Đau nhức cánh tay
Tìm hiểu chung
Đau nhức cánh tay là gì?
Đau nhức cánh tay là trường hợp khó chịu hoặc xuất hiện cảm giác đau nhức, cứng khớp ở bất cứ nơi nào trên cánh tay, chẳng hạn như cổ tay, khuỷu tay và vai.
Đau nhức cánh tay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân bệnh lý nhưng phổ biến nhất thường là do chấn thương hoặc lạm dụng chức năng của cánh tay. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà cơn đau có thể bắt đầu đột ngột rồi biến mất hoặc mức độ đau nhức tăng dần.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm đau nhức cánh tay là gì?
Các triệu chứng có thể đi kèm với đau nhức cánh tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, bao gồm:
- Da cánh tay bị đỏ
- Cánh tay bị cứng, sưng
- Sưng hạch bạch huyết dưới cánh tay
Người bị đau nhức cánh tay cần nhanh chóng đến bệnh viện nếu thuộc các trường hợp sau:
- Gặp chấn thương bất ngờ ở cánh tay, có âm thanh nứt vỡ hoặc chảy máu, biến dạng cánh tay
- Đau dữ dội và sưng ở cánh tay
- Khó khăn trong việc cử động hoặc xoay cánh tay như bình thường
- Tình trạng đau không cải thiện sau khi tự chăm sóc tại nhà
- Vùng bị ảnh hưởng ngày càng đỏ, sưng và đau hơn
Nguyên nhân
Nguyên nhân của đau nhức cánh tay là gì?
Nguyên nhân gây đau nhức cánh tay và các triệu chứng đi kèm có thể dao động từ mức độ nhẹ đến nặng. Các nguyên nhân này bao gồm:
Dây thần kinh bị chèn ép
Dây thần kinh bị chèn ép là tình trạng khi một dây thần kinh xung quanh xương, cơ bắp, sụn, gân bị chèn ép hoặc đè nén. Các triệu chứng đi kèm khác có thể bao gồm:
- Cảm giác ngứa ran
- Tê bì
- Đau nhói
- Yếu cơ
- Bong gân, rách dây chằng
Bong gân là tình trạng dây chằng hoặc gân bị kéo giãn hay đứt. Đây là một chấn thương phổ biến. Bạn có thể chăm sóc bong gân nhẹ ở nhà, nhưng các trường hợp nặng hơn có thể phải phẫu thuật để điều trị. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm sưng, bầm tím, hạn chế vận động khớp và khớp không ổn định.
Viêm gân
Viêm gân thường xảy ra ở vai, khuỷu tay và cổ tay, mức độ có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng khác bao gồm sưng nhẹ, đau, có thể đau âm ỉ.
Chấn thương chóp xoay
Tình trạng này thường xảy ra nhất ở những người hay thực hiện các thao tác vươn, với tay cao như họa sĩ hoặc cầu thủ bóng chày. Các triệu chứng bao gồm đau âm ỉ ở vai và lực của cánh tay yếu dần.
Bạn có thể tham khảo bài viết: Hội chứng Rotator cuff
Gãy xương
Tìm hiểu chung
Đau nhức cánh tay là gì?
Đau nhức cánh tay là trường hợp khó chịu hoặc xuất hiện cảm giác đau nhức, cứng khớp ở bất cứ nơi nào trên cánh tay, chẳng hạn như cổ tay, khuỷu tay và vai.
Đau nhức cánh tay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân bệnh lý nhưng phổ biến nhất thường là do chấn thương hoặc lạm dụng chức năng của cánh tay. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà cơn đau có thể bắt đầu đột ngột rồi biến mất hoặc mức độ đau nhức tăng dần.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm đau nhức cánh tay là gì?
Các triệu chứng có thể đi kèm với đau nhức cánh tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, bao gồm:
- Da cánh tay bị đỏ
- Cánh tay bị cứng, sưng
- Sưng hạch bạch huyết dưới cánh tay
Người bị đau nhức cánh tay cần nhanh chóng đến bệnh viện nếu thuộc các trường hợp sau:
- Gặp chấn thương bất ngờ ở cánh tay, có âm thanh nứt vỡ hoặc chảy máu, biến dạng cánh tay
- Đau dữ dội và sưng ở cánh tay
- Khó khăn trong việc cử động hoặc xoay cánh tay như bình thường
- Tình trạng đau không cải thiện sau khi tự chăm sóc tại nhà
- Vùng bị ảnh hưởng ngày càng đỏ, sưng và đau hơn
Nguyên nhân
Nguyên nhân của đau nhức cánh tay là gì?
