Sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không?
Sổ mũi là tình trạng bệnh thường gặp, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hay trong mùa đông. Bệnh kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy, sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì? có nguy hiểm không và khắc phục triệt để bằng cách nào? Hãy theo dõi ngay bài chia sẻ bên dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhất.
Sổ mũi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Chất nhầy trong mũi có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa và chống lại vi khuẩn, khói bụi và các mảnh vụn nhỏ gây hại ngoài môi trường để bảo vệ chức năng của phổi. Mặc dù thường gây ra nhiều bất tiện, nhưng tình trạng chảy nước mũi được cho là một cơ chế để bảo vệ cơ thể.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bệnh thường là cảm lạnh hoặc dị ứng. Hầu hết các trường hợp sổ mũi có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi chảy nước mũi có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh nghiêm trọng khác như: thủy đậu, tổn thương vách ngăn mũi, hay một số bệnh về tai – mũi – họng khác.
Nhiều bệnh nhân có nhận định sai lầm tình trạng sổ mũi là dấu hiệu của bệnh cảm cúm và tự ý mua thuốc điều trị rất nguy hiểm. Để phân biệt sổ mũi do các vấn đề về bệnh hô hấp với sổ mũi cảm cúm bình thường, người bệnh có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau:
- Tình trạng chảy nước mũi kéo dài hơn 10 ngày.
- Chảy nước mũi kèm theo dấu hiệu sốt cao.
- Nước mũi có màu xanh hoặc vàng đục và kèm theo dấu hiệu đau mũi.
- Nguy hiểm hơn đó là tình trạng sổ mũi có máu.
Tình trạng sổ mũi lâu ngày RẤT NGUY HIỂM, người bệnh cần sớm phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn chặn các biến chứng bệnh.
Nguyên nhân gây sổ mũi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh sổ mũi, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Do tiếp xúc với dị nguyên
Bụi là dị nguyên chủ yếu gây nên các bệnh dị ứng đường hô hấp, trong đó có tình trạng bệnh sổ mũi. Trong bụi có chứa nhiều tạp chất, kháng nguyên khác nhau, thay đổi theo từng vùng và từng mùa, đa dạng như: ve, lông động vật, nấm, mốc, phấn hoa, khói thuốc lá,…
Ngoài ra, tình trạng bệnh còn do các loại dị nguyên khác như: Dị ứng với thực phẩm (đồ ăn, hải sản,…) hay một số loại thuốc kháng sinh.
- Yếu tố cơ địa
Những người thường xuyên bị sổ mũi là người có cơ địa yếu, sức đề kháng kém. Cơ thể luôn có những dấu hiệu của dị ứng nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với dị nguyên.
Trường hợp này dễ mắc các bệnh dị ứng như: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản, chàm hoặc một số bệnh có đặc tính di truyền. Đặc biệt, những người có cơ địa yếu thường rất dễ bị lây bệnh từ người khác.
- Các yếu tố gây nhiễm trùng
Do virus, vi khuẩn từ bên ngoài môi trường đi qua hốc mũi hoặc bằng đường máu vào cơ thể gây nhiễm trùng như: Cúm, bạch hầu, ho gà,… Đây là những bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người qua dịch mũi họng, dịch nước bọt hoặc lây lan từ gia súc, gia cầm sang người.
Một số nguyên nhân khác: Lạm dụng thuốc xịt mũi, sử dụng chất kích thích, mang thai, thay đổi thời tiết,…
Dấu hiệu nhận biết tình trạng sổ mũi
Dấu hiệu nhận biết tình trạng sổ mũi thường trải qua 3 giai đoạn chính, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Bệnh nhân cảm thấy nóng rát và khô mũi họng kèm theo tình trạng hắt hơi nhiều lần. Bên cạnh đó, có thể kèm theo dấu hiệu sốt nhẹ.
