Đau khớp đầu gối trái, phải là bệnh gì, bệnh nhân phải làm sao?
Đau đầu gối trái hoặc phải là tình trạng chủ yếu gặp ở những bệnh nhân thoái hóa khớp. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra do một số chấn thương hoặc va đập cụ thể. Cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về đặc điểm các cơn đau khớp gối ở cả 2 bên này.
Đau đầu gối trái
Khớp gối là khớp chịu trọng tải lớn nhất của cơ thể. Được cấu tạo mâm chày, đầu dưới xương đùi, dây chằng, cơ, sụn khớp và bao hoạt dịch. Khi một trong các thành phần trên bị bệnh đều dẫn đến khớp gối bị tổn thương và gây ra đau.
- Các nguyên nhân chính như: Thoái hoá khớp, gout, viêm khớp dạng thấp, chấn thương.
- Các yếu tố thuận lợi góp phần khởi phát bệnh như: Tuổi, giới tính, cân nặng, nghề nghiệp, dinh dưỡng,…
- Tình trạng đau khớp gối trái có thể dữ dội, đau âm ỉ hoặc kèm với sưng nóng đỏ, cứng khớp buổi sáng, thậm chí biến dạng khớp khiến người bệnh lo sợ, mệt mỏi. Việc đi lại trở nên khó khăn, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ.
- Đối với thoái hoá khớp bệnh nhân thường có độ tuổi từ trung niên trở lên, gối trái đau âm ỉ, nhất là khi đi lại hoạt động, nghỉ ngơi thì bệnh đỡ. Ít khi thấy sưng nóng đỏ trừ khi bệnh nặng.
- Ngược lại với thoái hoá đó là bệnh gout. Bệnh diễn tiến rầm rộ, đau dữ dội kèm theo sưng nóng đỏ nhiều, xét nghiệm thấy axit uric tăng cao và đáp ứng tốt với thuốc chống viêm.
Đau đầu gối phải
Người bệnh luôn thắc mắc đau ở đầu gối bên trái và phải có giống nhau không, có phải 2 bệnh khác nhau không?
⇒ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Chuyên gia bật mí đau khớp gối uống thuốc gì hiệu quả nhất
- Về cấu trúc thì khớp gối trái và phải là tương tự nhau, nên nguyên nhân gây bệnh và biểu hiện của 2 khớp đều giống nhau. Tuy nhiên đối với người thuận bên nào hơn thì khớp gối bên đó sẽ thường chịu trọng tải nhiều hơn, dễ bị thoái hoá hoặc chấn thương hơn.
- Trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp, một bệnh lý với biểu hiện viêm khớp đối xứng thì cả hai bên gối đều có hiện tượng sưng đau nóng đỏ.
- Đối với bệnh gout tuỳ từng đợt cấp của bệnh có thể đau bên trái hoặc đau bên phải, không cố định.
Bị đau đầu gối bên trái hoặc phải, phải làm sao?
Đau là triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, muốn điều trị phải tìm được nguyên nhân bên trong gây ra bệnh. Vậy nên đau khớp gối phải hoặc trái có rất nhiều cách chữa khác nhau.
Nếu người bệnh chỉ muốn điều trị triệu chứng thì chỉ cần dùng thuốc giảm đau, tuy nhiên bệnh rất dễ tái phát ngay sau khi thuốc hết tác dụng. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp đau dữ dội không chịu được.
- Điều trị do nguyên nhân thoái hóa khớp
Việc bổ sung canxi và vitamin D là rất cần thiết, tốt cho hệ xương và ngăn ngừa thoái hoá tiến triển. Dịch khớp ít, bôi trơn kém khiến các đầu xương cọ xát vào nhau cũng làm bệnh nặng thêm.
Tăng cường glucosamine là thành phần chính cấu tạo dịch khớp giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều. Ngoài ra, điều chỉnh cân nặng khiến khớp gối không phải chịu trọng tải, hạn chế đi bộ, thay vào đó tập luyện các môn thể thao như bơi lội, đạp xe rất tốt cho thoái hoá khớp gối.
- Điều trị đau đầu gối phải hoặc trái do bệnh Gout
Đây được coi là bệnh rối loạn chuyển hoá do axit uric tích tụ tại khớp khởi phát quá trình viêm, dẫn đến bệnh nhân đau dữ dội kèm theo sưng nóng đỏ.
Lúc này thuốc chống viêm rất có hiệu quả. Nên dùng chống viêm thông thường thuộc nhóm NSAIDs, không dùng corticoid trừ khi quá nặng.
- Cách điều trị đau khớp gối trái, phải do nguyên nhân viêm khớp dạng thấp
Đây là một bệnh lý tự miễn, do rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra khiến các khớp sưng đau, lâu dần gây cứng và biến dạng khớp.
