Đông máu nội mạch lan tỏa
Tìm hiểu chung
Bệnh đông máu nội mạch lan tỏa là gì?
Bệnh đông máu nội mạch lan tỏa là tình trạng các cục máu đông hình thành trong các mạch máu nhỏ của cơ thể. Những cục máu đông có thể làm giảm hoặc ngăn chặn dòng chảy của máu qua các mạch máu, từ đó làm hỏng các cơ quan của cơ thể.
Trong bệnh đông máu nội mạch lan tỏa, sự đông máu quá mức sử dụng hết tiểu cầu và các yếu tố đông máu. Tiểu cầu là những mảnh vỡ tế bào máu dính với nhau để bịt vết thương nhỏ trên thành mạch máu và cầm máu. Các yếu tố đông máu là các protein cần thiết cho sự đông máu bình thường.
Khi tiểu cầu và yếu tố đông máu ít đi, bạn có thể bị chảy máu nghiêm trọng. Bệnh đông máu nội mạch lan tỏa có thể gây chảy máu bên trong và ngoài.
Chảy máu trong xảy ra trong cơ thể, chảy máu ngoài xảy ra dưới hoặc trên da và niêm mạc (niêm mạc là mô lót các cơ quan và các khoang cơ thể, chẳng hạn như mũi và miệng.).
Bệnh đông máu nội mạch lan tỏa có thể gây chảy máu và đe dọa đến tính mạng.
Bệnh đông máu nội mạch lan tỏa là gì?
Bệnh đông máu nội mạch lan tỏa là tình trạng các cục máu đông hình thành trong các mạch máu nhỏ của cơ thể. Những cục máu đông có thể làm giảm hoặc ngăn chặn dòng chảy của máu qua các mạch máu, từ đó làm hỏng các cơ quan của cơ thể.
Trong bệnh đông máu nội mạch lan tỏa, sự đông máu quá mức sử dụng hết tiểu cầu và các yếu tố đông máu. Tiểu cầu là những mảnh vỡ tế bào máu dính với nhau để bịt vết thương nhỏ trên thành mạch máu và cầm máu. Các yếu tố đông máu là các protein cần thiết cho sự đông máu bình thường.
Khi tiểu cầu và yếu tố đông máu ít đi, bạn có thể bị chảy máu nghiêm trọng. Bệnh đông máu nội mạch lan tỏa có thể gây chảy máu bên trong và ngoài.
Chảy máu trong xảy ra trong cơ thể, chảy máu ngoài xảy ra dưới hoặc trên da và niêm mạc (niêm mạc là mô lót các cơ quan và các khoang cơ thể, chẳng hạn như mũi và miệng.).
Bệnh đông máu nội mạch lan tỏa có thể gây chảy máu và đe dọa đến tính mạng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng đông máu nội mạch lan tỏa là gì?
Chảy máu, đôi khi từ nhiều vị trí trên cơ thể, là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh đông máu nội mạch lan tỏa. Chảy máu từ niêm mạc (ở miệng và mũi) và chảy máu từ các khu vực bên ngoài khác có thể xảy ra. Ngoài ra, bệnh đông máu nội mạch lan tỏa có thể gây chảy máu bên trong.
Các triệu chứng khác là:
- Cục máu đông;
- Giảm huyết áp;
- Dễ bị bầm tím;
- Xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo;
- Chấm đỏ trên bề mặt da (xuất huyết).
Nếu bạn bị ung thư, bệnh đông máu nội mạch lan tỏa thường bắt đầu từ từ và tình trạng đông máu trong các tĩnh mạch phổ biến hơn tình trạng chảy máu dữ dội.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Những dấu hiệu và triệu chứng đông máu nội mạch lan tỏa là gì?
Chảy máu, đôi khi từ nhiều vị trí trên cơ thể, là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh đông máu nội mạch lan tỏa. Chảy máu từ niêm mạc (ở miệng và mũi) và chảy máu từ các khu vực bên ngoài khác có thể xảy ra. Ngoài ra, bệnh đông máu nội mạch lan tỏa có thể gây chảy máu bên trong.
Các triệu chứng khác là:
- Cục máu đông;
- Giảm huyết áp;
- Dễ bị bầm tím;
- Xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo;
- Chấm đỏ trên bề mặt da (xuất huyết).
Nếu bạn bị ung thư, bệnh đông máu nội mạch lan tỏa thường bắt đầu từ từ và tình trạng đông máu trong các tĩnh mạch phổ biến hơn tình trạng chảy máu dữ dội.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh đông máu nội mạch lan tỏa?
Khi việc sử dụng protein trong quá trình đông máu trở nên quá tải thì sẽ gây ra bệnh đông máu nội mạch lan tỏa. Nhiễm trùng, chấn thương nặng (như chấn thương não hoặc chấn thương do đè ép), viêm, phẫu thuật và ung thư cũng góp phần gây ra bệnh đông máu nội mạch lan tỏa.
