Khối u ác tính

Ung thư là nỗi ám ảnh của nhiều người và là đề tài nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm của giới y khoa các năm trở lại đây. Với những tiến bộ trong lĩnh vực di truyền, sinh học phân tử, miễn dịch, hóa chất và phóng xạ; ngày nay người ta đã biết nhiều hơn về bệnh sinh và cơ chế tác động của ung thư, đồng thời biết rằng, các khối u trong cơ thể có hai dạng là khối u lành tính và khối u ác tính. Các khối u lành tính thường vô hại, trong khi các khối u ác tính chính là biểu hiện của ung thư.

Ung thư là nỗi ám ảnh của nhiều người và là đề tài nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm của giới y khoa các năm trở lại đây. Với những tiến bộ trong lĩnh vực di truyền, sinh học phân tử, miễn dịch, hóa chất và phóng xạ; ngày nay người ta đã biết nhiều hơn về bệnh sinh và cơ chế tác động của ung thư, đồng thời biết rằng, các khối u trong cơ thể có hai dạng là khối u lành tính và khối u ác tính. Các khối u lành tính thường vô hại, trong khi các khối u ác tính chính là biểu hiện của ung thư.

Vậy u ác tính là gì và có chữa được không? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Vậy u ác tính là gì và có chữa được không? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Tìm hiểu chung

Khối u ác tính có phải là ung thư không?

Khối u là tập hợp một nhóm các tế bào phân chia và phát triển quá mức không kiểm soát. Khối u có thể lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư).

Trong đó, khối u ung thư (ung thư ác tính) tăng trưởng bất thường và phát triển không kiểm soát, xâm nhập vào các mô khỏe mạnh, đồng thời có khả năng di căn (lan truyền) hoặc xâm lấn từ vị trí khởi phát sang các bộ phận khác của cơ thể. Nếu bệnh không được điều trị và tiếp tục lan rộng, một khối u ác tính có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan khác và đe dọa đến tính mạng.

Khối u ác tính có phải là ung thư không?

Khối u là tập hợp một nhóm các tế bào phân chia và phát triển quá mức không kiểm soát. Khối u có thể lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư).

Trong đó, khối u ung thư (ung thư ác tính) tăng trưởng bất thường và phát triển không kiểm soát, xâm nhập vào các mô khỏe mạnh, đồng thời có khả năng di căn (lan truyền) hoặc xâm lấn từ vị trí khởi phát sang các bộ phận khác của cơ thể. Nếu bệnh không được điều trị và tiếp tục lan rộng, một khối u ác tính có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan khác và đe dọa đến tính mạng.

Triệu chứng thường gặp

Các biểu hiện của khối u ác tính là gì?

Ở giai đoạn đầu, các khối u ác tính thường không có triệu chứng hay biểu hiện rõ rệt. Trong nhiều trường hợp, người bệnh chỉ phát hiện các khối u khi chúng đã phát triển lớn. Lúc này, các khối u bắt đầu chèn ép vào các cơ quan, mạch máu và dây thần kinh, gây đau nhức ở một khu vực. Tuỳ thuộc vào vị trí xuất hiện khối u và loại ung thư mà bạn mắc phải mà biểu hiện của khối u ác tính sẽ khác nhau.

Không chỉ gây ra các triệu chứng cục bộ, bướu ác tính khi phát triện còn có thể dẫn đến các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân…

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nào kéo dài, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Các biểu hiện của khối u ác tính là gì?

Ở giai đoạn đầu, các khối u ác tính thường không có triệu chứng hay biểu hiện rõ rệt. Trong nhiều trường hợp, người bệnh chỉ phát hiện các khối u khi chúng đã phát triển lớn. Lúc này, các khối u bắt đầu chèn ép vào các cơ quan, mạch máu và dây thần kinh, gây đau nhức ở một khu vực. Tuỳ thuộc vào vị trí xuất hiện khối u và loại ung thư mà bạn mắc phải mà biểu hiện của khối u ác tính sẽ khác nhau.

Không chỉ gây ra các triệu chứng cục bộ, bướu ác tính khi phát triện còn có thể dẫn đến các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân…

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nào kéo dài, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây khối u ác tính?

