch đông đặc
Như đã nói ở trên, tinh trùng ở người khỏe mạnh tồn tại trong tinh dịch với độ đặc sệt vừa phải. Đồng thời, sau khoảng 15-30 phút. Nếu người bệnh bị tinh trùng yếu thể đông đặc, tinh dịch gần như đặc sệt trong phần lớn thời gian tồn tại, chỉ loãng ra một phần dù ở ngoài môi trường.
Hậu quả là khiến tinh trùng khó di chuyển, đặc biệt là khi tiếp xúc với âm đạo, tinh trùng không thể gặp trứng để thụ thai. Nếu không điều trị sớm có thể gây hiếm muộn, vô sinh ở nam giới.
Tinh dịch vón cục
Ngoài biểu hiện tinh dịch đông đặc, chúng còn tồn tại dưới dạng tinh trùng vón cục. Khi đó, nam giới cũng cần cảnh giác do đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nam khoa nguy hiểm. Trong tinh dịch lẫn hạt trắng li ti, kích thước như hạt vừng, thậm chí to như hạt cơm, bóp vụn có cảm giác bột.
Đây là dấu hiệu cho thấy chất lượng tinh trùng suy giảm, tinh trùng dễ chết và không thể di chuyển khi xuất tinh.
Tinh dịch có màu sắc thay đổi bất thường
Ngoài yếu tố về trạng thái của tinh dịch, người bệnh cũng có thể đánh giá thông qua màu sắc và sự thay đổi sau một thời gian xuất tinh. Cần chú ý nếu thấy tinh dịch có màu sắc như sau:
- Tinh dịch màu vàng xanh/xanh: Nếu thấy tinh dịch sau khi xuất tinh chuyển màu xanh hoặc vàng xanh, người bệnh cần chú ý vì đây là dấu hiệu cho thấy tinh trùng đang suy yếu về cả số lượng và chất lượng tinh trùng. Biểu hiện này cảnh báo một số bệnh như viêm niệu đạo, bệnh lậu,…kèm theo triệu chứng đau tinh hoàn.
- Tinh dịch màu vàng: Đây cũng có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường sau một thời gian dài không xuất tinh. Tuy nhiên, nếu biểu hiện này xuất hiện liên tục sau một khoảng thời gian tăng tần suất quan hệ, người bệnh cần chú ý vì có thể mắc viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh. Không tự ý dùng thuốc điều trị khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.
- Tinh dịch màu nâu: Màu nâu trong tinh dịch xuất hiện do có lẫn máu, màu càng sẫm là do lượng máu càng nhiều. Cảnh giác nếu thấy xuất hiện kèm theo các triệu chứng đau nhức dương vật, tức bụng. Đây là dấu hiệu cảnh báo dương vật đang bị tổn thương hoặc mắc một số bệnh liên quan đến niệu đạo.
Tinh trùng yếu có chữa được không?
Vậy, bệnh tinh trùng yếu có chữa được không? Mức độ nguy hiểm như thế nào? Nhiều bệnh nhân tỏ ra lo lắng khi được chẩn đoán tinh trùng suy yếu. Cần khẳng định rằng, bệnh này hoàn toàn có thể cải thiện và chữa trị dứt điểm nếu chủ động tiếp nhận điều trị sớm.
Tuy nhiên, thực tế các bệnh lý nam khoa đều là những bệnh nhạy cảm nên cánh mày râu thường né tránh. Họ chỉ chủ động đi thăm khám khi các biểu hiện trở nên nghiêm trọng, biểu hiện rõ ràng. Một số tác động tiêu cực của bệnh lý này phải kể đến như:
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Bên cạnh những ảnh hưởng nhất định về sức khỏe, bệnh nam khoa còn tác động đến tâm lý cánh mày râu. Người bệnh trở nên tự ti, hay cáu gắt, có biểu hiện né tránh khi bạn tình nhắc đến chuyện quan hệ tình dục. Lâu ngày, trạng thái này có thể dẫn đến bệnh trầm cảm ở nam giới, nguy hiểm cả bệnh lý nam khoa.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Tinh trùng yếu biểu hiện bởi sự suy giảm cả về số lượng và chất lượng tinh trùng. Điều này khiến tinh trùng di chuyển kém, chết nhiều, không thể gặp trứng để thụ thai. Tình trạng kéo dài lâu ngày tăng nguy cơ hiếm muộn, thậm chí gây vô sinh ở nam giới.