Nguyên nhân gây đau nhức cánh tay và các triệu chứng đi kèm có thể dao động từ mức độ nhẹ đến nặng. Các nguyên nhân này bao gồm:
Dây thần kinh bị chèn ép
Dây thần kinh bị chèn ép là tình trạng khi một dây thần kinh xung quanh xương, cơ bắp, sụn, gân bị chèn ép hoặc đè nén. Các triệu chứng đi kèm khác có thể bao gồm:
- Cảm giác ngứa ran
- Tê bì
- Đau nhói
- Yếu cơ
- Bong gân, rách dây chằng
Bong gân là tình trạng dây chằng hoặc gân bị kéo giãn hay đứt. Đây là một chấn thương phổ biến. Bạn có thể chăm sóc bong gân nhẹ ở nhà, nhưng các trường hợp nặng hơn có thể phải phẫu thuật để điều trị. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm sưng, bầm tím, hạn chế vận động khớp và khớp không ổn định.
Viêm gân
Viêm gân thường xảy ra ở vai, khuỷu tay và cổ tay, mức độ có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng khác bao gồm sưng nhẹ, đau, có thể đau âm ỉ.
Chấn thương chóp xoay
Tình trạng này thường xảy ra nhất ở những người hay thực hiện các thao tác vươn, với tay cao như họa sĩ hoặc cầu thủ bóng chày. Các triệu chứng bao gồm đau âm ỉ ở vai và lực của cánh tay yếu dần.
Bạn có thể tham khảo bài viết: Hội chứng Rotator cuff
Gãy xương
Gãy xương cánh tay gây ra cơn đau dữ dội, thậm chí có thể nghe thấy âm thanh xương gãy. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Sưng đỏ
- Bầm tím
- Đau dữ dội
- Chỗ gãy có thể biến dạng
- Mất khả năng xoay lòng bàn tay
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn mạn tính do viêm gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến khớp. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Cảm giác khớp ấm, mềm
- Sưng khớp
- Cứng khớp
- Mệt mỏi
Đau thắt ngực
Đau thắt ngực là cơn đau ngực xảy ra khi tim không nhận đủ oxy. Cơn đau có thể xuất hiện ở cánh tay và vai, người bệnh cảm giác như có áp lực đè nén ở ngực, cổ và lưng. Đau thắt ngực thường có liên quan đến bệnh lý về tim. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Tức ngực
- Buồn nôn
- Khó thở
- Chóng mặt
Đau tim
Các cơn đau tim xảy ra khi máu không thể đến được tim do tắc nghẽn hay hẹp động mạch. Tình trạng này có thể làm tổn thương cơ tim. Các triệu chứng khác thường là:
- Đau ở một hoặc cả hai cánh tay
- Khó thở
- Đau ở nơi khác trên cơ thể
- Buồn nôn
- Đổ mồ hôi lạnh
- Tức ngực
- Chóng mặt
Trong trường hợp này, người bệnh cần nhanh chóng được cấp cứu.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau nhức cánh tay?
Trước tiên, bác sĩ cần chẩn đoán nguyên nhân cơ bản của cơn đau để điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bệnh sử và thể chất, thăm hỏi về những hoạt động có khả năng gây đau hay chấn thương cánh tay của người bệnh. Dựa trên các triệu chứng, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm sau:
- Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nâng cánh tay hoặc làm các chuyển động đơn giản khác để đánh giá phạm vi chuyển động của tay, giúp xác định vị trí và nguyên nhân gây thương tích hoặc đau đớn.
- Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ phát hiện một số tình trạng gây đau cánh tay, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc viêm khớp.
- Chụp X-quang trong trường hợp cần chẩn đoán gãy xương.
- Nếu nghi ngờ tình trạng đau cánh tay có liên quan đến các biến chứng tim tiềm ẩn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm nhằm đánh giá hoạt động của tim cũng như lưu lượng máu qua tim người bệnh.
- Siêu âm sử dụng sóng âm thanh tần số cao để ghi nhận hình ảnh bên trong cơ thể nhằm giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề với khớp, dây chằng và gân.
- Chụp MRI và CT để có được hình ảnh chi tiết hơn về mô mềm và xương.
