Đau dạ dày cấp tính là gì? Dấu hiệu và các loại thuốc điều trị hiệu quả
Đau dạ dày cấp tính thường gặp triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh cần phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh, để điều trị đúng cách và kịp thời. Nếu không, chỉ sau một thời gian người bệnh sẽ bị nặng hơn (mãn tính), nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm là rất cao.
Đau dạ dày cấp là gì?
Dựa theo số liệu được thống kê Y tế thì trên thế giới có đến 1,5 tỷ người mắc bệnh đau dạ dày cấp, tập trung nhiều ở độ tuổi 60 trở lên. Đối với Việt Nam thì đây cũng là một căn bệnh phổ biến, nhưng do ban đầu bệnh có những triệu chứng nhẹ nên người bệnh thường bỏ qua.
Cho đến khi thành đau dạ dày mãn tính thì có những dấu hiệu bệnh rõ ràng và triệu chứng nặng hơn thì người bệnh mới bắt đầu phát hiện bệnh, nhưng khi này bệnh trở nên khó chữa và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Trên thực tế thì đau dạ dày là tình trạng dạ dày xuất hiện những vết viêm loét, nếu để một thời gian thì những vết thương tổn đó sẽ lan rộng và phát triển thành những ổ loét sâu.
Chúng sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu như đau đớn, nóng rát, sốt ruột vùng ổ bụng. Tình trạng càng trở nặng hơn theo thời gian của bệnh, nên người bệnh cần phải hiểu đúng về bệnh để có hướng xử lý, điều trị đúng cách.
Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày cấp tính
Có thể nói đây là căn bệnh có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, tuy nhiên theo giới chuyên gia đầu ngành thì dưới đây mới là yếu tố chính và phổ biến gây bệnh.
Do vi sinh vật, nấm
Tương tự như bệnh đại tràng, đau dạ dày cũng có thể xảy ra do sự xâm nhập, phát triển của các vi sinh vật và nấm gây hại, điển hình chính là vi khuẩn HP.
Sau khi chúng vào cơ thể cộng thêm điều kiện thích hợp thì chúng sẽ tấn công niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày. Từ đó người bệnh sẽ bắt đầu có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, tùy vào từng mức độ phát triển của vi khuẩn, nấm.
Do chế độ ăn uống thiếu khoa học
Đây là một trong những lý do mắc bệnh phổ biến nhất hiện nay, những thói quen xấu trong ăn uống sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe dạ dày của chúng ta.
Đặc biệt là những người có công việc bận rộn, ăn uống không đúng đủ bữa, ăn nhiều đồ ăn nhanh, cay nóng và thường xuyên sử dụng các chất kích thích, rượu bia… Tất cả những thói quen này sẽ khiến cho dạ dày bị tổn thương, lâu dần sẽ gây nên bệnh đau dạ dày.
Nguy cơ mắc từ đau dạ dày cấp tính sang mãn tính của nhóm đối tượng này là rất cao, nếu không kịp thời thay đổi chế độ ăn uống của mình.
Do yếu tố tâm lý
Dựa theo kết quả nghiên cứu thì những người thường xuyên đối mặt với áp lực, đầu óc luôn căng thẳng và stress thì thường mắc những chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa. Bởi khi căng thẳng, lo âu nhiều sẽ khiến não bộ tác động lên hoạt động của đường ruột.
Lúc này chức năng của dạ dày cũng sẽ bị ảnh hưởng, phải hoạt động mạnh hơn. Từ đó chất dịch axit dạ dày sẽ được tiết ra nhiều hơn, gây dư thừa và bào mòn niêm mạc. Sau một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét.
Do sử dụng thuốc Tây
Từ trước đến nay, thuốc Tây vẫn luôn được đánh giá cao về mức độ hiệu quả trong điều trị bệnh nhưng các chuyên gia luôn đưa ra những cảnh báo về tác dụng phụ và biến chứng do thuốc Tây gây ra.
