Lạc nội mạc tử cung là gì? Dấu hiệu, cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung là một trong số nhiều bệnh lý phụ khoa lành tính, thường gặp. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, kéo dài dai dẳng cho phụ nữ. Nếu không có phương pháp can thiệp đúng, tình trạng lạc nội mạc tử cung có thể đe dọa sức khỏe sinh sản.
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Nội mạc tử cung là một lớp tế bào lót bên trong lòng tử cung, chúng có kích thước khá mỏng. Vào các chu kỳ rụng trứng, nội mạc sẽ dày lên và bong ra trong những ngày hành kinh. Chúng sẽ rời ra và di chuyển đến những nơi khác để trú ngụ.
Các lớp mô lạc vẫn giữ nguyên tính chất như ban đầu, cũng dày lên sau đó bong ra tạo thành nguyệt san hàng tháng của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, lúc này chúng sẽ không trôi ra ngoài theo ngả âm đạo như bình thường, thay vào đó chúng mắc lại trong các nang bên trong buồng tử cung.
Những mẫu mô bị “thất lạc” tại khu vực này thường tạo nên những triệu chứng mạn tính cho vùng chậu. Thông thường, các cơn đau có thể xảy ra ở dạng vừa hoặc nặng, diễn ra trong thời gian hành kinh. Bên cạnh đó, các mô lành xung quanh các tế bào lạc vị trí có thể bị kích thích, dẫn đến hình thành sẹo.
Tình trạng sẹo xơ là nguyên nhân khiến cho các mô ở vùng chậu dính vào các cơ quan khác. Biến chứng nguy hiểm đối với trường hợp này là nguy cơ phụ nữ bị vô sinh – hiếm muộn.
Lạc nội mạc tử cung là hiện tượng có thể xảy ra ở khu vực buồng trứng, vòi trứng, vùng chậu. Các cơ quan khác trong ổ bụng rất hiếm có nội mạc tử cung lạc vào nhưng cũng có một số ít bệnh nhân gặp phải tình trạng này. Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, việc điều trị bệnh đã dễ dàng hơn rất nhiều.
Các triệu chứng lạc nội mạc tử cung
Nhằm giúp chị em phụ nữ sớm phát hiện và điều trị bệnh, dưới đây là một vài triệu chứng thường gặp khi bị lạc nội mạc tử cung:
- Kinh nguyệt kéo dài: Đây là một trong những biểu hiện cho thấy nguy cơ phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung. Đồng thời, lượng máu khi đó cũng kinh ra nhiều bất thường, ngày hành kinh dài hơn 7 ngày. Ngoài ra, một số trường hợp, chị em còn quan sát thấy máu kinh đông lại thành cục. Lúc này, phụ nữ nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.
- Đau vùng chậu: Có đến khoảng 50% tỷ lệ chị em phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung sẽ cảm thấy đau vùng chậu mạn tính. Những cơn đau ở khu vực lưng dưới, bụng, tiểu cung bắt đầu từ nhiều ngày. Chúng tăng dần và chuyển nặng vào thời gian hành kinh. Cơn đau nặng nề khiến chị em gặp nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, đa phần nhiều người thường bỏ qua dấu hiệu này vì nghĩ rằng đây là hiện tượng đau bụng kinh bình thường. Chị em nên chú ý thăm khám sớm, tránh các nguy cơ.
- Đau khi quan hệ tình dục: Giao hợp cảm thấy đau đớn cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh lạc nội mạc tử cung. Cơn đau này không giống như khi dương vật xâm nhập vào âm đạo, ngược lại chị em nhận thấy cơn đau “sâu” và khá khó chịu. Nguyên nhân được lý giải là vì khi dương vật đi vào bên trong khiến cho các mô nội mạc bị căng, giãn quá mức. Đồng thời, các dây chằng có nhiệm vụ giữ tử cung bị chèn ép nặng nề.
- Đau khi tiểu tiện: Người bệnh có thể bị nhầm lẫn vì một vài hiện tượng lạc nội mạc tử cung tương tự như chứng viêm bàng quang kẽ, nhất là hiện tượng đau khi đi tiểu, tiểu thường xuyên. Một vài trường hợp còn nhận thấy máu lẫn trong nước tiểu.
- Rối loạn tiêu hóa: Những triệu chứng thường gặp khi hệ thống tiêu hóa bị rối loạn như đầy bụng, táo bón, buồn nôn,…Tuy nhiên, trường hợp chị em nhận thấy những triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng thì rất có thể đây là biểu hiện của nội mạc tử cung bị lạc.