- Giai đoạn 2: Người bệnh bắt đầu có dấu hiệu xuất tiết dịch. Có thể thấy rõ các triệu chứng như: Sốt cao, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, môi khô, đau rát họng, mạch nhanh,… Ban đầu có thể xuất hiện tình trạng ho khan, sau đó chuyển sang ho có đờm trắng đục. Bên cạnh đó, người bệnh cảm thấy toàn thân mệt mỏi, đau nặng đầu, ăn ngủ kém.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn sổ mũi chuyển biến nặng, dịch tiết chuyển biến thành dịch mủ. Tình trạng này có thể biến chứng dẫn đến một số bệnh nguy hiểm về tai – mũi – họng như: Viêm mũi cấp, viêm xoang, viêm tai giữa,… Đây là giai đoạn bệnh cần nhiều thời gian và gặp khó khăn khi điều trị nhất. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, do hốc mũi trẻ phát triển chưa hoàn thiện, kèm theo phù nề niêm mạc dẫn đến tình trạng rối loạn thở, trẻ bỏ bú, quấy khóc cả ngày,…
Tình trạng sổ mũi lâu ngày không được điều trị kịp thời có thể biến chứng thành một số bệnh như:
- Viêm mũi cấp: Đây là bệnh thường gặp nhất, ban đầu là tình trạng sổ mũi do phản ứng lại với sự thay đổi của thời tiết hay dị nguyên. Nếu mũi không được vệ sinh, tình trạng nghẹt mũi kéo dài sẽ dẫn đến viêm mũi.
- Viêm xoang: Bệnh sổ mũi không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không triệt để khiến dịch tiết còn đọng lại trong các hốc xoang là nguyên nhân dẫn đến viêm xoang. Tình trạng bệnh lâu dần phát triển thành viêm xoang mãn tính, rất khó điều trị triệt để.
- Bệnh về cuốn mũi: Tình trạng sổ mũi kéo dài dẫn đến viêm nhiễm làm cuốn mũi phù nề, lâu ngày sẽ bị thoái hóa. Hoặc người bệnh dùng thuốc co mạch xịt mũi không đúng liều lượng như chỉ dẫn làm teo cuốn mũi.
- Mắc các bệnh về tai, họng khác: Hệ thống tai – mũi – họng thông với nhau qua các xoang, các hốc, nên khi mũi bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến hai bộ phận còn lại. Tình trạng dịch tiết, mủ viêm khi sổ mũi có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh ở tai và họng như: Viêm họng, viêm tai ứ mủ, viêm tai giữa,…
Do đó, nếu người bệnh không xác định chính xác nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời có thể phát triển và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tốt nhất, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và có phác đồ điều trị tốt nhất.
Cách điều trị tình trạng sổ mũi
Tình trạng sổ mũi kéo dài không được điều dứt điểm có thể gây ra các bệnh về tai – mũi – họng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu có dấu hiệu bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Sau khi thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh, căn cứ vào đó người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y có tác dụng giúp các triệu chứng bệnh sổ mũi giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là các loại thuốc kháng sinh nên có thể để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe nhất là đối với trẻ em. Vì vậy, mỗi tình trạng bệnh và độ tuổi khác nhau các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị sao cho phù hợp.
Thuốc điều trị sổ mũi ở người lớn
Đối với người lớn, thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị sổ mũi là:
- Thuốc giảm đau, tiêu biểu là thuốc Paracetamol.
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid.
- Thuốc kháng histamin tiêu biểu như: Benadryl, Allegra và Zyrtec.
- Thuốc xịt phòng chống dị ứng: Nasonex, flisonase,…
Các nhóm thuốc này ít nhiều gây tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn sử dụng của bác sĩ. Bên cạnh đó, khi điều trị bệnh cần tránh lạm dụng thuốc.
Thuốc điều trị sổ mũi ở trẻ em
Đối với trẻ em, việc chọn các loại thuốc an toàn, hiệu quả là vấn đề mà cha mẹ luôn quan tâm, lo lắng. Đây là đối tượng có các chức năng chưa được hoàn thiện và cơ địa nhạy cảm. Khi sử dụng thuốc không đúng cách dễ xảy ra các phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Vì vậy, cha mẹ cần tham khảo ý kiếm bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị sổ mũi cho trẻ. Vì những loại thuốc này có thể gây nên tình trạng chậm lớn, ảnh hưởng não bộ, đau dạ dày, nóng trong người…
Một số loại thuốc trị sổ mũi ở trẻ em đã được các bác sĩ chỉ định sử dụng như:
- Nhóm làm loãng đờm tiêu biểu như: Natribenzoat, Guaiffenesin hoặc Terpinhydrat.
- Nhóm làm hóa giáng đờm bao gồm: Bromhexin, Acetylcystein, Ambroxol và Carbocystein.
- Thuốc xịt mũi hoặc sử dụng nước muối sinh lý.
- Thuốc siro kẽm sulfat.
- Dùng dầu tràm.
Lưu ý: Các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng thuốc Tây y điều trị bệnh cho trẻ dưới 1 tuổi.