- Ảnh hưởng đến tình cảm của các cặp đôi: Thực tế cho thấy nhiều cặp vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn, rạn nứt tình cảm là do các vấn đề bệnh nam khoa. Nhu cầu sinh lý của cả hai người không được đáp ứng sinh trạng thái bức bối trong người, dễ bất hòa và cãi vã.
- Tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh lý nam khoa nguy hiểm: Một trong những nguy cơ biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng này là dẫn đến các bệnh lý khác. Khi đó, việc điều trị sẽ cần nhiều thời gian và phác đồ chữa trị phức tạp hơn.
Nhìn chung, tinh trùng yếu không phải bệnh lý nguy hiểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Người bệnh nên chủ động đi thăm khám và dùng thuốc trị tinh trùng yếu theo chỉ định của bác sĩ.
Tình trùng yếu phải làm gì? Điều trị như thế nào?
Tùy vào mức độ và thể trạng của người bệnh mắc tinh trùng yếu mà có phương pháp chữa trị thích hợp. Người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng Đông y, dùng thuốc Tây y hoặc các mẹo dân gian.
Tuy nhiên, chú ý không tự ý chữa trị mà phải đi thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp.
Biện pháp chẩn đoán tinh trùng yếu chính xác
Tại các cơ sở y tế, trước hết, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám triệu chứng lâm sàng cơ quan sinh dục. Đồng thời khai thác một số thông tin thông qua hỏi đáp với người bệnh: tần suất quan hệ tình dục; thời gian mỗi lần quan hệ; cảm giác đau nhức; thể trạng và màu sắc tinh dịch;…
Ngoài ra, để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh sẽ được chỉ định thêm một số xét nghiệm sau đây:
- Lấy sinh thiết tinh hoàn
- Siêu âm tinh hoàn, tuyến tiền liệt
- Thực hiện phân tích gen
- Thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.
- Định lượng hormone nội tiết tố nam
Từ các kết quả thăm khám trên, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng đồng thời chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Người bệnh bị tinh trùng yếu uống thuốc gì?
Dùng thuốc Tây y điều trị tinh trùng yếu là phương pháp chữa trị phổ biến được người bệnh áp dụng thường xuyên. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là cho hiệu quả nhanh, cải thiện bệnh dứt điểm, ngăn ngừa tái phát.
Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt hoặc do dùng sai chỉ định mà tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ. Mà tác dụng phụ gây ra bởi thuốc Tây y tương đối nguy hiểm, thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị như sau:
- Thuốc kháng sinh: Chỉ định trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh do các bệnh lý viêm nhiễm. Người bệnh chú ý đảm bảo dùng thuốc theo đúng mức liều mà bác sĩ kê trong đơn, không tự ý tăng giảm hoặc thay đổi thuốc. Có thể chỉ định dạng uống, dạng bột hoặc dạng tiêm tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ viêm nhiễm của người bệnh
- Thuốc tăng cường hormone: Một số trường hợp bị tinh trùng yếu là do sự suy giảm về hormone nội tiết tố nam (testosterone). Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc tăng cường hormone. Chú ý dùng theo liều lượng được chỉ định tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
- Một số loại thuốc khác: Ngoài hai loại thuốc trên, tùy tình trạng người bệnh mà bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc khác như thuốc giảm đau, thuốc tăng cường sinh lý,….
Trong trường hợp bệnh nặng hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa để chữa trị dứt điểm. Đặc biệt khi người bệnh mắc các bệnh lý tắc ống dẫn tinh, giãn tĩnh mạch tinh hoàn.
Phương pháp Đông y chữa bệnh tinh trùng yếu
Muốn điều trị tinh trùng yếu bằng Đông y hiệu quả, người bệnh cần xác định được cụ thể thể bệnh đang gặp phải. Vì theo Đông y, tinh trùng yếu là bệnh lý có xuất hiện do nhiều nguyên nhân như thận hư, thấp nhiệt, hàn khí xâm nhập, can, tỳ bị tác động tiêu cực gây bệnh.
Do đó, muốn điều trị dứt điểm, người bệnh phải dùng “đúng thuốc đúng bệnh”. Đồng thời, người bệnh phải kiên trì dùng thuốc trong thời gian kéo dài, tối thiểu 2-3 tháng mới cải thiện hoàn toàn triệu chứng. Một số bài thuốc Đông y có thể tham khảo như sau:
- Bài thuốc thể thận âm khuy hư: Chuẩn bị các nguyên liệu bài thuốc bao gồm thỏ ty tử, phúc bồn tử, kỷ tử, ngũ vị tử, sơn thù, thục địa, xa tiền tử, hoài sơn, cam thảo, bạch linh với liều lượng vừa đủ. Rửa toàn bộ các nguyên liệu, cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ, đun cô cạn đến khi còn ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp.
