Viêm xương tủy: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Viêm xương tủy là bệnh lý nguy hiểm và có khả năng gây ra nhiều biến chứng khôn lường nếu bệnh nhân không sớm thăm khám và điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây là thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bạn cần tham khảo.
Viêm xương tủy là gì?
Viêm xương tủy là một bệnh lý về nhiễm trùng trong xương. Tình trạng nhiễm trùng xuất hiện và lan rộng đến xương bằng cách di chuyển thông qua đường máu và lây lan sang các mô ở gần. Bên cạnh đó nhiễm trùng có thể bắt đầu trong xương nếu bạn bị chấn thương làm xương tiếp xúc trực tiếp với vi trùng.
Những người có tình trạng sức khỏe suy yếu, người bị bệnh mãn tính (suy thận, tiểu đường) và những người thường xuyên hút thuốc lá thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường. Ngoài ra, bệnh nhân bị tiểu đường có thể bị viêm xương tủy ngay tại bàn chân nếu họ đang bị loét chân.
Trước kia viêm xương tủy là một bệnh lý không thể chữa khỏi ngoại trừ cắt cụt chi. Tuy nhiên với nền y học hiện đại ngày nay, bệnh nhân có thể chữa bệnh thành công khi thực hiện phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn những khu vực xương đã chết bằng nhiều giai đoạn khác nhau. Ngoài ra sau khi phẫu thuật người bệnh cần sử dụng các loại kháng sinh tiêm tĩnh mạch liều mạnh để kết thúc quá trình điều trị.
Triệu chứng của bệnh viêm xương tủy
Khi bị viêm xương tủy, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu sau:
- Sốt
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi
- Đau nhiều tại vùng xương đang bị nhiễm trùng
- Khu vực bị nhiễm trùng có dấu hiệu sưng, ấm và ửng đỏ
- Khó di chuyển
- Buồn nôn.
Triệu chứng đau lưng dữ dội sẽ xuất hiện ở những người bị viêm xương tủy tại cột sống, nhất là vào ban đêm. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh không thể hiện ra bên ngoài hoặc những dấu hiệu và triệu chứng đó xuất hiện nhưng không rõ ràng, rất khó phân biệt với những bệnh lý khác. Điều này xảy ra thường xuyên hơn với người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và những người có hệ thống miễn dịch đã bị tổn hại.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm xương tủy
Vi khuẩn tụ cầu, các loại vi khuẩn thường thấy trong mũi hoặc trên da của những người khỏe mạnh là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm xương tủy. Các tác nhân gây hại thường có khả năng xâm nhập vào xương theo nhiều cách khác nhau bao gồm:
1. Dòng máu
Vi trùng có trong các bộ phận khác của cơ thể người bệnh có khả năng di chuyển đến một điểm yếu trong xương qua dòng máu.
2. Chấn thương
Tình trạng chấn thương hoặc những vết thương đâm thủng nghiêm trọng có khả năng mang vi trùng từ bên ngoài đi sâu vào bên trong cơ thể của bạn. Nếu tình trạng chấn thương nặng kèm theo nhiễm trùng, vi trùng có thể di chuyển và lây lan đến các xương gần đó. Ngoài ra vi trùng cũng có thể xâm nhập vào xương trong trường hợp bạn bị gãy xương nghiêm trọng đến mức có một phần xương dính vào da.
3. Phẫu thuật
Xương và cơ thể có khả năng tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn khi người bệnh thực hiện phẫu thuật để điều trị gãy xương hoặc thay thế các khớp.
Các yếu tố rủi ro
Thông thường các xương đều có khả năng chống nhiễm trùng. Tuy nhiên khả năng này sẽ mất dần khi bạn già đi. Ngoài những nguyên nhân gây bệnh trên các yếu tố rủi ro dưới đây cũng có thể khiến xương của bạn rơi vào tình trạng viêm xương tủy.
1. Phẫu thuật chỉnh hình hoặc do chấn thương gây ra
Một vết đâm sâu hoặc một vết gãy xương nghiêm trọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cũng như tạo ra một con đường giúp vi khuẩn xâm nhập sâu vào xương hoặc các mô xung quanh. Bên cạnh đó, vết đâm sâu như vết cắn của động vật hoặc vết đâm xuyên qua giầy cũng có khả năng hình thành nên con đường lây nhiễm này.