Điều trị bằng Đông y
Theo Đông y, nguyên nhân chính gây bệnh sổ mũi là do phong hàn và phong nhiệt. Tình trạng này còn được gọi là bệnh cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt. Để điều trị bệnh, Đông y thường chú trọng nâng cao thể trạng và bài trừ tác nhân gây bệnh.
Đây được đánh giá là loại thuốc an toàn, không gây tác dụng phụ cho cơ thể như thuốc Tây y. Vì vậy có thể sử dụng thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài. Tuy nhiên, bài thuốc Đông y trị sổ mũi sử dụng các vị thuốc thảo mộc nên có tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì sử dụng mới mang lại hiệu quả cao.
Một số bài thuốc Đông y điều trị bệnh sổ mũi hiệu quả là:
Bài thuốc 1: Trị chứng cảm mạo phong hàn
Đối với trường hợp sổ mũi do cảm mạo phong hàn, có thể sử dụng bài thuốc Ma hoàng thang để điều trị. Thành phần bao gồm các vị thuốc như: Ma hoàng 8g, Hạnh nhân 12g, Quế chi 6g và Cam thảo 6g. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia ra uống 2 lần/ ngày.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc Kinh phong bại độc tán. Đây là bài thuốc gồm các vị: Sài hồ, Tiền hồ, Chỉ xác, Xuyên khung, Khương hoạt, Độc hoạt, Phục linh, Cát cánh Kinh giới và Phòng phong mỗi vị 40g và Cam thảo 20g. Đem các vị thuốc tán bột rồi pha uống ngày 12g. Sử dụng đều hàng ngày giúp giảm nhanh tình trạng sổ mũi.
Bài thuốc 2: Trị chứng cảm mạo phong nhiệt
Đối với tình trạng sổ mũi do cảm mạo phong nhiệt có thể sử dụng một trong 2 bài thuốc sau đây:
- Sử dụng bài thuốc Ngân kiều tán có tác dụng tân lương giải biểu: Chuẩn bị: Kim ngân, Liên kiều mỗi vị 40g; Cát cánh, Bạc hà và Lá tre mỗi vị 24g; Cam thảo, Đậu xị mỗi vị 20g; Hoa kinh giới 16g và Ngưu bàng tử 24g. Đem các vị thuốc đã chuẩn bị tán bột rồi pha uống ngày 24g.
- Bài thuốc Tang cúc ẩm với các vị thuốc như: Tang diệp 12g, Cúc hoa, Cát cánh, Hạnh nhân mỗi vị 12g; Liên kiều, Lô căn mỗi vị 8g; Bác hà và Cam thảo mỗi vị 6g. Đem các vị thuốc sắc với 500ml nước, đến khi còn 1/2 thì sử dụng. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, kiên trì sử dụng sau 2 tuần các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.
Điều trị bằng biện pháp dân gian
Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y hay Đông y để điều trị sổ mũi, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dân gian. Đây là các biện pháp sử dụng các nguồn dược liệu có sẵn trong tự nhiên. Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản, bệnh nhân có thể tự áp dụng ngay tại nhà.
Một số biện pháp dân gian điều trị bệnh sổ mũi hiệu quả bạn nên áp dụng là:
Uống trà hoa cúc chữa hắt hơi sổ mũi
Trà hoa cúc chứa nhiều hoạt chất có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, kháng viêm, kháng khuẩn và giảm tình trạng sổ mũi rất tốt. Ngoài ra, trà hoa cúc còn là vị thuốc an thần nhẹ giúp cơ thể thư giãn, thoải mái hơn.
Vì vậy, khi điều trị bệnh sổ mũi, ngoài tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh trà hoa cúc còn khắc phục tình trạng mệt mỏi và mất ngủ cho người bệnh.
Cách sử dụng như sau:
Nguyên liệu: Hoa cúc khô.
Cách thực hiện:
- Cho hoa cúc khô vào một cốc nhỏ, sau đó thêm một lượng nước nóng thích hợp.
- Thực hiện hãm trà hoa cúc trong khoảng 20 phút là có thể dùng được.
- Uống trà 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi ngủ.
- Sử dụng trà hàng ngày, các triệu chứng sổ mũi được cải thiện nhanh chóng, hiệu quả.
Gừng tươi chữa bệnh sổ mũi hiệu quả
Gừng có vị cay, tính ấm là một loại dược liệu rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, tai mũi họng. Trong gừng còn chứa lượng lớn các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại và giúp làm ấm cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng gừng để trị sổ mũi như sau:
Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 10ml mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch và thái thành các lát mỏng.