Vì khi lạm dụng, uống không đúng cách sẽ khiến cho sức khỏe của dạ dày bị ảnh hưởng, gây ra bệnh lý về dạ dày trong đó có đau dạ dày, bởi thành phần của thuốc chứa nhiều hoạt chất gây hại cho dạ dày.
Dấu hiệu đau dạ dày cấp
Như đã chia sẻ ở trên thì bệnh đau dạ dày cấp thường có những triệu chứng nhẹ trước, rồi đến nặng nên người bệnh không kịp phát hiện sớm để điều trị. Tuy nhiên, khi người bệnh biết lắng nghe những biểu hiện của cơ thể thì không khó để phát hiện bệnh.
Đau bụng
Thường người bệnh sẽ đau ở vùng thượng vị là chủ yếu, đôi khi kèm theo cảm giác căng cứng bụng và nóng rát ổ bụng. Bởi vì các vết viêm loét sẽ hình thành những cơn đau, gây cảm giác khó chịu với người bệnh. Khi những tổn thương đó càng nặng, càng lan rộng và sâu hơn thì người bệnh sẽ càng đau bụng nhiều hơn ở những vùng bụng khác.
Ngoài ra, những cơn đau còn thường xuyên xuất hiện mỗi khi người bệnh ăn no, ăn đồ cay nóng và cả lúc đói bụng.
Buồn nôn, ợ chua, ợ nóng
Biểu hiện này sẽ gặp nhiều sau khi người bệnh vừa ăn xong, nhất là ăn no hoặc ăn nhanh. Trong trường hợp nôn thì thường sẽ ra cả dịch chua, máu. Đây cũng là dấu hiệu bệnh dễ phát hiện và phân biệt ở bệnh đau dạ dày, nên bất cứ ai cũng nên biết.
Tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ
Mỗi khi người bệnh ăn phải thực phẩm lạ, có nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh thì cũng có thể sẽ bị tiêu chảy hoặc táo bón nếu ăn đồ ăn nhanh, cay nóng thì lại táo bón. Nếu tiêu chảy, thì phân thường sẽ sủi bọt, đi nhiều lần trong ngày cho đến khi trong dạ dày không còn thức ăn.
Suy nhược cơ thể
Với những dấu hiệu cũng như triệu chứng kể trên, thì bạn cũng thấy rằng chúng có thể gây sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và càng thêm lo âu. Nếu tình trạng bệnh cứ diễn ra thì người bệnh sẽ càng bị suy nhược cơ thể vì ăn uống không ngon miệng.
Bên cạnh đó, hiện tượng đau dạ dày cấp khiến chức năng dạ dày bị ảnh hưởng thì khả năng hấp thu dưỡng chất cũng kém đi, nên cơ thể sẽ bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến dấu hiệu suy nhược, sụt cân.
Đau dạ dày cấp có nguy hiểm không? Bệnh gây ra những biến chứng gì?
Trên thực tế thì bệnh đau dạ dày cấp không thuộc nhóm bệnh nguy hiểm, nhưng nếu người bệnh chủ quan và để tình trạng bệnh kéo dài quá lâu cũng có thể khiến cho bệnh trở nặng, thành đau dạ dày mãn tính. Khi đó bệnh nhân sẽ khó được chữa khỏi, bệnh sẽ dai dẳng, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Đặc biệt là chúng có thể gây ra một số ảnh hưởng sau:
- Công việc, đời sống sinh hoạt bị thay đổi, mất ngủ và cơ thể gầy yếu do cơn đau hành dạ; sức đề kháng và hệ miễn dịch bị suy giảm.
- Xuất huyết dạ dày: Khi lớp niêm mạc bị bào mòn, vết viêm loét sâu hơn và gây ra tình trạng chảy máu bên trong. Trường hợp này cần phải kịp thời xử lý và điều trị để không bị mất máu quá nhiều. Vậy nên, ngay khi phát hiện trong phân có máu hoặc màu đen nhiều thì nên đi khám luôn.