Khối u ác tính có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Cộng đồng y học đã nghiên cứu và thảo luận về nguyên nhân gây ra các khối u ác tính trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, họ chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này. Nhiều nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của các khối u ác tính là do đột biến gen.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Thừa cân, béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu bia
  • Chế độ ăn uống kém lành mạnh
  • Ít tập thể dục
  • Ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với kim loại nặng và chất độc có trong các đồ dùng gia đình
  • Di truyền

Nguyên nhân nào gây khối u ác tính?

Khối u ác tính có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Cộng đồng y học đã nghiên cứu và thảo luận về nguyên nhân gây ra các khối u ác tính trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, họ chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này. Nhiều nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của các khối u ác tính là do đột biến gen.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Thừa cân, béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu bia
  • Chế độ ăn uống kém lành mạnh
  • Ít tập thể dục
  • Ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với kim loại nặng và chất độc có trong các đồ dùng gia đình
  • Di truyền

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán khối u ác tính?

Bướu ác tính có thể được phát hiện bằng nhiều dấu hiệu như:

  • Các triệu chứng cục bộ: khối u sưng tấy, xuất huyết và đau cấp tính xuất hiện ở những trường hợp khối u vẫn chưa di căn.
  • Các triệu chứng di căn: các hạch bạch huyết phì đại, u gan hoặc u phổi là các triệu chứng thông thường nếu khối u lan rộng.
  • Triệu chứng toàn thân: những triệu chứng chung này có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh, bao gồm cả khối u ác tính. Bạn có thể bị đổ mồ hôi quá nhiều (đặc biệt vào ban đêm), giảm cân do ăn uống kém, mệt mỏi, thiếu máu và các triệu chứng thông thường khác.

Nếu nghi ngờ bạn có khối u, bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp để chẩn đoán ung thư, bao gồm:

  • Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: Mẫu máu hoặc mô của bạn sẽ được thu thập để tiến hành kiểm tra các dấu hiệu ung thư.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Một số xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, CT, MRI, quét xương…có thể được thực hiện để quan sát hình ảnh khối u.
  • Sinh thiết trên các tế bào để xác định xem nó là lành tính hay ác tính.

Khối u ác tính có chữa được không?

Các khối u ác tính ở giai đoạn sớm có thể được kiểm soát và điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu chúng phát triển lớn hoặc di căn, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tùy vào giai đoạn bệnh và sự phát triển của khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp:

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể cắt bỏ bướu ung thư tận gốc khi phát hiện bệnh giai đoạn sớm, u tại chỗ chưa di căn có thể được điều trị khỏi hoàn toàn.

Xạ trị và hóa trị

Tùy theo bản chất và giai đoạn ung thư mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân điều trị bằng hóa trị, xạ trị riêng lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán khối u ác tính?

Bướu ác tính có thể được phát hiện bằng nhiều dấu hiệu như:

  • Các triệu chứng cục bộ: khối u sưng tấy, xuất huyết và đau cấp tính xuất hiện ở những trường hợp khối u vẫn chưa di căn.
  • Các triệu chứng di căn: các hạch bạch huyết phì đại, u gan hoặc u phổi là các triệu chứng thông thường nếu khối u lan rộng.
  • Triệu chứng toàn thân: những triệu chứng chung này có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh, bao gồm cả khối u ác tính. Bạn có thể bị đổ mồ hôi quá nhiều (đặc biệt vào ban đêm), giảm cân do ăn uống kém, mệt mỏi, thiếu máu và các triệu chứng thông thường khác.

Nếu nghi ngờ bạn có khối u, bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp để chẩn đoán ung thư, bao gồm:

  • Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: Mẫu máu hoặc mô của bạn sẽ được thu thập để tiến hành kiểm tra các dấu hiệu ung thư.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Một số xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, CT, MRI, quét xương…có thể được thực hiện để quan sát hình ảnh khối u.
  • Sinh thiết trên các tế bào để xác định xem nó là lành tính hay ác tính.

Khối u ác tính có chữa được không?

Các khối u ác tính ở giai đoạn sớm có thể được kiểm soát và điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu chúng phát triển lớn hoặc di căn, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tùy vào giai đoạn bệnh và sự phát triển của khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp:

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể cắt bỏ bướu ung thư tận gốc khi phát hiện bệnh giai đoạn sớm, u tại chỗ chưa di căn có thể được điều trị khỏi hoàn toàn.

Xạ trị và hóa trị

Tùy theo bản chất và giai đoạn ung thư mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân điều trị bằng hóa trị, xạ trị riêng lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật.

