Loét họng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Loét họng là tình trạng xuất hiện các vết lở loét bên trong cổ họng. Các vết loét này cũng có thể hình thành ở các khu vực lân cận như thực quản và dây thanh âm của người bệnh.
Loét họng là tình trạng xuất hiện các vết lở loét bên trong cổ họng. Các vết loét này cũng có thể hình thành ở các khu vực lân cận như thực quản và dây thanh âm của người bệnh.
Trong trường hợp nghiêm trọng, vết loét có thể bị tấy đỏ và sưng, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và nói chuyện.
Nguyên nhân gây loét ở họng, thực quản và dây thanh âm
Vết loét ở họng, thực quản và dây thanh âm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
Nguyên nhân gây loét họng
Loét họng có thể hình thành do các yếu tố sau:
- Hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư
- Nhiễm nấm, vi khuẩn hoặc virus
- Ung thư vòm họng
- Bệnh Herpangina – một căn bệnh do virus thường gặp ở trẻ em, gây ra các vết lở loét ở miệng và sau cổ họng
- Hội chứng Behcet. Hội chứng này có thể gây viêm da, niêm mạc miệng và các bộ phận khác của cơ thể
Nguyên nhân gây loét thực quản
Nguyên nhân gây loét ở thực quản có thể là do:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Được đặc trưng bởi tình trạng axit thường xuyên trào ngược từ dạ dày lên thực quản
- Nhiễm trùng thực quản do các loại virus gây ra, chẳng hạn như herpes simplex (HSV), virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), virus gây u nhú ở người (HPV) và cytomegalovirus (CMV).
- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hoặc một số loại thuốc
- Hóa trị hoặc xạ trị ung thư
- Nôn nhiều
Nguyên nhân gây loét dây thanh âm
Loét ở dây thanh âm (còn được gọi là u hạt) thường được gây ra bởi:
- Dây thanh âm bị kích thích do nói hoặc hát quá nhiều
- Bệnh trào ngược dạ dày
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Đặt ống nội khí quản trong quá trình phẫu thuật
Triệu chứng loét họng
Loét vùng họng thường được đặc trưng bởi các triệu chứng sau:
- Lở miệng
- Khó nuốt
- Xuất hiện các mảng trắng hoặc đỏ trong cổ họng
- Sốt
- Đau rát ở miệng hoặc cổ họng
- Xuất hiện khối u ở cổ
- Hôi miệng
- Khó chuyển động hàm
- Ợ nóng
- Đau tức ngực
Trong trường hợp nghiêm trọng, vết loét có thể bị tấy đỏ và sưng, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và nói chuyện.
Nguyên nhân gây loét ở họng, thực quản và dây thanh âm
Vết loét ở họng, thực quản và dây thanh âm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
Nguyên nhân gây loét họng
Loét họng có thể hình thành do các yếu tố sau:
- Hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư
- Nhiễm nấm, vi khuẩn hoặc virus
- Ung thư vòm họng
- Bệnh Herpangina – một căn bệnh do virus thường gặp ở trẻ em, gây ra các vết lở loét ở miệng và sau cổ họng
- Hội chứng Behcet. Hội chứng này có thể gây viêm da, niêm mạc miệng và các bộ phận khác của cơ thể
Nguyên nhân gây loét thực quản
Nguyên nhân gây loét ở thực quản có thể là do:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Được đặc trưng bởi tình trạng axit thường xuyên trào ngược từ dạ dày lên thực quản
- Nhiễm trùng thực quản do các loại virus gây ra, chẳng hạn như herpes simplex (HSV), virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), virus gây u nhú ở người (HPV) và cytomegalovirus (CMV).
- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hoặc một số loại thuốc
- Hóa trị hoặc xạ trị ung thư
- Nôn nhiều
Nguyên nhân gây loét dây thanh âm
Loét ở dây thanh âm (còn được gọi là u hạt) thường được gây ra bởi:
- Dây thanh âm bị kích thích do nói hoặc hát quá nhiều
- Bệnh trào ngược dạ dày
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Đặt ống nội khí quản trong quá trình phẫu thuật
Triệu chứng loét họng
Loét vùng họng thường được đặc trưng bởi các triệu chứng sau:
- Lở miệng
- Khó nuốt
- Xuất hiện các mảng trắng hoặc đỏ trong cổ họng
- Sốt
- Đau rát ở miệng hoặc cổ họng
- Xuất hiện khối u ở cổ
- Hôi miệng
- Khó chuyển động hàm
- Ợ nóng
- Đau tức ngực
Điều trị viêm loét họng
Lựa chọn phương pháp điều trị loét họng, loét thực quản hoặc dây thanh âm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị loét họng
Các biện pháp điều trị loét cổ họng thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm theo toa: dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.
