Tê, đau đầu ngón chân cái, ở giữa, út,… mất cảm giác là bệnh gì?
Cảm giác tê cứng, đau đớn tại các đầu ngón chân khiến bạn cảm thấy khó chịu và gặp khó khăn khi di chuyển. Vậy tê đầu ngón chân cái, ở giữa, út,… mất cảm giác là bệnh gì? Mời các bạn đón đọc các thông tin hữu ích thông qua bài viết sau.
Tê đầu ngón chân là bệnh gì?
Tê chân hay tê các đầu ngón chân là tình trạng bị mất cảm giác ở chân. Khi đó, người bệnh không cảm nhận được môi trường bên ngoài nóng hay lạnh, đau đớn hay không… Triệu chứng tê tay chân ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm hoạt động đi lại của con người.
Triệu chứng tê các đầu ngón chân nếu kéo dài sẽ được gọi là tê buốt chân mãn tính. Tê, đau đầu ngón chân có thể xuất hiện các triệu chứng khác bao gồm:
- Gan bàn chân ngứa rát, nóng ran không rõ nguyên do.
- Cảm giác tê chân trở nặng khi vận động hoặc đi bộ.
- Tê chân kèm các cơn đau thắt lưng, cơ bắp,…
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Thị lực giảm rõ rệt.
- Nói lắp, khó thở, chóng mặt.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tê đầu ngón chân. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính:
- Dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương hoặc bị kích thích nên làm nhiễu loạn cảm nhận của chân.
- Do thiếu hụt lưu lượng máu cần thiết cho cơ thể nên gan bàn chân, bàn tay thường bị tê liệt.
- Người bệnh sử dụng quá nhiều rượu bia hoặc các chất kích thích có hại cho cho cơ thể.
- Cơ thể thiếu hụt các vitamin như B12 làm tê chân, da nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi.
- Do một vài các bệnh lý liên quan đến rối loạn di truyền, bệnh tiểu đường, thoát vị đĩa đệm, bệnh xơ cứng, bệnh gout, khối u tủy sống,…
Tê đầu ngón chân trong một thời gian dài cần được thăm khám và chẩn đoán từ các bác sĩ y khoa. Bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như sau nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời:
- Khuyết tật chi dưới hoặc buộc phải cưa chân
- Chân mất cảm giác vĩnh viễn
- Làm ảnh hưởng hoặc làm mất khả năng đi lại của người bệnh.
- Gây ra đột quỵ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Bị tê, đau ngón chân cái
Ngón chân cái bị tê, đau đớn có thể là do tình trạng rối loạn, tắc nghẽn lưu thông máu tại các dây thần kinh điều khiển các chi.
Người bệnh bị tê đầu ngón chân cái thường đi kèm các dấu hiệu sau:
- Ngón chân cái đau đớn sau đó đó lan xuống gan hoặc cả bàn chân.
- Cơn đau dai dẳng, đau nhói lên thành từng cơn hoặc châm chích như bị kim chọc vào.
- Người bệnh có lúc cảm thấy mất cảm giác tại các vị trí của cơn đau.
Ngón chân cái bị tê đau trong một thời gian dài sẽ gây ra tê liệt vùng thắt lưng, đi lại khó khăn, hệ thống xương khớp lão hóa. Người bệnh cần có những can thiệp y khoa để phòng tránh biến chứng teo cơ, mất khả năng đi lại.
Nếu tình trạng tê đau xuất hiện trong thời gian dài và xuất hiện tê chân tay khi ngủ thì bạn cần phải hết sức chú ý. Hãy cùng tìm hiểu để biết thêm thông tin.
Tê ngón chân út
Người bệnh bị tê đầu ngón chân út thường là do ảnh hưởng từ các bệnh xương khớp hoặc thần kinh.
Một vài nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể kể đến gồm:
- Tính chất công việc: Dân văn phòng, lái xe thường phải ngồi nhiều, ngồi sai tư thế, làm việc quá sức,… sẽ chèn ép lên các mạch máu, gây tê bì ngón chân út
- Do bệnh lý: Người bị tê bì ngón chân út thường là do mắc các bệnh về huyết áp, béo phì, xơ vữa động mạch, thoái hóa xương khớp, viêm đa dây thần kinh, bệnh do virus gây ra,…
- Tình trạng tê đầu ngón chân có thể là do phản ứng khi sử dụng thuốc kháng sinh, hoặc cơ thể dị ứng với thành phần nào đó của thuốc.
Bên cạnh đó, việc cơ thể không được hấp thụ đầy đủ vitamin B1, B2, acid folic, kali, canxi… của những người đang mang thai, người lớn tuổi và trẻ em cũng có thể dẫn đến tê bì ngón chân út.
Bị tê ngón chân giữa
Cũng tương tự như ngón chân cái và ngón chân út, bị tê đầu ngón chân giữa là tình trạng nhiều người bệnh hay gặp phải. Biểu hiện của bệnh giữa cũng là tê cứng, đau đớn tại vị trí ngón chân giữa. Đôi khi cơn đau lan sang các ngón chân bên cạnh, gây mất cảm giác và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đi lại của con người.