- Vô sinh – hiếm muộn: Theo thống kê, người ta nhận thấy có tới 25% – 50% bệnh nhân mắc lạc nội mạc tử cung rơi vào tình trạng vô sinh. Nguyên nhân bởi những tổn thương bên trong mô nội mạc để lại sẹo khiến chức năng của ống dẫn trứng suy giảm. Ngoài ra, trường hợp ống dẫn trứng không bị ảnh hưởng nhiều thì tình trạng lạc nội mạc tử cung cũng gây khó khăn cho nữ giới trong quá trình thụ thai.
Khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng, dấu hiệu kể trên, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ, khắc phục. Tránh tình trạng lạc nội mạc tử cung kéo dài làm nguy hại chức năng sinh sản và gây ra nhiều biến chứng về sau.
Lạc nội mạc tử cung hình thành do đâu?
Có thể nói, cho đến hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng lạc nội mạc tử cung. Một vài yếu tố nguy cơ cao dẫn đến vấn đề này có thể kể đến như:
Kinh nguyệt bị trào ngược
Đây là nguyên nhân được nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến bệnh lạc nội mạc tử cung. Lúc này, máu kinh sẽ không được tống ra ngoài theo con đường bình thường, một lượng ít kinh nguyệt có chứa nội mạc tử cung đi ngược lại vòi trứng. Từ đó, chúng bị lạc sang các cơ quan lân cận.
Những tế bào nội mạc tử cung bám vào các cơ quan đó, gây nên tình trạng viêm, dính hoặc chảy máu. Vì thế, trong thời gian hành kinh, chị em được khuyến cáo hạn chế việc quan hệ tình dục. Bởi, dương vật có thể là tác nhân đẩy máu kinh ngược lại ổ bụng, gia tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung.
Bên cạnh đó, đối với những bạn gái bước vào giai đoạn dậy thì, có kinh nguyệt trước 11 tuổi, người có chu kỳ hành kinh ngắn hoặc dài đều nằm trong nhóm nguy cơ gặp phải tình trạng lạc nội mạc tử cung.
Do phẫu thuật
Một số trường hợp nữ giới đã trải qua quá trình giải phẫu tử cung, mổ lấy thai, nạo phá thai,….khiến cho tử cung bị tổn thương sẽ khiến cho lớp nội mạc tử cung dễ bị lạc hơn.
Suy giảm hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch của nữ giới bị suy yếu là một trong những nguy cơ khiến chị em phụ nữ dễ bị lạc nội mạc tử cung. Bởi vì, khi đó hệ thống miễn dịch bị rối loạn khiến cho cơ thể nhầm lẫn, không nhân ra mô nội mạc. Khi chúng đi lạc ra ngoài tử cung, hệ thống miễn dịch sẽ tiến hành phá hủy mô nội mạc.
Do di truyền
Bên cạnh những nguyên nhân trên, tình trạng lạc nội mạc tử cung cũng được nhiều chuyên gia chẩn đoán có mối liên hệ với yếu tố di truyền. Họ chỉ ra rằng, nếu phụ nữ có người thân như mẹ hoặc chị gái,…gặp phải tình trạng lạc nội mạc tử cung thì nguy cơ cao phụ nữ cũng sẽ mắc phải căn bệnh này. Tỷ lệ có thể nhân lên gấp 6 lần so với các trường hợp bình thường.
Các yếu tố nguy cơ khác
Ngoài ra, một số trường hợp phụ nữ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này có thể kể đến như:
- Cơ quan sinh dục dị dạng, bị viêm nhiễm kéo dài.
- Không sinh con, mãn kinh muộn.
- Nồng độ estrogen tăng cao, chỉ khối cơ thể thấp,…
Đây được xem là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng lạc nội mạc tử cung. Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ khắc phục sớm, phòng tránh nguy cơ.
Mức độ nguy hiểm của bệnh lạc nội mạc tử cung
Hiện tượng lạc nội mạc tử cung diễn biến âm thầm, kéo dài trong nhiều năm. Đây được xem là căn bệnh lành tính mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Tuy nhiên, lạc nội mạc tử cung có thể gây ra những cơn đau khó chịu vào những ngày hành kinh.