- Bài thuốc thể khí huyết khuy hư: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm đẳng sâm; bạch truật; bạch thược; bạch linh; đương quy; hoàng kỳ; thục địa; a giao; kỷ tử; thỏ ty tử; hoàng tinh; cam thảo; tử hà xa với liều lượng thích hợp. Thêm lượng nước vừa đủ vào ấm sắc thuốc, đun cô cạn đến ½ lượng nước thuốc và dùng hết trong ngày.
- Bài thuốc thể thấp nhiệt hạ chú: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm long đởm thảo; hoàng bá; thông thảo; hoàng cầm; trạch tả; đan bì; chi tử; đương quy; tỳ giải; bạch linh; ý dĩ; xa tiền tử; sinh địa với hàm lượng thích hợp. Thêm toàn bộ nguyên liệu vào ấm đun với lượng nước vừa đủ và đun khoảng 1-2 tiếng là có thể sử dụng.
Nhược điểm của phương pháp điều trị này là hiệu quả bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa người bệnh. Do đó, phải kiên trì dùng thuốc theo đúng mức liều đã kê, không tự ý ngưng thuốc giữa chừng khiến việc chữa trị không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Sinh lý nam Đỗ Minh – Bài thuốc chữa tinh trùng yếu hơn 150 năm của dòng họ Đỗ Minh
Nhắc đến thuốc đông y chữa tinh trùng yếu không thể không nói đến Sinh lý nam Đỗ minh, đây là bài thuốc gia truyền đã được các lương y dòng họ Đỗ Minh nghiên cứu, bào chế từ hơn 1 thế kỷ trước. Bài thuốc được kết hợp bởi 3 chế phẩm gồm:
- Hồi xuân phục dương thang
- Đại bổ thận
- Đại bổ phục dương hoàn.
Về thành phần
Bài thuốc được tạo thành bởi hơn 50 dược liệu, trong đó rất nhiều thành phần quý, là “vũ khí” giúp nam giới tăng cường sinh lý, ích tinh, cải thiện về số lượng và chất lượng tinh trùng, bao gồm: Dâm dương hoắc, hoài sơn, thục địa, xà sàng tử, nhục thung dung, thỏ ty tử, kỷ tử, ba kích…
Công dụng
Thuốc tập trung bồi bô, tăng cường chức năng tạng thận, giải quyết tận gốc rễ căn nguyên khiến tinh trùng suy yếu, từ đó tăng khả năng thụ thai thành công. Cụ thể, mỗi bài thuốc có công dụng trị bệnh, bồi bổ sức khỏe riêng:
- Hồi xuân phục dương thang: Giúp trợ dương, cường dương, thúc đẩy sản sinh hormone sinh dục nam, tăng sự dẻo dai khi “ân ái”.
- Đại bổ thận: Tăng cường nguyên khí, phục hồi và bổ thận, tăng cường đào thải độc tố, ngừa tác nhân có hại xâm nhập.
- Đại bổ phục dương hoàn: Tăng tuần hoàn máu đến dương vật, cơ thể, giúp dương vật cương lâu, ích tủy sinh tinh, giúp tinh trùng khỏe mạnh, di động hơn, tăng ham muốn, thể lực.
Ưu điểm nổi bật của bài thuốc Sinh lý nam Đỗ Minh:
- Được nghiên cứu, phát triển từ hơn 150 trước, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hiệu quả trị bệnh đã được kiểm chứng.
- Thuốc được gia giảm tỷ lệ vàng với 100% là nam dược tự nhiên.
- Dược liệu do chính đơn vị này chuyên canh xây dựng tại Đồng Hòa – Hòa Bình, Nghĩa Trai – Hưng Yên và Gia Lâm – Hà Nội, cả 3 đã đạt tiêu chuẩn GACP-WHO của Bộ Y tế.
- Quy trình bào chế thuốc theo quy định, thực hiện thủ công, khắt khe trong mọi khâu từ sơ chế, chọn lọc đem đi phơi sấy, bảo quản, cô sắc hoàn viên.
- Thuốc đa dạng cách dùng, ngoài thuốc sắc, người bệnh có thể dùng dạng thuốc điều chế sẵn là rượu ngâm và viên hoàn để tiện sử dụng.