- Thuốc giảm đau: chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol), giúp làm giảm sự khó chịu của vết loét.
- Thuốc súc miệng: có tác dụng giảm đau và chữa lành vết loét.
Điều trị loét thực quản
Để điều trị loét thực quản, bạn có thể cần sử dụng các loại thuốc sau đây:
- Thuốc kháng axit, thuốc ức chế thụ thể H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton (không kê đơn hoặc kê đơn). Các loại thuốc này có tác dụng trung hòa axit dạ dày hoặc làm giảm lượng axit mà dạ dày tạo ra.
- Thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus để điều trị tình trạng nhiễm trùng.
Điều trị dây thanh âm
Loét dây thanh âm được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Hạn chế nói
- Áp dụng âm ngữ trị liệu
- Điều trị GERD
- Phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ được chỉ định trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả.
Điều trị loét họng tại nhà
Theo Healthline, bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, bạn cũng có thể thử các phương pháp điều trị loét họng tại nhà như:
- Hạn chế các món ăn cay, nóng và có tính axit. Những thực phẩm này đều có thể gây kích ứng cho các vết loét ở họng.
- Tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây kích ứng cho cổ họng, chẳng hạn như aspirin (Bufferin), ibuprofen (Advil, Motrin IB) và axit alendronic (Fosamax)
- Ăn và uống đồ lạnh như đá bào, kem… để làm dịu các vết loét
- Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước
- Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc hỗn hợp gồm muối, nước và baking soda
- Không hút thuốc lá và uống rượu. Những chất này có thể khiến vết loét trở nên tồi tệ hơn.
Kết quả điều trị viêm loét vùng họng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị. Tình trạng loét họng do nhiễm trùng
thường sẽ thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần. Thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm có thể làm giảm thời gian điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
Điều trị viêm loét họng
Lựa chọn phương pháp điều trị loét họng, loét thực quản hoặc dây thanh âm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị loét họng
Các biện pháp điều trị loét cổ họng thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm theo toa: dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.
- Thuốc giảm đau: chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol), giúp làm giảm sự khó chịu của vết loét.
- Thuốc súc miệng: có tác dụng giảm đau và chữa lành vết loét.
Điều trị loét thực quản
Để điều trị loét thực quản, bạn có thể cần sử dụng các loại thuốc sau đây:
- Thuốc kháng axit, thuốc ức chế thụ thể H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton (không kê đơn hoặc kê đơn). Các loại thuốc này có tác dụng trung hòa axit dạ dày hoặc làm giảm lượng axit mà dạ dày tạo ra.
- Thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus để điều trị tình trạng nhiễm trùng.
Điều trị dây thanh âm
Loét dây thanh âm được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Hạn chế nói
- Áp dụng âm ngữ trị liệu
- Điều trị GERD
- Phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ được chỉ định trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả.
Điều trị loét họng tại nhà
Theo Healthline, bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, bạn cũng có thể thử các phương pháp điều trị loét họng tại nhà như:
- Hạn chế các món ăn cay, nóng và có tính axit. Những thực phẩm này đều có thể gây kích ứng cho các vết loét ở họng.
- Tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây kích ứng cho cổ họng, chẳng hạn như aspirin (Bufferin), ibuprofen (Advil, Motrin IB) và axit alendronic (Fosamax)
- Ăn và uống đồ lạnh như đá bào, kem… để làm dịu các vết loét
- Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước
- Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc hỗn hợp gồm muối, nước và baking soda
- Không hút thuốc lá và uống rượu. Những chất này có thể khiến vết loét trở nên tồi tệ hơn.
Kết quả điều trị viêm loét vùng họng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị. Tình trạng loét họng do nhiễm trùng
thường sẽ thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần. Thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm có thể làm giảm thời gian điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
Loét thực quản có thể hồi phục trong vòng vài tuần. Các loại thuốc để giảm axit dạ dày có thể làm tăng tốc độ hồi phục. Loét dây thanh âm có thể được cải thiện sau một vài tuần nghỉ ngơi.
Cách ngăn ngừa tình trạng loét họng
Rất khó để có thể ngăn ngừa tất cả các nguyên nhân gây loét họng, chẳng hạn như loét họng do các phương pháp điều trị ung thư. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng viêm loét họng bằng cách:
Giảm nguy cơ nhiễm trùng
Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bạn nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với người đang bị ốm và lưu ý việc tiêm chủng đầy đủ.