Trường hợp không điều trị, bệnh có thể khiến chị em đối mặt với nguy cơ suy giảm khả năng sinh sản. Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này cụ thể như sau:
Vô sinh – hiếm muộn
Biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản được xem là nguy hại nhất đối với chị em phụ nữ. Có đến hơn một nửa người mắc bệnh lạc nội
mạc tử cung sẽ khó mang thai. Bởi, các cấu trúc nang ở buồng trứng ngăn chặn quá trình phóng noãn. Bên cạnh đó, vòi trứng lúc này có thể bị tắc nghẽn hoặc dính vào nhau do lạc nội mạc khiến tinh trùng và trứng không thể gặp nhau.
Ngoài ra, hiện tượng viêm ở khu vực này sẽ giải phóng chất có tên là cytokine gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Mặc dù vậy, trường hợp phụ nữ mắc bệnh ở mức độ nhẹ và vừa vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Do đó, bác sĩ thường khuyên chị em nên sinh con sớm bởi bệnh có thể chuyển nặng bất cứ lúc nào.
Ung thư
Các nang ở buồng trứng đa số đều là nang lành tính. Mặc dù vậy, chị em cũng không nên chủ quan khi được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Nhằm ngăn chặn kịp thời, tránh biến chứng nguy hại, chị em nên được bác sĩ chuyên khoa theo dõi để loại trừ nguy cơ chuyển thành ác tính.
Các chuyên gia khuyến cáo, chị em phụ nữ khi nhận thấy những biểu hiện bất thường của cơ thể, đặc biệt là tại cơ quan sinh dục nên sớm đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Nhất là khi thấy những cơn đau xuất hiện ở vùng chậu, đau bụng dữ dội vào những ngày hành kinh, chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, lâu không mang thai.
Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung
Siêu âm là phương pháp chính nhằm phát hiện ra bệnh lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ. Bệnh nhân khi nhận thấy những biểu hiện bất thường kể trên, nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
Hình ảnh thu được thông qua siêu âm sẽ cho bác sĩ thấy những biến chuyển bên trong tử cung. Chẳng hạn như tình trạng tử cung lớn bất thường, hai bên buồng tử cung không đều nhau,..tuy nhiên không nhận thấy nhân xơ tử cung.
Theo các bác sĩ, hiện tượng tổn thương bên trong cơ tử cung không được xác định rõ bởi các lớp cơ có khả năng phản âm kém. Bên cạnh đó, hình ảnh thu được từ máy siêu âm cũng chỉ nhận thấy những nang trống âm, nốt tăng âm,…
Trường hợp thông qua kết quả siêu âm, bác sĩ chưa đưa ra được chẩn đoán thì người bệnh có thể được thực hiện tiếp phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI. Thông qua đó, bác sĩ có thể nhận thấy rõ nét hơn tình trạng nội mạc tử cung có “đi lạc” hay không. Phương pháp này hiện nay ở nước ta có chi phí khá cao, vì thế chỉ khi thật sự cần thiết người bệnh mới cần áp dụng.
Ngoài hai biện pháp siêu âm, chụp cộng hưởng từ, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định chẩn đoán bằng biện pháp sinh thiết. Phương pháp này được thực hiện sau khi đã cắt tử cung. Thông qua kết quả, bác sĩ có thể nhận định được có xảy ra tình trạng lạc nội mạc tử cung không và mức độ bệnh lý của người bệnh. Biện pháp này được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng.
Các phương pháp điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung
Bệnh lạc nội mạc tử cung là căn bệnh lành tính, có khả năng biến mất sau khi nữ giới bước vào độ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, cần điều trị sớm để tránh những nguy cơ không mong muốn xảy ra, nhất là hiện tượng chậm con, vô sinh.
Tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh áp dụng các biện pháp điều trị cho phù hợp. Dưới đây là các hướng phổ biến:
Điều trị bằng biện pháp Đông y
Lạc nội mạc tử cung theo quan điểm của Đông y hình thành do thống kinh, trưng hà và bất dựng gây nên. Chính bởi thế, để điều trị, người bệnh sẽ được sử dụng các vị thuốc với mục đích hoạt huyết hóa ứ, ổn định lại kinh nguyệt và cân bằng âm dương. Một số bài thuốc như:
- Bài thuốc 1: Các vị thuốc như hương thụ, đào nhân, ô dược, hồng hoa, linh chi, xích thược, nguyên hồ lấy mỗi vị khoảng 15g, cùng với 20g đương quy, 10g các loại chích cam thảo, đan bì, xuyên khung. Rửa sạch tất cả, cho vào nồi nấu với 1,5 lít nước đến khi còn lại 200ml. Nước thuốc chia thành 2 – 3 phần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Sử dụng 15g mỗi vị bồ hoàng, xích thược, linh chi, một dược, nguyên hồ, can khương, nhục quế, tiểu hồi hương, cùng với 20g đương quy, 10g xuyên khung. Rửa sạch và nấu với 1 lít nước đến khi sắc lại còn khoản 150ml đến 200ml, uống trong ngày.
