Những dấu hiệu sốt xuất huyết nguy hiểm, nếu có cần nhập viện ngay
Dấu hiệu sốt xuất huyết khá giống với bệnh sốt thông thường nên dễ bị nhầm lẫn. Theo TS.BS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết hiện tại BV tiếp nhận 80-100 bệnh nhân mới và tái khám sốt xuất huyết, 20-30 bệnh nhân điều trị mỗi ngày.

Số bệnh nhân bị sốt xuất huyết ngày càng tăng nhanh
Tại đây, mỗi ngày tiếp nhận trên 100-120 bệnh nhân khám, trong đó, 20% số bệnh nhân bị sốt xuất huyết cần phải nhập viện. Trong tháng 7, khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai đã điều trị 271 ca, trung bình mỗi ngày có khoảng 60 bệnh nhân SXHD nội trú. Có 20 trường hợp sốt xuất huyết đang mang thai, trong đó có 3 trường hợp cuối thai kỳ (tuần 37, 39) đẻ thường an toàn, 10 thai phụ phải truyền khối tiểu cầu. Hiện không có bệnh nhân nào tử vong.
Thời gian gần đây, dịch sốt xuất huyết đang lan rộng tại địa bàn Hà Nội, diễn biến phức tạp. Trong đó nhiều bệnh trường hợp bị mãn tính, rối loạn đông máu, suy gan, suy thận, phụ nữ có thai. Nhiều bệnh nhân bị xuất huyết, giảm tiểu cầu, số ca mắc bệnh ngày càng tăng nhanh.
Do vậy, việc nhận biết các dấu hiệu sốt xuất huyết theo từng giai đoạn và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh những biến chứng đáng tiếc.

Sốt – Dấu hiệu sốt xuất huyết đầu tiên nhưng dễ nhầm lẫn
Dấu hiệu sốt xuất huyết lâm sàng: Người bệnh bị sốt cao đột ngột, tình trạng kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Có dấu hiệu chảy máu chân răng, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu cam, chán ăn, buồn nôn, nhức đầu. Một số trường hợp da xung huyết, phát ban, nhức hai hố mắt, đau cơ, các khớp, nổi hạch. Nghiệm thắt dây dương tính. Lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm nhưng bạch cầu giảm.

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu sốt xuất huyết để điều trị kịp thời
Dấu hiệu sốt xuất huyết cảnh báo
Dấu hiệu sốt xuất huyết lâm sàng: Nôn liên tục, đau bụng, xuất huyết niêm mạch, ứ dịch, ý thức u ám, kích thích, gan to hơn bình thường khoảng 2cm.
Xét nghiệm: Số lượng tiểu cầu giảm nhanh, hematocrit tăng liên tục.

Giai đoạn nguy hiểm
Nhiệt độ cơ thể giảm xuống mức 37.5 – 38 độ C, thậm chí 36 độ C so với trước đó. Sau 4 – 6 ngày sốt liên tục, lượng Hematocrit tăng nhanh, xuất hiện tính thấm thành mạch. Khi xuất hiện thoát huyết tương từ 24 – 48 giờ, số lượng tiểu cầu giảm thấp.
Khi siêu âm, có thể phát hiện được tình trạng thoát dịch của bệnh nhân. Độ tăng của Hct so với giá trị nền sẽ tỷ lệ với độ thoát của huyết tương.
Một số người bệnh sau khi hết sốt sẽ không có biến chứng, đây là trường hợp bị Dengue không nặng.

Một số bệnh nhân được tiên lượng Dengue nặng cảnh báo dấu hiệu sốt xuất huyết đang nặng hơn. Trường hợp này, người bệnh cần được phục hồi nếu bù dịch đường tính mạch sớm và đúng cũng như được xử trí xuất huyết tốt. Một số ca sẽ nặng và tiến triển thành Dengue nặng hơn.
Dấu hiệu thoát tương: màng phổi và mạng bụng bị tràn dịch, mi mắt nề và da căng. Albumin trong máu giảm, có biểu hiện sốc.
Triệu chứng sốc: Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt. Huyết áp hạ ( HATT < 90 mmHg hoặc giảm 30 mmHg so với HA nền ), hoặc kẹt ( HATT – HATTr ≤ 20 mmHg. Lạnh chi, nổi vân tím. Thiểu niệu: lượng nước tiểu < 20 ml/h.

Các biểu hiện xuất huyết chủ yếu:
Xuất huyết trên da, xuất huyết niêm mạc và xuất huyết nội tạng. Cụ thể như sau:
- Xuất huyết trên da: Da xung huyết, bị bầm tím nơi tiêm hoặc lấy.
- Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu cam, chảy máu chân rang, kinh nguyệt không đều.
- Xuất huyết nội tạng: Chảy máu phổi, xuất huyết đường tiêu hóa, não
- Một số biểu hiện lâm sàng khác: chức năng gan bị rối loạn, rối loạn tri giác, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim,…
Quá trình hồi phục
Bệnh nhân hết sốt, không còn những biến chứng nặng và có thể khỏi bệnh sau vài ngày.

Trong giai đoạn này một số trường hợp dù hết sốt nhưng có dấu hiệu thoát huyết tương nên không được truyền dịch .
Theo Sức khoẻ & Đời sống

Tin mới nhất
-
Mụn trong mũi: Bạn cần biết những gì, điều trị ra sao?
- Nội soi đại tràng: Quy trình, các phương pháp, chi phí thực hiện
- Chiến dịch tặng tóc giả cho bệnh nhân ung thư ở Singapore
- Liệt dương có chữa được không? 5 quy tắc chữa dứt điểm liệt dương nam giới cần biết
- Cảnh báo 10 tác hại của phẫu thuật thẩm mỹ
- Ung thư vú không còn sợ di căn lên não
- Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi
- Kiệt quệ vì trào ngược, nam tài xế bất ngờ thoát bệnh sau 2 tháng nhờ bài thuốc thảo dược quý
- Sơn móng tay cho bé: Nên hay không?
- Những thực phẩm giàu axit folic rất tốt cho mẹ bầu nên bổ sung
Video
-
Nguồn gốc xuất xứ nấm lim xanh Nấm lim xanh mọc ở đâu và hình ảnh cây nấm lim xanh chữa ung thư
-
Tác dụng của cây xạ đen chữa bệnh gì Cây thuốc xạ đen có tác dụng gì? Hướng dẫn ngâm rượu cây xạ đen
-
Bài viết mới TOP 5 thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật được đánh giá cao nhất
-
Bài viết mới Phô mai feta: Món ngon bắt nguồn từ Hy Lạp

Tin Liên quan