- Thủng thành dạ dày: Với biến chứng này, người bệnh sẽ bị tăng nguy cơ nhiễm trùng rất cao, gây ra cơn đau bụng dữ dội, người cảm thấy ớn lạnh và khô miệng. Mức độ biến chứng này nguy hiểm không kém so với xuất huyết dạ dày.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị biến chứng thành bệnh: Hẹp môn vị, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày…
Chính vì vậy bất cứ ai cũng không nên coi thường bệnh đau dạ dày, nên tìm đến bác sĩ hoặc bệnh viện sớm nhất để có phác đồ điều trị đau dạ dày cấp tốt nhất.
Phương pháp chẩn đoán đau dạ dày cấp tính chính xác
Công nghệ Y khoa phát triển ngày càng mạnh, xuất hiện thêm nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn. Vậy nên, thay vì chỉ khám lâm sàng hỏi han về triệu chứng, thời gian phát bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp chẩn đoán sau:
- Nội soi dạ dày: Ống này sẽ đi qua thực quản để vào dạ dày, khi đó bác sĩ sẽ dễ dàng xác định được bệnh, vị trí và tình trạng mà dạ dày đang bị tổn thương.
- Xét nghiệm phân: Chỉ cần lấy một mẫu phân nhỏ để thực hiện xét nghiệm nhằm tìm ra vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Và loại bỏ được những nguyên nhân gây bệnh khác nếu tìm thấy.
- Xét nghiệm máu: Tương tự như phương pháp chẩn đoán trên thì người bệnh sẽ được tiến hành lấy mẫu máu, xét nghiệm và xác định có mắc bệnh do nhiễm HP hay không. Khi đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh chính xác hơn.
- Chụp X – Quang: So với những phương pháp trên thì việc chẩn đoán bằng hình ảnh này khác phổ biến, tuy nhiên tia X có thể gây hại cho sức khỏe nếu chụp liên tục. Bù lại, cách này sẽ giúp bác sĩ xác định rõ mức độ viêm loét và tình trạng của bệnh. Vậy nên tùy người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án chẩn đoán phù hợp.
- Test hơi thở (thổi bong bóng HP): Bệnh nhân sẽ uống 1 viên thuốc sau 15-20 phút sẽ thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ là thổi vào dụng cụ xét nghiệm. Bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra được kết luận về bệnh, rồi đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Phương pháp điều trị đau dạ dày cấp tính hiệu quả
Sau khi đã được chẩn đoán nguyên nhân, tình trạng bệnh thì các bác sĩ cũng sẽ có nhiều cơ sở để đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp hơn, từ đó người bệnh cũng sẽ thuyên giảm bệnh tốt hơn. Dưới đây sẽ nội dung về cách điều trị giảm đau dạ dày cấp được áp dụng phổ biến.
Thuốc chữa đau dạ dày cấp bằng Tây y
Với mỗi nguyên nhân gây bệnh khác nhau thì bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp tương ứng, điển hình như trường hợp bệnh có nguyên nhân do vi khuẩn HP thì đa phần bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.
Còn đối với trường hợp đau dạ dày do ngộ độc thực phẩm, thì trước hết bác sĩ sẽ chỉ định rửa ruột, dạ dày hoặc thuốc Tây có tác dụng làm sạch dạ dày và ruột nhanh để thuyên giảm bệnh.
Nếu bệnh nhân có nguyên nhân bệnh do thói
quen sinh hoạt, ăn uống mà mức độ bệnh nhẹ chưa nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về việc thay đổi và áp dụng chế độ lành mạnh hơn. Kết hợp với những loại thuốc bổ hỗ trợ điều trị bệnh là các triệu chứng cũng có thể thuyên giảm.
Tuy nhiên, người bệnh cũng nên tham khảo thêm thông tin về các nhóm thuốc Tây chữa đau dạ dày, cụ thể như sau:
- Thuốc kháng sinh: Có tác dụng gây ức chế, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Một số thuốc điển hình như: Amoxicillin (25 – 50 mg/kg/ngày, 2 – 3 lần/ ngày), Clarithromycin (250mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày, nặng hơn thì liều tăng gấp đôi), Tetracyclin (500mg/ 2 lần/ ngày trong vòng 2 tuần)…
- Thuốc kháng axit: Pepto-Bismol (30ml/ lần), TUMS (10 – 15 viên/ ngày)…
- Thuốc ức chế bơm proton: Ranitidine (300 mg uống mỗi ngày), Omeprazole (20mg/ ngày/ lần), Lansoprazole (15 mg/ lần/ ngày) …
- Thuốc bao vết loét: Sucralfate (1 gói x 2 lần/ngày và Misoprostol (200mg, dùng 4 lần một ngày).