Đầu ngón chân cái bị tê mất cảm giác phải làm sao?
Chứng tê đầu ngón chân hoặc bàn chân về lâu về dài không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của con người mà còn có thể gây biến chứng bệnh nguy hiểm tới tính mạnh. Người bệnh có thể tham khảo các phương pháp sau:
Phương pháp chữa tê đau đầu ngón chân mức độ nhẹ
Nếu người bệnh thỉnh thoảng bị tê đau đầu ngón chân thì nên áp dụng các giải pháp sau:
- Tăng cường vận động bằng các bài tập thể dục thể thao để kích thích lưu thông máu.
- Thay đổi tư thế ngồi thường xuyên.
- Không mặc quần áo hoặc đi tất chân quá chật.
- Xoa bóp đầu ngón chân và gan bàn chân để giảm các cơn đau tê chân.
Để có thể chữa tê đầu ngón chân ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tham khảo một vài động tác gồm:
- Bóp và xát lòng bàn chân vào nhau
- Day và xoa đều 2 đầu gối
- Quay 2 bàn chân
Các động tác này khá đơn giản, có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi. Vì vậy nếu bạn có thời gian, hãy tranh thủ thực hiện mỗi động tác từ 5- 10 phút để giúp bệnh được thuyên giảm.
Phương pháp chữa tê đầu ngón chân gây ra bởi các bệnh lý
Một vài bệnh lý như tiểu đường, thần kinh, đau cột sống,… gây ra chứng đau đầu ngón chân. Nếu mắc các bệnh lý này, điều đầu tiên là người bệnh cần thăm khám bác sĩ để xác định tình trạng bệnh. Kiểm tra lượng glucose trong máu, đo đường huyết thường xuyên giúp lập kế hoạch điều trị bệnh thích hợp.
Một vài xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán nguyên nhân và xây dựng được phương pháp chữa bệnh gồm:
- Tê đầu ngón chân trong thời gian dài có thể được bác sĩ chỉ định chụp cắt lớp CT để xác định các dấu hiệu tắc nghẽn hoặc chảy máu.
- Xét nghiệm phản ứng cơ bắp thông qua các kích thích điện phù hợp.
- Nghiên cứu hình ảnh cộng hưởng MRI nhằm xác định các bất thường ở cột sống, tủy sống,…
- Các xét nghiệm bổ sung khác.
Việc khám chữa bệnh là điều bạn cần hết sức quan tâm, tê bì chân tay khám ở đâu? Là vấn đề mà bạn cần phải nên tìm hiểu.
Người bệnh cần tích cực vận động bằng các bài tập phù hợp trong 30 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh đồ ngọt và các đồ uống nhiều chất kích thích. Nếu phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị, người bệnh nên tuân thủ đúng liều lượng và loại thuốc được chỉ dẫn bởi chuyên gia.
Một vài phương pháp điều trị chứng tê đầu ngón chân khác
Bên cạnh các biện pháp cụ thể đã được liệt kê ở phía trên, người bị tê, đau đầu ngón chân có thể tham khảo các cách sau:
- Lựa chọn size giày và tất chân phù hợp, tránh đi quá chật gây chèn ép lên bàn chân.
- Nếu bị thừa cân, hãy chủ động tham khảo và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt để giảm cân lành mạnh. Một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng cần có đủ các chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm tươi sống.
- Người bị tê đầu ngón chân cần đặc biệt chú ý bổ sung vitamin B12 và vitamin C giúp tăng cường độ đàn hồi của da, sự vững chắc của thành mạch, đẩy lùi tình trạng tê chân.
- Tham khảo từ các chuyên gia các bài tập trị liệu để bổ trợ cho người bệnh.
- Chú ý về giấc ngủ: Ngủ đủ và ngủ sâu giúp tái tạo năng lượng, đẩy lùi bệnh hiệu quả.
- Người bệnh có thể ngâm chân bằng nước nóng pha muối loãng hoặc gừng tươi để vệ sinh chân cũng như thúc đẩy lưu thông máu.
Bài viết đã giúp người đọc giải đáp thắc mắc: Tê đầu ngón chân cái, ở giữa, út,… mất cảm giác là bệnh gì. Thông qua bài viết, hy vọng người bệnh hiểu rõ được nguyên nhân và tìm được phương pháp trị liệu thích hợp. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Xem thêm: Thực đơn cho người đau dạ dày – Bí kíp khỏi bệnh nhanh chóng
Tin mới nhất
- RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT
- Ra nhiều khí hư màu trắng trong là dấu hiệu gì?
- 9 lợi ích không ngờ từ quả óc chó
- TOP 12 thuốc trị ho lâu ngày không khỏi cho trẻ em và người lớn
- Đa hồng cầu nguyên phát
- Viêm loét đại tràng là gì? Triệu chứng, phác đồ điều trị bệnh hiệu quả
- Bị viêm niệu đạo kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?
- Bài thuốc trị tiểu đường với 4 loại thảo dược quý giúp đẩy lùi biến chứng
- Dự án về khám chữa bệnh ung thư tại Nhật Bản
- Phân nhạt màu