Một số nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm:
- Hạ thân nhiệt;
- Rắn độc cắn;
- Viêm tụy;
- Bỏng;
- Biến chứng khi mang thai.
Bạn cũng có thể bị bệnh đông máu nội mạch lan tỏa nếu bị sốc.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh đông máu nội mạch lan tỏa?
Khi việc sử dụng protein trong quá trình đông máu trở nên quá tải thì sẽ gây ra bệnh đông máu nội mạch lan tỏa. Nhiễm trùng, chấn thương nặng (như chấn thương não hoặc chấn thương do đè ép), viêm, phẫu thuật và ung thư cũng góp phần gây ra bệnh đông máu nội mạch lan tỏa.
Một số nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm:
- Hạ thân nhiệt;
- Rắn độc cắn;
- Viêm tụy;
- Bỏng;
- Biến chứng khi mang thai.
Bạn cũng có thể bị bệnh đông máu nội mạch lan tỏa nếu bị sốc.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh đông máu nội mạch lan tỏa?
Bệnh đông máu nội mạch lan tỏa có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đông máu nội mạch lan tỏa?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh đông máu nội mạch lan tỏa như là:
- Phẫu thuật;
- Sinh con;
- Sẩy thai không hoàn toàn;
- Truyền máu;
- Gây mê;
- Nhiễm trùng, nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn huyết;
- Ung thư , đặc biệt là bệnh bạch cầu;
- Tổn thương mô nghiêm trọng như chấn thương đầu, bỏng, chấn thương;
- Bệnh gan.
Những ai thường mắc phải bệnh đông máu nội mạch lan tỏa?
Bệnh đông máu nội mạch lan tỏa có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đông máu nội mạch lan tỏa?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh đông máu nội mạch lan tỏa như là:
- Phẫu thuật;
- Sinh con;
- Sẩy thai không hoàn toàn;
- Truyền máu;
- Gây mê;
- Nhiễm trùng, nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn huyết;
- Ung thư , đặc biệt là bệnh bạch cầu;
- Tổn thương mô nghiêm trọng như chấn thương đầu, bỏng, chấn thương;
- Bệnh gan.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đông máu nội mạch lan tỏa?
Bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh đông máu nội mạch lan tỏa thông qua các xét nghiệm liên quan đến số lượng tiểu cầu, các yếu tố đông máu và các thành phần khác của máu. Tuy nhiên, không có một quy trình chuẩn nào trong việc chẩn đoán bệnh này. Sau đây là một số xét nghiệm mà bác sĩ có thể thực hiện để xem bạn có bị mắc bệnh đông máu nội mạch lan tỏa hay không.
- Thành phần phân hủy fibrin;
- Kiểm tra toàn bộ máu (CBC) qua cuộc xét nghiệm phết máu ngoại biên;
- Kiểm tra toàn bộ máu (CBC) từ mẫu máu;
- Tiểu cầu;
- Thời gian thromboplastin từng phần;
- D-dimer;
- Fibrinogen huyết thanh;
- Thời gian prothrombin.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đông máu nội mạch lan tỏa?
Điều trị bệnh đông máu nội mạch lan tỏa phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn. Xác định và điều trị các nguyên nhân cơ bản là mục tiêu chính. Để điều trị vấn đề đông máu, bác sĩ có thể cho bạn dùng một chất chống đông gọi là heparin để làm giảm và ngăn ngừa tình trạng đông máu. Tuy nhiên, bạn không được dùng heparin nếu thiếu tiểu cầu trầm trọng hoặc đang chảy quá nhiều máu.
Nếu bạn có bệnh đông máu nội mạch lan tỏa thì phải được điều trị, thường ở một đơn vị hồi sức cấp cứu. Ở đây, người bệnh sẽ được điều trị về các vấn đề gây ra bệnh đông máu nội mạch lan tỏa trong khi chức năng của các cơ quan khác được duy trì.
Phương pháp điều trị hỗ trợ có thể bao gồm:
- Truyền huyết tương để thay thế các yếu tố đông máu nếu bạn bị chảy máu quá nhiều;
- Thuốc làm loãng máu (heparin) để ngăn ngừa đông máu nếu bạn mắc phải tình trạng đông máu quá mức.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đông máu nội mạch lan tỏa?
Bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh đông máu nội mạch lan tỏa thông qua các xét nghiệm liên quan đến số lượng tiểu cầu, các yếu tố đông máu và các thành phần khác của máu. Tuy nhiên, không có một quy trình chuẩn nào trong việc chẩn đoán bệnh này. Sau đây là một số xét nghiệm mà bác sĩ có thể thực hiện để xem bạn có bị mắc bệnh đông máu nội mạch lan tỏa hay không.
- Thành phần phân hủy fibrin;
- Kiểm tra toàn bộ máu (CBC) qua cuộc xét nghiệm phết máu ngoại biên;
- Kiểm tra toàn bộ máu (CBC) từ mẫu máu;
- Tiểu cầu;
- Thời gian thromboplastin từng phần;
- D-dimer;
- Fibrinogen huyết thanh;
- Thời gian prothrombin.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đông máu nội mạch lan tỏa?