Ghi nhận từ các đấng mày râu đã sử dụng bài thuốc Sinh lý nam của Đỗ Minh Đường có trên 90% nam giới hài lòng với hiệu quả, tính an toàn của bài thuốc. Đặc biệt thuốc phù hợp với nhiều đối tượng ngay cả nam giới gặp các vấn đề về thận, dạ dày đều có thể yên tâm sử dụng.
Theo kết quả khảo sát năm 2018 đã được nhà thuốc Đỗ Minh Đường ghi nhận trên 500 nam giới dùng bài thuốc Sinh lý nam Đỗ Minh cho thấy:
- Khoảng 68,6% nam giới dứt điểm các triệu chứng bệnh xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn, tinh trùng yếu sau 2 tháng (ở mức độ nhẹ).
- Khoảng 28,8% nam giới lấy lại phong độ, bản lĩnh, tăng cường sinh lực, phục hồi chức năng tạng phủ sau 3-6 tháng (ở mức độ nặng, lâu năm).
- Khoảng 2,6% nam giới không đạt kết quả do dùng không đúng chỉ dẫn, không kiêng khem hợp lý, ngừng thuốc giữa chừng.
Hiệu quả điều trị của bài thuốc không chỉ được người bệnh ghi nhận, một số chương trình sức khỏe cũng đã giới thiệu bài thuốc Sinh lý nam Đỗ Minh là giải pháp trị bệnh an toàn, phù hợp với nam giới Việt. Ngoài ra, bài thuốc cũng được nhiều trang báo uy tín đăng tải như: vtc.vn, suckhoedoisong.vn, giadinhvaphapluat.com…
Theo ghi nhận, hàng ngàn nam giới đã dứt điểm căn bệnh này nhờ bài thuốc sinh lý nam Đỗ Minh. Trong đó có cả diễn viên nổi tiếng như diễn viên Lê Bá Anh, Minh Tuấn (Chuyên đóng vai đểu) đã điều trị dứt điểm chỉ sau 2-3 tháng sử dụng thuốc kết hợp tuân thủ chỉ dẫn về ăn uống, tập luyện.
Hay anh Hưng – 36 tuổi, Thái Bình: “Sau quá trình tìm hiểu trên mạng trong group kín của nam giới tôi có biết đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường chữa bệnh xuất tinh sớm bằng thuốc nam tốt. Đến đây, tôi được lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc kê đơn 6 tháng thuốc gồm rượu ngâm và thuốc uống bổ thận, đại bổ phục dương hoàn. Sau 4 tháng tôi thấy cảm giác tốt hơn trước rất nhiều, tôi sẽ tiếp tục dùng để dứt điểm hẳn.”
Xem thêm video: [FEEDBACK] của bệnh nhân thoát khỏi cảnh Xuất Tinh Sớm nhờ bài thuốc của Đỗ Minh Đường
Để được tư vấn thêm về bài thuốc hãy liên hệ ngay đến Đỗ Minh Đường để được chuyên gia giải đáp MIỄN PHÍ: Hotlien tại Hà Nội: 024 6253 6649 – 0984 650 816/ tại Hồ Chí Minh: 028 3899 1677 – 0932 088 186 hoặc truy cập các website của đơn vị: http://dominhduong.com/ và http://dominhduong.org/
Mẹo cải thiện triệu chứng tại nhà
Nếu bệnh ở giai đoạn mới khởi phát, các triệu chứng còn nhẹ, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian tại nhà điều trị tinh trùng yếu như sau:
- Bài thuốc từ sâm maca: Rửa sạch, thái lát mỏng củ sâm maca và phơi khô/sấy, tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 2-5g bột, pha với nước sôi, khuấy đều đến tan hoàn toàn. Chia thành nhiều lần uống hết trong ngày, duy trì nhiều ngày để thấy được hiệu quả.
- Mẹo điều trị với vừng đen: Chuẩn bị bài thuốc với 100g hạt vừng đen, rang chín thơm và tán thành bột mịn. Hòa 2 thìa bột với sữa tươi (lượng vừa đủ), khuấy đều và uống mỗi ngày. Ngoài cách trên, có thể dùng vừng đen kết hợp với rau củ tươi làm salad trộn.
- Cách chữa trị với ngũ vị tử: Mỗi ngày chuẩn bị khoảng 15g ngũ vị tử, sao vàng dược liệu này và cho vào ấm cùng với một lượng nước vừa đủ. Đun sôi cô cạn đến khi còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp. Chia thành nhiều lần uống trong ngày, duy trì trong một thời gian để việc điều trị hiệu quả dứt điểm.