Quá trình phẫu thuật thay thế các khớp bị mòn hoặc điều trị xương bị gãy vô tình hình thành một lối đi giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào các xương. Ngoài ra phần cứng trong chỉnh hình cấy ghép cũng tác động và trở thành một yếu tố dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao.
2. Rối loạn tuần hoàn
Khi các mạch máu bị tắt nghẽn hoặc bị tổn thương, cơ thể của người bệnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình phân phối các tế bào chống nhiễm khuẩn cần thiết. Khi đó một vết nhiễm trùng nhỏ có thể phát triển thành vết viêm nhiễm lớn hơn, một vết cắt nhỏ có thể tiến triển thành một vết loét sâu. Điều này khiến mô sâu và các xương có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.
Tình trạng lưu thông máu bị suy yếu do những bệnh lý sau:
- Bệnh hồng cầu hình liềm
- Bệnh tiểu đường kiểm soát kém hoặc không thể kiểm soát
- Bệnh động mạch ngoại biên, hầu hết thường liên quan đến những người hút thuốc.
3. Vấn đề về đường truyền tĩnh mạch hoặc ống thông
Trong một vài trường hợp, bệnh nhân cần sử dụng ống thông y tế để liên kết các cơ quan nội tạng với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên ống này cũng có thể dễ dàng đưa vi trùng xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể của bạn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời dẫn đến viêm xương tủy.
Những loại ống thường được sử dụng bao gồm:
- Ống tiêm tĩnh mạch dài hạn
- Máy lọc máu
- Ống thông đường tiểu…
4. Điều kiện làm suy yếu hệ thống miễn dịch
Trong trường hợp hệ thống miễn dịch của bạn bị ảnh hưởng bởi thuốc hoặc những điều kiện y tế khác, bạn sẽ có tỉ lệ bị viêm xương tủy cao hơn những người bình thường. Những yếu tố có khả năng làm ức chế hệ thống miễn dịch của bạn bao gồm:
- Bệnh tiểu đường kiểm soát kém hoặc không thể kiểm soát
- Dùng corticosteroid hoặc thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u
- Điều trị ung thư.
5. Sử dụng thuốc bất hợp pháp
Những người thường xuyên sử dụng thuốc tiêm bất hợp pháp đều có nguy cơ bị viêm xương tủy. Bởi trong trường hợp này họ có thể sử dụng kim tiêm không rắn hoặc thường không khử trùng da trước khi tiêm.
Bệnh viêm xương tủy có nguy hiểm không?
Bệnh viêm xương tủy nếu không sớm khắc phục và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau:
1. Hoại tử xương (chết xương)
Tình trạng nhiễm trùng trong xương có khả năng cản trở và ngăn chặn quá trình lưu thông máu trong xương, lâu ngày dẫn đến hiện tượng chết xương. Để quá trình điều trị bằng thuốc kháng sinh đạt hiệu quả, bệnh cần cần phẩu thuật cắt bỏ những khu vực xương đã chết.
2. Viêm khớp nhiễm khuẩn
Viêm khớp nhiễm khuẩn xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng xương lan rộng vào các khớp gần đó.
3. Tăng trưởng suy giảm
Quá trình phát triển xương và khớp đối với trẻ em có thể bị ảnh hưởng nếu bệnh viêm xương tủy xuất hiện ở những khu vực mềm như: Đĩa tăng trưởng, hai đầu xương dài của chân và cánh tay.
4. Ung thư da
Nếu bệnh viêm xương tủy xuất hiện, đồng thời tạo nên một vết loét mở đang có dấu hiệu chảy mủ, vùng da quanh đó sẽ nguy cơ phát triển thành ung thư tế bào vảy.
Điều trị bệnh viêm xương tủy như thế nào?
Phẫu thuật là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất cho những bệnh nhân đang bị viêm xương tủy. Khi đó khu vực xương bị nhiễm trùng hoặc xương chết sẽ bị loại bỏ, sau đó dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch để hoàn thành quá trình điều trị.
Thông thường bệnh nhân bị viêm xương tủy mãn tính sẽ tiến hành phẫu thuật, sau đó dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên đối với viêm xương tủy cấp tính (nhiễm trùng phát triển trong vòng 2 tuần sau chấn thương) bệnh nhân có điều trị hoàn toàn bằng thuốc và không cần phải phẫu thuật.