Mặc dù thuốc Tây có thể mang đến hiệu quả nhanh chóng, nhưng quá trình điều trị bệnh bằng cách này thì bệnh nhân cũng cần phải lưu ý và thận trọng. Cần phải sử dụng theo đúng với chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng bất cứ thuốc nào nếu không tình trạng bệnh đau dạ dày sẽ trở nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Chữa đau dạ dày bằng dân gian
Đối với những bệnh nhân mới có dấu hiệu bệnh nhẹ mà chưa biết làm gì khi bị đau dạ dày cấp thì có thể lựa chọn phương pháp này để cải thiện được tình trạng bệnh.
Chữa đau dạ dày cấp tính bằng tỏi
Tỏi không chỉ đơn thuần là gia vị giúp món ăn thơm ngon, mà còn có chứa nhiều dưỡng chất protein, vitamin (B1, B2, B3, B6), magie, photpho… Nên tỏi có thể kháng viêm, làm lành các vết thương và tăng cường sức đề kháng rất tốt.
Điển hình về bài thuốc chữa đau dạ dày cấp sau:
- Chuẩn bị: 1 củ tỏi sống.
- Cách dùng: Bóc vỏ tỏi rồi rửa với nước sạch và giã nát để lấy nước cốt. Sau đó pha với nước sôi ấm rồi uống, mỗi ngày đều dùng đều đặn để hiệu quả hơn.
Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày cấp tính
Lá nhọ nồi có tính mát, phục hồi và cải thiện chức năng của dạ dày rất tốt, nếu người bệnh thường xuyên sử dụng sẽ thuyên giảm được những triệu chứng của bệnh. Công thức thực hiện cũng tương tự như tỏi.
- Chuẩn bị: 1 nắm lá nhọ nồi.
- Cách dùng: Rửa sạch, ngâm muối rồi giã nát để lấy nước cốt, chia ra làm 2 lần rồi uống trong ngày.
Lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày cấp tính
Lá đu đủ chứa hợp chất papain, chúng có khả năng kích thích tiêu hóa rất tốt nên người bệnh có thể cải thiện được chứng khó tiêu, đầy bụng dễ dàng nếu như uống thường xuyên.
- Chuẩn bị: 300g lá đu đủ được rửa sạch.
- Cách thực hiện: Cắt nhỏ lá đu đủ rồi đun với 1,5 lít nước, với lượng nước thu được chia làm 2 phần để uống trong ngày.
Chữa đau dạ dày cấp tính bằng chuối xanh
Mặc dù người bệnh đau dạ dày không nên ăn chuối xanh, nhưng khi sơ chế thì lại có thể dùng được, thậm chí còn kháng khuẩn và chữa táo bón rất tốt. Công thức cần thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 1 quả chuối xanh đã được thái lát mỏng và ngâm muối 10 phút.
- Cách dùng: Ăn cùng với thịt luộc, cá kho… hoặc món ăn mặn mỗi bữa trong một vài ngày sẽ thấy tình trạng táo bón, đau bụng sẽ được cải thiện rõ rệt.
Dùng nghệ đen và mật ong chữa đau dạ dày
Nghệ đen có tính ấm, kích thích tiêu hóa rất tốt nhưng không làm dịch axit dạ dày bị tiết ra nhiều nên được dùng để chữa dạ dày khá hiệu quả. Còn mật ong vốn là thần dược chữa được nhiều bệnh nhờ vào nguồn dưỡng chất dồi dào nên hai nguyên liệu này được kết hợp để chữa bệnh dạ dày.