Những phương pháp điều trị đau nhức cánh tay
Phương pháp điều trị đau nhức cánh tay sẽ khác nhau tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng, chẳng hạn như:
Gãy xương cánh tay gây ra cơn đau dữ dội, thậm chí có thể nghe thấy âm thanh xương gãy. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Sưng đỏ
- Bầm tím
- Đau dữ dội
- Chỗ gãy có thể biến dạng
- Mất khả năng xoay lòng bàn tay
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn mạn tính do viêm gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến khớp. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Cảm giác khớp ấm, mềm
- Sưng khớp
- Cứng khớp
- Mệt mỏi
Đau thắt ngực
Đau thắt ngực là cơn đau ngực xảy ra khi tim không nhận đủ oxy. Cơn đau có thể xuất hiện ở cánh tay và vai, người bệnh cảm giác như có áp lực đè nén ở ngực, cổ và lưng. Đau thắt ngực thường có liên quan đến bệnh lý về tim. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Tức ngực
- Buồn nôn
- Khó thở
- Chóng mặt
Đau tim
Các cơn đau tim xảy ra khi máu không thể đến được tim do tắc nghẽn hay hẹp động mạch. Tình trạng này có thể làm tổn thương cơ tim. Các triệu chứng khác thường là:
- Đau ở một hoặc cả hai cánh tay
- Khó thở
- Đau ở nơi khác trên cơ thể
- Buồn nôn
- Đổ mồ hôi lạnh
- Tức ngực
- Chóng mặt
Trong trường hợp này, người bệnh cần nhanh chóng được cấp cứu.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau nhức cánh tay?
Trước tiên, bác sĩ cần chẩn đoán nguyên nhân cơ bản của cơn đau để điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bệnh sử và thể chất, thăm hỏi về những hoạt động có khả năng gây đau hay chấn thương cánh tay của người bệnh. Dựa trên các triệu chứng, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm sau:
- Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nâng cánh tay hoặc làm các chuyển động đơn giản khác để đánh giá phạm vi chuyển động của tay, giúp xác định vị trí và nguyên nhân gây thương tích hoặc đau đớn.
- Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ phát hiện một số tình trạng gây đau cánh tay, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc viêm khớp.
- Chụp X-quang trong trường hợp cần chẩn đoán gãy xương.
- Nếu nghi ngờ tình trạng đau cánh tay có liên quan đến các biến chứng tim tiềm ẩn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm nhằm đánh giá hoạt động của tim cũng như lưu lượng máu qua tim người bệnh.
- Siêu âm sử dụng sóng âm thanh tần số cao để ghi nhận hình ảnh bên trong cơ thể nhằm giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề với khớp, dây chằng và gân.
- Chụp MRI và CT để có được hình ảnh chi tiết hơn về mô mềm và xương.
Những phương pháp điều trị đau nhức cánh tay
Phương pháp điều trị đau nhức cánh tay sẽ khác nhau tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng, chẳng hạn như:
- Dùng thuốc giảm đau. Đối với một số trường hợp, cơn đau ở cánh tay có thể nghiêm trọng và cần bác sĩ kê toa thuốc giảm đau.
- Dùng thuốc chống viêm. Đối với cơn đau do viêm, các thuốc chống viêm như corticosteroid có thể giúp giảm nguyên nhân cơ bản và các cơn đau tiếp theo. Thuốc chống viêm có sẵn như thuốc uống, thuốc tiêm và thuốc tiêm tĩnh mạch.
- Vật lý trị liệu. Người bệnh có thể cần điều trị một số cơn đau cánh tay bằng vật lý trị liệu, đặc biệt là trong trường hợp bị hạn chế khả năng vận động do cơn đau.
- Phẫu thuật. Trong trường hợp nghiêm trọng như chấn thương dây chằng hay gãy tay, phẫu thuật có thể là phương pháp cần thiết.
Điều trị tại nhà
Những biện pháp nào giúp điều trị đau nhức cánh tay tại nhà?
Ngoài các loại thuốc bác sĩ đã kê toa, người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị tại nhà để giảm cơn đau nhức cánh tay, chẳng hạn như:
- Nghỉ ngơi. Đôi khi tất cả những gì cơ thể cần là nghỉ ngơi. Người bệnh cần thư giãn cánh tay bị ảnh hưởng, tránh tập thể dục và vận động quá sức.
- Chườm đá. Biện pháp này có thể giúp giảm sưng và viêm. Người bệnh lưu ý không để túi chườm đá tiếp xúc trực tiếp lên vùng bị đau mà nên lót ở giữa một chiếc khăn, chườm trong 20 phút, nghỉ 1 giờ trước khi chườm tiếp.
- Dùng thuốc giảm đau không kê toa (OTC). Trong trường hợp đau nhẹ hay không có dấu hiệu nguy hiểm cần cấp cứu, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau không kê toa như paracetamol, aspirin hay ibuprofen để làm dịu cảm giác khó chịu. Lưu ý không sử dụng quá liều và trong thời gian dài hơn khuyến cáo.
- Cố định vùng đau. Người bệnh có thể dùng băng thun và nẹp để cố định cánh tay bị đau, giúp hạn chế việc cử động các khớp, giảm sưng.
Nếu thực hiện những biện pháp trên không cải thiện được tình trạng đau nhức cánh tay, người bệnh nên ngừng ngay và lập tức đến phòng khám để được chẩn đoán, điều trị chính xác.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa đau nhức cánh tay?