1. Phẫu thuật
Tùy thuộc vào mức độ phát triển bệnh lý và độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, quá trình phẫu thuật điều trị viêm xương tủy có thể bao gồm một hoặc nhiều thủ tục dưới đây:
Thực hiện thoát nước khu vực bị nhiễm bệnh
Thực hiện thoát nước khu vực bị nhiễm bệnh đồng nghĩa với việc khu vực xung quanh vùng xương bị nhiễm trùng sẽ được tiến hành phẫu thuật rút bỏ phần bị nhiễm trùng như các mủ và chất lỏng tích tụ.
Loại bỏ xương và mô bệnh
Loại bỏ xương và mô bệnh còn được gọi là thủ tục bóc tách. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ càng nhiều xương bệnh càng tốt. Đồng thời lấy một phần xương nhỏ khỏe mạnh ra bên ngoài để chắc rằng tất cả khu vực bị nhiễm bệnh đã được loại bỏ. Bên cạnh đó các mô xung qu
anh nếu có dấu hiệu bị nhiễm trùng cũng cần được loại bỏ hoàn toàn.
Phục hồi lưu lượng máu đến xương
Sau khi thực hiện quá trình bóc tách, bác sĩ sẽ tiến hành lắp đầy những khoảng trống bằng một mãnh xương hoặc các mô xung quanh như da, cơ hoặc một phần mô khác của cơ thể. Trong một vài trường hợp khác, bác sĩ sẽ dụng chất làm đầy tạm thời đặt trong túi cho đến khi người bệnh đủ sức khỏe để trải qua quá trình ghép xương hoặc ghép mô. Mãnh ghép sẽ giúp cơ thể của bạn sửa chữa nhanh những mạch máu bị hư, đồng thời hình thành xương mới.
Loại bỏ vật lạ
Nếu tình trạng viêm xương tủy xuất hiện kèm theo sự ảnh hưởng của nhiều vật lạ bên trong, người bệnh sẽ được gỡ bỏ sau phẫu thuật.
Cắt cục chi
Cắt cục chi là phương án điều trị cuối cùng khi bệnh nhân bị viêm xương tủy ở thể nặng. Bên cạnh đó việc loại bỏ hoàn toàn chi bị ảnh hưởng có thể ngăn chặn sự lây nhiễm lan rộng.
2. Thuốc
Việc điều trị viêm xương tủy bằng thuốc kháng sinh còn phụ thuộc rất nhiều vào loại vi trùng gây bệnh. Do đó, khi đã thông qua quá trình chẩn đoán bằng sinh tiết xương, các bác sĩ sẽ chọn ra một loại kháng sinh có tác dụng mạnh với loại nhiễm trùng đó. Kháng sinh thường sẽ được tiêm qua tĩnh mạch ở cánh tay liên tục trong 6 tuần.
Trong trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bổ sung bằng thuốc kháng sinh đường uống để bệnh nhân có thể nhanh chóng phục hồi.
Viêm xương tủy là một bệnh lý nguy hiểm và có khả năng gây nên những hậu quả khôn lường. Chính vì thế nếu bạn nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng mắc bệnh hoặc có nhiều dấu hiệu bất thường khác, hãy nhanh chóng đến bệnh viện. Khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất, giảm thiểu được những rủi ro.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Xem thêm: Mẹ uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tin mới nhất
- Trào ngược dạ dày là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và thuốc điều trị
- Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Nhất [2019] Hướng Dẫn A-Z
- Công Dụng Của Nấm Thượng Hoàng
- Mụn mọc trên đầu: Làm sao để bạn hết khó chịu?
- 6 tiêu chí chọn mua sản phẩm tẩy rửa gia dụng giúp ngừa dị ứng da cho bé
- Mẩn ngứa da cảnh báo bệnh nguy hiểm gì? Đâu là cách điều trị hiệu quả, an toàn?
- Giảm đau cấp: khi nào cần dùng thuốc kháng viêm?
- Cách sử dụng cây cỏ sữa lá nhỏ
- Mụn trong mũi: Bạn cần biết những gì, điều trị ra sao?
- Giải đáp 15 câu hỏi về triêu chứng, điều trị, phòng tái phát ung thư gan
Video
- TIN TỨC UNG THƯ 8 Bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng co thắt áp dụng tại nhà cực dễ
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Rối loạn chức năng tình dục ở nam giới: Khởi đầu của chuyện chăn gối nguội lạnh
- TIN TỨC UNG THƯ Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần: Cách thực hiện và lưu ý
- TIN TỨC UNG THƯ Tác Dụng Của Nấm Linh Chi Với Bệnh Viêm Khớp