Chuẩn bị: Nghệ đen và mật ong theo tỷ lệ 2:1.
Cách thực hiện: Giã nát nghệ đen rồi trộn cùng với mật ong và pha nước ấm để uống, ngày 3 lần trước bữa ăn.
TUY NHIÊN: Người bệnh dạ dày cũng nên lưu ý rằng, các bài thuốc chữa dân gian được chia sẻ ở trên đều có công thức được truyền miệng, chưa được Bộ y tế chứng nhận nên mức độ hiệu quả vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, liều lượng.
Bài thuốc chữa có thể mang lại tác dụng đối với người bệnh nhẹ, mới xuất hiện dấu hiệu bệnh, nhưng với người đã mắc bệnh nặng thì sẽ không có hiệu quả. Vậy nên, để xóa bỏ căn bệnh này ra khỏi cơ thể thì người bệnh vẫn nên tìm đến phương pháp chữa đặc trị hơn.
Điều trị bệnh đau dạ dày bằng Đông y
Trong Đông y, bệnh đau dạ sẽ có cái tên gọi khác là quản vị thống và có 4 thể bệnh đó là: Khí uất, Thể tỳ vị hư hàn, Hỏa uất và Huyết ứ.
Về cơ bản thì công thức của các bài thuốc đều được dựa vào nguyên nhân, thể bệnh để bào chế. Bởi vì nguyên lý điều trị của phương pháp Đông y là chữa từ nguyên căn, phục hồi lại chức năng của dạ dày và bảo vệ sức khỏe dạ dày trước những yếu tố gây bệnh.
Chính vì vậy, lộ trình điều trị sẽ kéo dài hơn so với thuốc Tây (tối thiểu 1 tháng), tuy nhiên thành phần của thuốc đều từ thiên nhiên 100% nên khi dùng người bệnh hoàn toàn yên tâm về sự lành tính, an toàn và mang lại hiệu quả bền lâu cho người bệnh.
Dưới đây là một vài bài thuốc chữa được đánh giá cao từ bệnh nhân và chuyên gia hàng đầu Y học cổ truyền.
Bài thuốc số 1: Chữa khí uất
Đối với người bệnh thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị và càng đau hơn mỗi khi ăn cơm thì đây sẽ là bài thuốc chữa phù hợp và nên áp dụng.
Thành phần: Sài hồ – Bạch thược – Hương phụ – Bạch linh – Tô ngạnh – Diên hồ – Chỉ xác mỗi vị 12g, cam thảo 4g và xuyên luyện tử 10g.
Người bệnh chỉ cần sắc thuốc với nguyên liệu ở trên cùng với khoảng 1,5 lít nước, sau đó chỉ cần chia lượng nước thu được thành 2 – 3 lần/ uống trong ngày.
Bài thuốc số 2: Chữa tỳ vị hư hàn
Người bệnh có dấu hiệu đau thượng vị âm ỉ, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu và chân tay mát lành, không có sức lực thì nên chọn bài thuốc này.
Thành phần: Cam thảo – Sa nhân – Mộc hương – Gừng khô mỗi vị 4g, Bán hạ – Trần bì mỗi vị 8g, Bạch linh – Đảng sân – Bạch truật – Hương phụ mỗi vị 12g.
Cách sắc tương tự như các bài thuốc Đông y khác, với liều lượng một thang thuốc ở trên người bệnh có thể uống trong ngày.
Bài thuốc số 3: Thuốc chữa Sơ can Bình vị tán
Hiện tại, bài thuốc chữa này có 3 chế phẩm: Cao bình vị, Sơ can Bình vị tán chữa trào ngược và Sơ can Bình vị chữa viêm loét HP.
Mỗi bài thuốc đều có công thức và tác dụng đặc trị khác nhau nhưng đều được bào chế bởi dược liệu thiên nhiên quý như: Chè dây, Bố chính sâm, Ô tặc cốt và Bạch thược… nên rất lành tính và an toàn cho người bệnh.