Nếu điều trị bệnh tinh trùng yếu bằng mẹo dân gian một thời gian không thấy hiệu quả, người bệnh nên ngừng áp dụng và đi khám. Tránh tình trạng lạm dụng quá lâu khiến bệnh diễn tiến nặng hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh tinh trùng yếu nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống tác động một phần đến hiệu quả điều trị của nam giới mắc bệnh tinh trùng yếu. Do đó, để các triệu chứng bệnh nhanh chóng dứt điểm, nam giới cần chú ý một số điều sau đây:
- Tăng cường nhóm thịt đỏ như thịt dê, thịt bò, thịt lợn,….hoặc thịt trắng như thịt gà, thịt chim,…đều rất tốt cho sức khỏe sinh lý nam giới.
- Tăng cường ăn nhóm hải sản tốt cho sinh lý như hàu, sò huyết, ốc, tôm,…
- Bổ sung rau củ (bắp cải, súp lơ,…), nhóm quả khô (lạc, vừng,…) và các loại quả chín (đu đủ, dứa,…) rất tốt cho quá trình sinh tinh.
- Bổ sung các loại quả màu đỏ (dưa hấu, cà chua,…) giúp gia tăng Lycopene – rất có ích cho tuyến tiền liệt.
- Bổ sung hoa quả chứa nhiều vitamin C (cam quýt) hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng tinh dịch vón cục.
- Bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày dưới dạng gia vị hoặc ăn tỏi sống (2-3 tép/ngày) giúp cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng.
- Hạn chế nhóm thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ,… ảnh hưởng đến độ đặc dính của tinh trùng và khiến bệnh nặng hơn.
- Hạn chế ăn đồ ăn nhiều ớt, tiêu,….và các gia vị cay nóng khác.
- Hạn chế đồ ăn quá mặn gây ảnh hưởng khả năng hoạt động của thận và gây bệnh sinh lý ở nam giới
Biện pháp phòng ngừa bệnh tinh trùng yếu nên biết
Tinh trùng yếu không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng tác động tiêu cực đến tâm lý nam giới và hạnh phúc lứa đôi nếu diễn tiến kéo dài. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết. Cụ thể, cánh mày râu cần chú ý như sau:
- Kiểm soát cân nặng ở mức cân bằng, không để tình trạng thừa cân béo phì vì nhiều chuyên gia y tế cho rằng, chỉ số BMI có liên quan đến các bệnh lý nam khoa.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh phù hợp.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa các bệnh lý nam khoa, tăng nguy cơ làm suy yếu tinh trùng.
- Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, áp lực, làm việc quá sức,… vì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh.
- Chia sẻ thẳng thắn với bạn tình nếu mắc các bệnh nam khoa để hiểu rõ nhau và cùng nhau điều trị, tránh rạn nứt tình cảm.
- Hạn chế dùng đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffein, hút thuốc lá,… vừa tác động xấu đến sức khỏe vừa ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý.
- Nếu phải làm việc trong môi trường độc hại, đeo khẩu trang và mang mặc đồ bảo hộ đúng cách, tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
- Mặc đồ thoáng mát, rộng rãi (đặc biệt là quần và đồ lót)
- Nếu làm công việc văn phòng, nên đứng lên đi lại sau một khoảng thời gian, tránh ngồi quá lâu ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục.
- Tập luyện thể thao hàng ngày để cải thiện sức khỏe, sức bền ở nam giới.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh tinh trùng yếu ở nam giới. Người bệnh lưu ý rằng muốn điều trị bệnh hiệu quả, cần phải chủ động đi thăm khám sớm từ khi các biểu hiện mới chớm. Không được giấu bệnh mà khiến các triệu chứng diễn tiến nặng, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Tin mới nhất
- Những cách trị sỏi thận tại nhà hiệu quả không cần đến phẫu thuật
- 7 thực phẩm làm hao hụt năng lượng cơ thể bạn nên tránh
- Tê tay uống thuốc gì cho tốt? – Lời khuyên từ chuyên gia
- Bị hói đầu khi còn trẻ chỉ vì những lý do này
- Mụn mọc trên đầu: Làm sao để bạn hết khó chịu?
- Chứng khát nước liên tục là do đâu? Cách điều trị hiệu quả là gì?
- Chướng bụng đầy hơi kéo dài là bệnh gì? Nguên nhân và thuốc chữa
- Lão nông tự đánh tan khối u gan nhờ nấm lim xanh như thế nào
- Tác dụng của trà xanh: 4 lợi ích toàn diện cho sức khỏe
- [Chuyên gia giải đáp] Bệnh viêm họng mãn tính có chữa được không?