- Bài thuốc 3: Dùng khoảng 30g hoàng kỳ, cùng với 20g đương quy và địa long, 15g xích thược, hồng hoa, đào nhân và 10g xuyên khung. Rửa sạch tất cả và nấu cùng với 1 lít nước đến khi thuốc cạn còn khoảng 150ml thì tắt bếp, uống trong ngày, liệu trình kéo dài 1 tuần đến 10 ngày.
Người bệnh nên lựa chọn địa chỉ thăm khám Đông y uy tín để bốc thuốc chữa bệnh. Đồng thời, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc. Tránh tình trạng tự ý kết hợp thuốc Đông y, Tây y
dẫn đến tác dụng phụ nguy hại.
Điều trị bằng biện pháp Tây y
Theo Tây y để điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung phải tiến hành loại bỏ những tổn thương, đồng thời xây dựng lại cấu trúc vốn có trong tử cung. Để hiệu quả điều trị đạt được tốt nhất, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh kết hợp biện pháp nội khoa và ngoại khoa.
Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp, an toàn nhất. Dưới đây là các hướng điều trị cụ thể:
Sử dụng thuốc
Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) thông thường bác sĩ sẽ chỉ định để người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau để kiểm soát tình trạng lạc nội mạc. Các loại thuốc phổ biến như:
- Thuốc kháng viêm, giảm đau: Chỉ định cho đối tượng bệnh nhân trong giai đoạn tiền mãn kinh. Thông thường, thời gian thích hợp sử dụng thuốc là trước khi xuất hiện kinh nguyệt 2 – 3 ngày và kéo dài trong các ngày hành kinh. Chịu tác dụng từ thuốc, lúc này lượng máu kinh sẽ có phần ít hơn bình thường.
- Thuốc chứa estrogen và progesterone: Hai thành phần này thường là thành phần phổ biến của thuốc tránh thai. Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng điều chỉnh lượng máu kinh và làm giảm tình trạng đau bụng vào những ngày hành kinh.
Ngoài những loại thuốc này, tùy theo trường hợp cụ thể và mức độ cần thiết mà bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thêm các loại bổ trợ khác. Mục đích nhằm giúp ức chế hoạt động của buồng trứng, cải thiện tình trạng lạc nội mạc tử cung.
Tuy mang lại hiệu quả hữu hiệu, nhanh chóng, nhưng thuốc tân dược có khả năng gây các tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể. Chính vì thế, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa được chẩn đoán và chỉ định điều trị.
Phẫu thuật cắt tử cung
Trường hợp cơ thể bệnh nhân không còn đáp ứng được điều trị bằng biện pháp nội khoa, bác sĩ có thể cân nhắc biện pháp phẫu thuật điều trị. Thông qua phương pháp này, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân gỡ dính tử cung, loại bỏ tổn thương, bóc tách các tế bào bị lạc sang các cơ quan khác.
Thông thường, phẫu thuật được áp dụng cho trường hợp người bệnh bị lạc nội mạc tử cung sau quá trình sinh nở bằng biện pháp mổ hở, hoặc người đã từng trải qua phẫu thuật tử cung trước đó.
Dựa vào mức độ phát triển của bệnh và vị trí các nội mạc bị lạc ở tử cung mà bác sĩ sẽ cân nhắc hướng giải phẫu phù hợp. Phụ nữ có thể phải cắt bỏ một bộ phần nào đó đối với trường hợp thật sự cần thiết.
Tuy nhiên, phẫu thuật không phải là biện pháp tối ưu cũng như không thể hoàn toàn điều trị dứt điểm căn bệnh này. Người bệnh vẫn có khả năng tái phát bệnh sau khi điều trị. Do đó, vấn đề chăm sóc và phòng tránh ngăn ngừa tái phát là việc hết sức quan trọng mà người bệnh cần lưu ý.