Có một vài ưu điểm cực lớn ở bài thuốc này, ngoài việc điều trị bệnh từ gốc rễ thì thuốc còn tăng cường hệ miễn dịch, sức bền của các thành tĩnh mạch và bảo vệ dạ dày trước những yếu tố gây bệnh.
Cũng tương tự như các bài thuốc Đông y k
hác, Sơ can Bình vị tán có lộ trình điều trị rõ rệt, nhưng người bệnh cần phải kiên trì. Thương từ 15 – 20 ngày sau khi sử dụng đều đặn thì người bệnh sẽ có dấu hiệu giảm bệnh, sau 2 – 3 tháng triệu chứng sẽ mất dần và người bệnh sẽ phục hồi được chức năng của dạ dày như người bình thường.
Đau dạ dày cấp ăn gì, kiêng gì?
Các chuyên gia cũng đưa ra nhận định rằng, người bệnh việc ăn uống khoa học quyết định đến 40% tỷ lệ chữa bệnh thành công và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị.
Dưới đây sẽ là những lời khuyên về chế độ ăn cho người đau dạ dày cấp theo chuyên gia:
Đau dạ dày cấp tính nên ăn:
- Thực phẩm xanh giàu chất xơ: Rau mầm, súp lơ, bắp cải, cải xoong,…
- Thực phẩm dễ tiêu hóa, kích thích tiêu hóa hiệu quả: Khoai lang, gạo trắng, bánh mì nướng, trứng gà, thịt trắng (gà, lợn, vịt, ngan, cá hồi,…)…
- Trái cây nhiều vitamin: Táo, lê, ổi, lựu, kiwi… nhưng hạn chế chọn những loại quả chua vì nó chứa nhiều axit có thể khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn.
- Ngoài ra, người bị đau dạ dày cấp cũng có thể sử dụng thêm một số sản phẩm: Sữa chua, sữa (hạn chế đường lactose),…
Người đau bao từ cần kiêng:
- Các loại thực phẩm có tính acid: cam, chanh, quýt chua… vì chúng sẽ khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng cao, khiến vết viêm loét nặng hơn;
- Đồ ăn chứa nhiều đường, chất bảo quản, phụ gia: bánh kẹo, xúc xích, đồ hộp đóng sẵn…;
- Món ăn chiên rán và nhiều gia vị cay nóng (tiêu, ớt…);
- Đồ uống gây hại sức khỏe như chứa cafein (cafe), chất cồn (bia rượu); ga (nước ngọt)… và thuốc lá.
Với phương pháp hỗ trợ điều trị bằng chế độ ăn uống sẽ góp phần quan trọng trong điều trị nhưng không thay thế được thuốc chữa.
Bất cứ ai cũng đều cần phải có kiến thức cơ bản về nguyên nhân, dấu hiệu và thuốc chữa bệnh hiệu quả để từ đó đưa ra được hướng xử lý bệnh, điều trị hiệu quả. Bệnh nhân đau dạ dày không nên chủ quan, bỏ qua những biểu hiện xấu của cơ thể. Hãy đến ngay bệnh viện sớm có phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Có thể bạn cần:
- Top 10+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả thực hiện tại nhà
- Top 10+ loại thuốc chữa đau dạ dày tốt nhất, nhiều người tin dùng
Xem thêm: Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả
Tin mới nhất
- Bật mí cách chữa bệnh Gout bằng thảo dược tự nhiên
- 18 tác dụng kì diệu của mật ong sẽ khiến bạn bất ngờ
- Nên ăn và kiêng ăn gì khi bị xuất huyết dạ dày?
- Ung thư buồng trứng
- Đau cột sống cổ tê tay là bệnh gì? Nguyên nhân và Cách điều trị
- 5 món ăn vặt ngày Tết bạn có thể đãi khách mà không ngán
- 11 bài thuốc chữa trào ngược dạ dày dễ thực hiện, hiệu quả nhất hiện nay
- 7 cách trị sổ mũi tại nhà đơn giản và hiệu quả, bạn đã thử chưa?
- Nổi mề đay sau khi sinh mổ có nguy hiểm không?
- Mách bạn các cách tẩy giun an toàn và hiệu quả