Điều trị bệnh đông máu nội mạch lan tỏa phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn. Xác định và điều trị các nguyên nhân cơ bản là mục tiêu chính. Để điều trị vấn đề đông máu, bác sĩ có thể cho bạn dùng một chất chống đông gọi là heparin để làm giảm và ngăn ngừa tình trạng đông máu. Tuy nhiên, bạn không được dùng heparin nếu thiếu tiểu cầu trầm trọng hoặc đang chảy quá nhiều máu.
Nếu bạn có bệnh đông máu nội mạch lan tỏa thì phải được điều trị, thường ở một đơn vị hồi sức cấp cứu. Ở đây, người bệnh sẽ được điều trị về các vấn đề gây ra bệnh đông máu nội mạch lan tỏa trong khi chức năng của các cơ quan khác được duy trì.
Phương pháp điều trị hỗ trợ có thể bao gồm:
- Truyền huyết tương để thay thế các yếu tố đông máu nếu bạn bị chảy máu quá nhiều;
- Thuốc làm loãng máu (heparin) để ngăn ngừa đông máu nếu bạn mắc phải tình trạng đông máu quá mức.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đông máu nội mạch lan tỏa?
Nếu bạn đã bị bệnh đông máu nội mạch lan tỏa, hãy hỏi bác sĩ bao lâu thì phải tái khám và xét nghiệm máu để giúp theo dõi quá trình đông máu.
Bạn có thể cần phải dùng thuốc làm loãng máu để giúp ngăn ngừa cục máu đông hoặc để giữ các cục máu đông không thể lớn hơn. Nếu bạn đang dùng chất làm loãng máu thì hãy báo cho bác sĩ biết vì chất làm loãng máu có thể làm loãng máu của bạn quá mức và gây chảy máu. Nếu bạn chảy máu nhiều sau khi bị ngã, chấn thương, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu thì có nghĩa là máu quá loãng.
Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào không cần kê đơn hoặc các sản phẩm như vitamin, thuốc bổ hoặc thảo dược. Các sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu và chảy máu, ví dụ như aspirin và ibuprofen có thể làm loãng máu quá mức và tăng nguy cơ chảy máu.
Nếu bạn phải phẫu thuật, bác sĩ có thể điều chỉnh lượng thuốc bạn uống trước, trong và sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa chảy máu, điều này cũng có thể xảy ra khi bạn làm răng nhưng ít phổ biến hơn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đông máu nội mạch lan tỏa?
Nếu bạn đã bị bệnh đông máu nội mạch lan tỏa, hãy hỏi bác sĩ bao lâu thì phải tái khám và xét nghiệm máu để giúp theo dõi quá trình đông máu.
Bạn có thể cần phải dùng thuốc làm loãng máu để giúp ngăn ngừa cục máu đông hoặc để giữ các cục máu đông không thể lớn hơn. Nếu bạn đang dùng chất làm loãng máu thì hãy báo cho bác sĩ biết vì chất làm loãng máu có thể làm loãng máu của bạn quá mức và gây chảy máu. Nếu bạn chảy máu nhiều sau khi bị ngã, chấn thương, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu thì có nghĩa là máu quá loãng.
Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào không cần kê đơn hoặc các sản phẩm như vitamin, thuốc bổ hoặc thảo dược. Các sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu và chảy máu, ví dụ như aspirin và ibuprofen có thể làm loãng máu quá mức và tăng nguy cơ chảy máu.
Nếu bạn phải phẫu thuật, bác sĩ có thể điều chỉnh lượng thuốc bạn uống trước, trong và sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa chảy máu, điều này cũng có thể xảy ra khi bạn làm răng nhưng ít phổ biến hơn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Tin mới nhất
- Saffron Iran có tốt không? Gợi ý địa chỉ cung cấp uy tín, chất lượng nhất
- Giá nấm lim rừng chính hãng từ địa chỉ mua bán nấm lim xanh uy tín
- Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không? Cùng tìm lời giải đáp
- Bị u xơ tử cung nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?
- 12 dấu hiệu ung thư da người bệnh có thể dễ dàng nhận biết
- Bỏ túi cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không
- Bệnh viện Quận 5
- Bệnh viện Đa khoa Hà Thành
- Dấu hiệu người bị ung thư sắp chết: Người thân có thể giúp gì?
- Đau cột sống thắt lưng ở người trẻ: Cách điều trị và phòng tránh
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Buồng trứng đa nang có chữa được không?
- TIN TỨC UNG THƯ Bảo nam Ích can thang: Giải pháp ĐẶC TRỊ bệnh gan AN TOÀN, TRIỆT ĐỂ từ thảo dược
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Chứng khát nước liên tục là do đâu? Cách điều trị hiệu quả là gì?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 11 thuốc đau dạ dày cho bà bầu: Công dụng và giá bán chi tiết