Phương pháp điều trị tối ưu thường đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bác sĩ phẫu thuật ngoại khoa, bác sĩ giải phẫu bệnh, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ ung thư và đôi khi là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.

Việc bổ sung hóa trị liệu trong điều trị có thể làm giảm tình trạng khối u tái phát lại và có thể cải thiện tỷ lệ chữa khỏi bệnh. Thông thường, tùy thuộc vào loại khối u, phương pháp xạ trị hay hóa trị liệu (hoặc kết hợp cả hai) có thể được sử dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u, giúp bác sĩ dễ dàng cắt bỏ chúng.

Điều trị nhắm trúng đích

Phương pháp điều trị mới áp dụng cho một số loại ung thư chuyên biệt. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc mới tiêu diệt chọn lọc và chính xác các tế bào ung thư. Nhóm thuốc này không tác động lên các tế bào khỏe mạnh bình thường như hóa trị hoặc xạ trị.

Phương pháp điều trị tối ưu thường đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bác sĩ phẫu thuật ngoại khoa, bác sĩ giải phẫu bệnh, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ ung thư và đôi khi là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.

Việc bổ sung hóa trị liệu trong điều trị có thể làm giảm tình trạng khối u tái phát lại và có thể cải thiện tỷ lệ chữa khỏi bệnh. Thông thường, tùy thuộc vào loại khối u, phương pháp xạ trị hay hóa trị liệu (hoặc kết hợp cả hai) có thể được sử dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u, giúp bác sĩ dễ dàng cắt bỏ chúng.

Điều trị nhắm trúng đích

Phương pháp điều trị mới áp dụng cho một số loại ung thư chuyên biệt. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc mới tiêu diệt chọn lọc và chính xác các tế bào ung thư. Nhóm thuốc này không tác động lên các tế bào khỏe mạnh bình thường như hóa trị hoặc xạ trị.

Chế độ sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế sự phát triển của khối u ác tính?

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn, tin rằng ung thư phần lớn là bệnh di truyền. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khiến bạn dễ bị ung thư bên cạnh yếu tố di truyền. Một số phương pháp tại nhà bạn có thể áp dụng để ngăn ngừa bệnh như:

  • Bỏ hút thuốc lá
  • Ăn uống lành mạnh
  • Giữ sức khỏe
  • Tích cực vận động
  • Bảo vệ da
  • Uống rượu một cách có chừng mực
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Tiêm vắc xin HPV.
  • Tránh độc tố và các chất độc khác có trong công việc và các đồ dùng ở nhà.

Ung thư vẫn là gánh nặng y tế cho các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Với những tiến bộ mới trong việc phát hiện sớm bệnh thông qua các xét nghiệm tầm soát, người bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi cao khi được điều trị kịp thời lúc bệnh ở giai đoạn khu trú tại chỗ. Các xét nghiệm tầm soát ung thư được khuyến cáo dựa trên tuổi, giới tính và các yếu tố nguy cơ khác như tiền sử bệnh của gia đình và bản thân. Bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn làm những xét nghiệm hợp lý, tránh làm xét nghiệm tràn lan tốn tiền mà hiệu quả không cao.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế sự phát triển của khối u ác tính?

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn, tin rằng ung thư phần lớn là bệnh di truyền. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khiến bạn dễ bị ung thư bên cạnh yếu tố di truyền. Một số phương pháp tại nhà bạn có thể áp dụng để ngăn ngừa bệnh như:

  • Bỏ hút thuốc lá
  • Ăn uống lành mạnh
  • Giữ sức khỏe
  • Tích cực vận động
  • Bảo vệ da
  • Uống rượu một cách có chừng mực
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Tiêm vắc xin HPV.
  • Tránh độc tố và các chất độc khác có trong công việc và các đồ dùng ở nhà.

Ung thư vẫn là gánh nặng y tế cho các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Với những tiến bộ mới trong việc phát hiện sớm bệnh thông qua các xét nghiệm tầm soát, người bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi cao khi được điều trị kịp thời lúc bệnh ở giai đoạn khu trú tại chỗ. Các xét nghiệm tầm soát ung thư được khuyến cáo dựa trên tuổi, giới tính và các yếu tố nguy cơ khác như tiền sử bệnh của gia đình và bản thân. Bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn làm những xét nghiệm hợp lý, tránh làm xét nghiệm tràn lan tốn tiền mà hiệu quả không cao.

Xem thêm: TOP 20 các thực phẩm tốt cho gan bạn nên bổ sung

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!