- Cho gừng đã thái vào một cốc nước sôi và thực hiện hãm trong 20 phút.
- Sau đó, cho thêm 10ml mật ong nguyên chất để cung cấp vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Sử dụng trà gừng mật ong 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.
Lưu ý: Đối với các phương pháp chữa sổ mũi bằng bài thuốc dân gian có chứa mật ong, thì không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi. Vì trong mật ong chứa một ít hoạt chất gây hại, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
Sử dụng lá trà xanh
Lá trà xanh có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và chữa hắt hơi sổ mũi rất hiệu quả. Bên cạnh đó, dược liệu này còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng điều hòa cơ thể, thải độc gan rất tốt cho cơ thể. Cách sử dụng như sau:
Nguyên liệu: Lá trà xanh, mật ong nguyên chất và chanh tươi.
Cách thực hiện:
- Lựa chọn lá trà bánh tẻ, sau đó mang đi rửa sạch và để ráo nước.
- Đem chanh tươi đi rửa sạch, chia một phần thái thành từng lát mỏng, phần còn lại bổ đôi và vắt lấy nước.
- Cho lá trà xanh và 150ml nước nóng vào cốc rồi thực hiện hãm trong 20 phút.
- Sau đó cho 1 muỗng cafe mật ong và nước cốt chanh vào trà rồi khuấy đều.
- Thêm 1 lát chanh vào hỗn hợp trà xanh mới hãm rồi sử dụng.
- Nên sử dụng nước lá trà xanh 2 lần /ngày vào buổi sáng và tối trước khi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Biện pháp phòng ngừa bệnh sổ mũi
Ngoài sử dụng thuốc điều trị, để tránh nguy cơ biến chứng nặng người bệnh cần chú ý các biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Vệ sinh mũi sạch sẽ hàng ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch nước muối sinh lí NaCl 0.9%. Đây là biện pháp giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ niêm mạc mũi hiệu quả.
- Nên giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, có dấu hiệu thay đổi thất thường hoặc mùa đông kéo dài. Cần đặc biệt giữ ấm vùng cổ và ngực.
- Có chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý để cơ thể luôn khỏe mạnh và có hệ miễn dịch tốt nhất.
- Cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều vitamin C từ các loại hoa quả. Cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất giúp tăng khả năng miễn dịch và phòng ngừa bệnh sổ mũi.
- Tập thể dục thường xuyên với những bài tập phù hợp nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể thích nghi được với sự thay đổi của môi trường, thời tiết và các yếu tố dị nguyên.
- Tránh tiếp xúc với vi khuẩn: Người bệnh cần tập thói quen rửa tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đặc biệt cần hạn chế hoặc sử dụng đồ bảo hộ, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với gia cầm, người bị bệnh.
- Uống nhiều nước và chất lỏng giúp dịch nhầy nhanh thoát ra ngoài. Người bệnh nên uống nước khoảng một tiếng một lần để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Ngoài ra, có thể kết hợp các thức uống nóng như trà thảo mộc, canh để tăng hiệu quả làm dịu mũi. Hoặc có thể sử dụng các loại nước ép từ hoa quả để cung cấp vitamin cho cơ thể.
- Tăng độ ẩm cho không khí: Không khí khô có thể là một chất kích ứng, dẫn đến nhiều bệnh về mũi như: chảy nước mũi và nghẹt mũi. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ để làm dịu triệu chứng bệnh.
- Có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh sổ mũi ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng bệnh.
Trên đây là một số kiến thức về bệnh sổ mũi và cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo và lưu lại những kiến thức hữu ích này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Xem thêm: Rối loạn cương dương tạm thời là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Tin mới nhất
- 5 Cách cải thiện chất lượng giấc ngủ tuyệt vời cho người lớn tuổi
- Làm sao để ăn nhiều trái cây hơn?
- Ăn một tô mì gói là bạn đang uống 65 ml nước mắm?
- Tử cung lạnh ảnh hưởng đến khả năng mang thai như thế nào?
- Nấm lim xanh Tiên Phước giá bao nhiêu tiền 1kg chính hãng uy tín?
- Nấm lim mua ở đâu tốt tại Thanh Hóa và cách bảo quản nấm lim xanh
- Cách nhận biết nấm lim xanh rừng chuẩn với hình ảnh nấm lim xanh
- U xương
- Suy thận mạn nên ăn gì kiêng gì để điều trị bệnh hiệu quả?
- Địa chỉ bán nấm lim xanh ở Hà Nội nơi mua nấm lim rừng chính hãng