Trong nhiều trường hợp, đau nhức cánh tay do chấn thương là tình trạng có thể phòng ngừa được bằng những cách như:
- Làm nóng cơ thể, thường xuyên làm giãn cơ, đặc biệt là trước khi tập thể dục, thể thao
- Đảm bảo tập luyện đúng tư thế, nhịp độ để ngăn chấn thương
- Mặc trang phục phù hợp hoặc trang bị đồ bảo hộ đầy đủ khi chơi các môn thể thao đối kháng
- Giữ cân nặng hợp lý, lành mạnh
- Nâng đồ vật cẩn thận, không thao tác quá nhanh hay quá sức
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
- Dùng thuốc giảm đau. Đối với một số trường hợp, cơn đau ở cánh tay có thể nghiêm trọng và cần bác sĩ kê toa thuốc giảm đau.
- Dùng thuốc chống viêm. Đối với cơn đau do viêm, các thuốc chống viêm như corticosteroid có thể giúp giảm nguyên nhân cơ bản và các cơn đau tiếp theo. Thuốc chống viêm có sẵn như thuốc uống, thuốc tiêm và thuốc tiêm tĩnh mạch.
- Vật lý trị liệu. Người bệnh có thể cần điều trị một số cơn đau cánh tay bằng vật lý trị liệu, đặc biệt là trong trường hợp bị hạn chế khả năng vận động do cơn đau.
- Phẫu thuật. Trong trường hợp nghiêm trọng như chấn thương dây chằng hay gãy tay, phẫu thuật có thể là phương pháp cần thiết.
Điều trị tại nhà
Những biện pháp nào giúp điều trị đau nhức cánh tay tại nhà?
Ngoài các loại thuốc bác sĩ đã kê toa, người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị tại nhà để giảm cơn đau nhức cánh tay, chẳng hạn như:
- Nghỉ ngơi. Đôi khi tất cả những gì cơ thể cần là nghỉ ngơi. Người bệnh cần thư giãn cánh tay bị ảnh hưởng, tránh tập thể dục và vận động quá sức.
- Chườm đá. Biện pháp này có thể giúp giảm sưng và viêm. Người bệnh lưu ý không để túi chườm đá tiếp xúc trực tiếp lên vùng bị đau mà nên lót ở giữa một chiếc khăn, chườm trong 20 phút, nghỉ 1 giờ trước khi chườm tiếp.
- Dùng thuốc giảm đau không kê toa (OTC). Trong trường hợp đau nhẹ hay không có dấu hiệu nguy hiểm cần cấp cứu, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau không kê toa như paracetamol, aspirin hay ibuprofen để làm dịu cảm giác khó chịu. Lưu ý không sử dụng quá liều và trong thời gian dài hơn khuyến cáo.
- Cố định vùng đau. Người bệnh có thể dùng băng thun và nẹp để cố định cánh tay bị đau, giúp hạn chế việc cử động các khớp, giảm sưng.
Nếu thực hiện những biện pháp trên không cải thiện được tình trạng đau nhức cánh tay, người bệnh nên ngừng ngay và lập tức đến phòng khám để được chẩn đoán, điều trị chính xác.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa đau nhức cánh tay?
Trong nhiều trường hợp, đau nhức cánh tay do chấn thương là tình trạng có thể phòng ngừa được bằng những cách như:
- Làm nóng cơ thể, thường xuyên làm giãn cơ, đặc biệt là trước khi tập thể dục, thể thao
- Đảm bảo tập luyện đúng tư thế, nhịp độ để ngăn chấn thương
- Mặc trang phục phù hợp hoặc trang bị đồ bảo hộ đầy đủ khi chơi các môn thể thao đối kháng
- Giữ cân nặng hợp lý, lành mạnh
- Nâng đồ vật cẩn thận, không thao tác quá nhanh hay quá sức
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Tin mới nhất
- Tự chế 13 mặt nạ trắng da mờ vết thâm mụn tại nhà
- Viêm họng mủ và cách chữa toàn diện từ thảo dược Đông y lành tính
- Cần xem ngay nếu mẹ bầu không muốn bị sảy thai
- Bạn có biết thịt gà không nên ăn với gì?
- Herbal GlucoActive trị tiểu đường có tốt không? Giá bao nhiêu?
- 5 điều bạn nên biết về tác dụng phụ của dầu oliu
- Hiểu rõ tác hại của sóng điện từ để phòng ngừa
- Dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng – Dễ tiến triển gây ung thư
- Bị tê tay chân khám ở đâu tốt tại TP HCM và Hà Nội?
- Nấm lim xanh có giá bao nhiêu cách phân biệt nấm lim xanh thật giả