Điều trị dùng các thuốc chống viêm, nhóm thuốc DMARDs kinh điển như methotrexate và thuốc sinh học.
- Nguyên nhân do chấn thương
Các dây chằng bên và dây chằng chéo của khớp rất dễ bị chấn thương khi đá bóng hoặc các tai nạn khác.
Bệnh khá nghiêm trọng không thể tự điều trị ở nhà, nếu giãn dây chằng có thể áp dụng các phương pháp nội khoa, nhưng nếu đứt dây chằng thì phải nhờ đến sự can thiệp của ngoại khoa.
- Thay đổi chế độ sinh hoạt để giảm đau
- Đầu tiên phải kể đến việc giảm cân. Bất kể nguyên nhân nào dẫn đến đau đầu gối đều khiến đi lại khó khăn, khi trọng lượng cơ thể lớn càng khiến việc di chuyển trở ngại hơn. Vì thế điều chỉnh cân nặng là ưu tiên số 1 trong các phương pháp điều trị bệnh lý khớp gối.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường bổ sung vitamin D, canxi trong các thực phẩm: Cua đồng, sữa, tôm, tép, phô mai, cá hồi, cá mòi. Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều glucosamin như: Lươn, trạch, bì lợn, cánh gà. Các loại rau xanh, hoa quả cung cấp vitamin và chất xơ cũng rất có lợi hỗ trợ điều trị bệnh. Không ăn nội tạng động vật, thực phẩm giàu cholesterol, đồ chiên rán xào mỡ, các chất kích thích.
- Kết hợp thêm các phương pháp vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp khiến bệnh nhanh chóng hồi phục.
- Không nên đi giày cao gót hoặc đi bộ nhiều. Tập luyện thể thao bằng môn bơi lội hoặc đạp xe giúp khớp gối hồi phục, hạn chế tổn thương.
- Dùng thuốc bôi, tiêm tại khớp giúp giảm tác dụng phụ hơn khi dùng đường toàn thân.
Trên đây là những thông tin về bệnh đau khớp gối trái, phải. Mong rằng sau bài viết mọi người sẽ có thêm kiến thức về căn bệnh này.
Dứt điểm đau đầu gối trái hoặc phải nhờ An cốt nam
Chứng đau đầu gối trái, phải tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu để lâu sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe người bệnh. Bên cạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt, người bệnh cần sử dụng những liệu trình điều trị khoa học, chuyên sâu như phác đồ An Cốt Nam của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, An Dược. Bài thuốc đã giúp hàng ngàn người bệnh đau khớp gối nói riêng, bệnh xương khớp nói chung thoát khỏi triệu chứng chỉ sau 1 – 2 liệu trình.
Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã đánh giá cao bài thuốc An Cốt Nam trong việc điều trị. Ông cho biết thêm, An Cốt Nam được xây dựng theo phác đồ “Kiềng 3 chân” gồm: thuốc uống, cao dán, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,… Đây là giải pháp điều trị đau đầu gối trái, phải chuyên biệt mà người bệnh nên hướng tới.
An Cốt Nam được xây dựng theo hai bài thuốc cổ phương nổi tiếng là “Độc hoạt tang ký sinh” và “Quyên tý thang”, với sự gia giảm thêm của các vị thảo dược quý như Sâm Ngọc Linh, Bí Kỳ Nam, Trư Lung Thảo,… đã giúp An Cốt Nam mang lại hiệu quả điều trị đau đầu gối trái, phải vô cùng khả quan.
Bác sĩ Toàn còn đánh giá cao trình độ chuyên môn của những bác sĩ tại nhà thuốc, khi quyết định giữ nguyên dạng thuốc sắc truyền thống để bào chế An Cốt Nam. Điều này không chỉ giúp chắt lọc tối đa dược chất của thuốc mà còn rất tiện lợi cho người sử dụng.
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Theo yêu cầu của bạn đọc ở số trước, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Xem thêm: Bị biến chứng do tiểu đường: Có nên tập thể dục hay không?
Tin mới nhất
- Định lượng procalcitonin (PCT)
- Cảnh giác với chứng viêm hang vị dạ dày ở trẻ em
- Triệu chứng viêm tai ngoài mãn tính và cách điều trị
- Trào ngược dạ dày gây ho đờm – Biến chứng không nên chủ quan
- Viêm xoang mũi dị ứng: Cách nhận biết và điều trị dứt điểm
- Thèm ăn khi mang bầu liệu có tốt không mẹ ơi?
- Các thực phẩm chữa rối loạn cương dương tốt nhất cho nam giới
- Trải lòng của người phụ nữ nông thôn khi phát hiện viêm cổ tử cung ở độ tuổi ngũ tuần
- 9 tác dụng của tinh trùng có thể làm bạn bất ngờ!
- Người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì mau khỏi?