Phòng tránh nguy cơ lạc nội mạc tử cung
Như đã đề cập, hiện tượng lạc nội mạc tử cung cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Chính vì thế, biện pháp phòng tránh cũng gặp nhiều khó khăn. Nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh, chị em nên lưu ý một số vấn đề sau:
Không nên sử dụng đồ uống chứa cồn
Một số đồ uống có cồn như rượu, bia,…không mang lại lợi ích cho cơ thể. Phụ nữ muốn phòng tránh căn bệnh lạc nội mạc tử cung nên tránh những loại đồ uống này. Thay vào đó, chị em nên bổ sung nước lọc 2 lít đều đặn mỗi ngày, bổ sung nước ép hoa quả tươi để cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất.
Người có cơ thể khỏe mạnh, ổn định sức đề kháng, hệ miễn dịch, sẽ giảm nguy cơ mắc các vấn đề phụ khoa, trong đó có bệnh lạc nội mạc tử cung. Do đó, chị em nên lưu ý để bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất cần thiết, thay cho những thức uống không có lợi cho sức khỏe.
Bổ sung dinh dưỡng
Lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tránh xa một số thực phẩm gây hại cho cơ thể là lời khuyên được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đặt ra. Đối với phụ nữ, nên bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất để giúp điều hòa máu huyết, hỗ trợ điều kinh, ổn định chức năng sinh sản.
Tránh những thức ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ,…khiến cơ thể tăng cân, béo phì. Bởi tình trạng này là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ gặp nhiều vấn đề trong kinh nguyệt. Duy trì cân nặng hợp lý giúp phòng tránh nhiều căn bệnh đối với sức khỏe.
Vận động thể dục, thể thao
Việc vận động cơ thể giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, đồng thời giúp phụ nữ duy trì được vóc dáng, giúp xương khớp dẻo dai. Ngoài ra, cơ tử cung cũng được rèn luyện khỏe mạnh. Do đó, chị em nên lựa chọn môn thể thao vừa sức, luyện tập điều độ hằng ngày để nâng cao sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản.
Bên cạnh đó, phụ nữ nên lựa chọn không gian tập đảm bảo chất lượng không khí, có nhiều cây xanh như bờ hồ, công viên,…Đây là một cách giúp thanh lọc cơ thể, thư giãn tâm trạng hiệu quả, nâng cao sức khỏe để chống lại bệnh tật.
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Các chuyên gia luôn khuyến khích chị em phụ nữ thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ. Đây là cách tốt nhất để sớm nhận biết những bất thường và có biện pháp can thiệp phù hợp. Đối với lạc nội mạc tử cung, nếu phát hiện càng sớm thì khả năng điều trị càng đạt hiệu quả cao.
Bởi, ở giai đoạn đầu, nội mạc tử cung chưa di chuyển nhiều sang các cơ quan khác, chưa có dấu hiệu ăn sâu và gây tổn thương thành tử cung. Do đó, việc điều trị khắc phục sẽ dễ dàng, không cần can thiệp xâm lấn. Do đó, chị em nên lưu ý vấn đề này.
Mặc dù là căn bệnh lành tính, tuy nhiên lạc nội mạc tử cung diễn biến lâu ngày có thể gây ra các biến chứng không mong muốn cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Do đó, chị em nên chủ động thăm khám ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Đồng thời, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để có kết quả tốt nhất, phòng tránh rủi ro đối với sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm buồng trứng là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị
- Cách khám, phát hiện ung thư buồng trứng chính xác nhất
- Huyết trắng vón cục không mùi không ngứa có nguy hiểm?
Xem thêm: Mổ hội chứng ống cổ tay: 6 Điều cần biết trước khi thực hiện
Tin mới nhất
- Nội soi lồng ngực
- Phương pháp chữa suy thận bằng Đông y an toàn, hiệu quả nhất
- Đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi?
- Nguyên nhân chính gây hại thận: Bạn đã biết để phòng tránh?
- Chú chim cánh cụt bỗng nổi tiếng vì “phải lòng” nhân vật hoạt hình
- Hay đau đầu vùng trán – Đây là các nguyên nhân chính
- Bị đau dạ dày có nên uống sữa đậu nành?
- Lá sen khô: Vị thuốc quý với nhiều tác dụng trị bệnh thần kỳ
- Sắp có insulin thông minh cho bệnh tiểu đường tuýp 1
- Nấm lim xanh chữa bệnh gì từ công dụng nấm lim xanh Quảng Nam
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Thực phẩm cho người tiểu đường tuýp 2: Loại nào tốt, loại nào không?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị khoa học
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Làm việc hơn 45 tiếng/tuần làm tăng nguy cơ tiểu đường ở phụ nữ
- TIN TỨC UNG THƯ Giải đáp nghi vấn: Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?