Tập thể dục và ăn uống lành mạnh
Để ngăn ngừa GERD, bạn cần giữ cho mình một mức cân nặng hợp lý. Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ axit trào ngược vào thực quản. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày của mình thành nhiều bữa phụ và tránh các loại thực phẩm gây trào ngược axit, chẳng hạn như món cay, món giàu axit, đồ ăn chứa nhiều chất béo và đồ chiên. Đồng thời, bạn cũng nên kê cao đầu khi ngủ để tránh làm axit trào ngược lên thực quản.
Điều chỉnh đơn thuốc nếu cần thiết
Một số loại thuốc có thể gây loét họng. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có thể điều chỉnh liều dùng, cách dùng hoặc chuyển sang loại thuốc khác.
Không hút thuốc
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư, góp phần gây loét họng. Bên cạnh đó, thuốc lá cũng khiến cổ họng bị kích thích và làm van ngăn axit trào ngược bị suy yếu.
Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
Bạn nên đi khám nếu các vết loét không có dấu hiệu được cải thiện sau vài ngày hoặc khi có các triệu chứng sau:
- Nuốt đau
- Phát ban
- Sốt và ớn lạnh
- Ợ nóng
- Tiểu ít (dấu hiệu của mất nước)
Ngoài ra, bạn cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế nếu có các biểu hiện như:
- Khó thở hoặc khó nuốt
- Ho hoặc nôn ra máu
- Đau tức ngực
- Sốt cao trên 40ºC
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Loét thực quản có thể hồi phục trong vòng vài tuần. Các loại thuốc để giảm axit dạ dày có thể làm tăng tốc độ hồi phục. Loét dây thanh âm có thể được cải thiện sau một vài tuần nghỉ ngơi.
Cách ngăn ngừa tình trạng loét họng
Rất khó để có thể ngăn ngừa tất cả các nguyên nhân gây loét họng, chẳng hạn như loét họng do các phương pháp điều trị ung thư. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng viêm loét họng bằng cách:
Giảm nguy cơ nhiễm trùng
Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bạn nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với người đang bị ốm và lưu ý việc tiêm chủng đầy đủ.
Tập thể dục và ăn uống lành mạnh
Để ngăn ngừa GERD, bạn cần giữ cho mình một mức cân nặng hợp lý. Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ axit trào ngược vào thực quản. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày của mình thành nhiều bữa phụ và tránh các loại thực phẩm gây trào ngược axit, chẳng hạn như món cay, món giàu axit, đồ ăn chứa nhiều chất béo và đồ chiên. Đồng thời, bạn cũng nên kê cao đầu khi ngủ để tránh làm axit trào ngược lên thực quản.
Điều chỉnh đơn thuốc nếu cần thiết
Một số loại thuốc có thể gây loét họng. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có thể điều chỉnh liều dùng, cách dùng hoặc chuyển sang loại thuốc khác.
Không hút thuốc
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư, góp phần gây loét họng. Bên cạnh đó, thuốc lá cũng khiến cổ họng bị kích thích và làm van ngăn axit trào ngược bị suy yếu.
Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
Bạn nên đi khám nếu các vết loét không có dấu hiệu được cải thiện sau vài ngày hoặc khi có các triệu chứng sau:
- Nuốt đau
- Phát ban
- Sốt và ớn lạnh
- Ợ nóng
- Tiểu ít (dấu hiệu của mất nước)
Ngoài ra, bạn cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế nếu có các biểu hiện như:
- Khó thở hoặc khó nuốt
- Ho hoặc nôn ra máu
- Đau tức ngực
- Sốt cao trên 40ºC
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Xem thêm: Hội chứng Cowden
Tin mới nhất
- Liệt dương hoàn toàn là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Viêm buồng trứng nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị?
- Viêm da cơ địa có để lại sẹo không và giải đáp của chuyên gia
- Có nên sử dụng probiotic để chữa bệnh âm đạo?
- Viêm khớp cấp là gì? Dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa
- Review 9 loại viên uống đẹp da Hàn Quốc phổ biến
- Nguồn gốc nấm lim xanh có mấy loại cách phân biệt thật giả ra sao?
- Viêm dạ dày là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa
- Nấm lim xanh Tiên Phước có tác dụng chữa bệnh gì và cách sử dụng
- Ung thư bàng quang có chữa được không và phương pháp điều trị hiệu quả?