Định lượng PSA
Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến gây tử vong ở nam giới. Định lượng PSA là một trong những xét nghiệm máu được sử dụng chủ yếu để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt. Không những thế, loại xét nghiệm máu này còn được dùng để theo dõi diễn tiến của bệnh.
Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến gây tử vong ở nam giới. Định lượng PSA là một trong những xét nghiệm máu được sử dụng chủ yếu để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt. Không những thế, loại xét nghiệm máu này còn được dùng để theo dõi diễn tiến của bệnh.
Vậy định lượng PSA là gì và mang lại ý nghĩa như thế nào trong sàng lọc và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm nhé.
Vậy định lượng PSA là gì và mang lại ý nghĩa như thế nào trong sàng lọc và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm nhé.
Tìm hiểu chung
PSA là gì?
PSA là một glycoprotein có ở cả mô bình thường và mô có khối u của tuyến tiền liệt, đặc hiệu cho tuyến tiền liệt nhưng không đặc hiệu cho ung thư tuyến tiền liệt. PSA có ở các khối u ung thư tuyến tiền liệt, mặc dù mức độ biểu hiện trên mỗi tế bào thấp hơn ở biểu mô tuyến tiền liệt bình thường. PSA chủ yếu được tìm thấy trong tinh dịch hoặc được sản xuất trong tuyến tiền liệt, ngoài ra một lượng nhỏ PSA cũng có lưu thông trong máu. Giá trị PSA huyết thanh có ích trong việc xác định ung thư tuyến tiền liệt lan rộng và đánh giá đáp ứng của cơ thể đối với liệu pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt cụ thể.
PSA tồn tại trong huyết thanh dưới 3 dạng. Một dạng PSA bao bọc bởi chất ức chế protease, alpha-2 macroglobulin, dạng này không có hoạt tính miễn dịch. Dạng thứ hai là phức hợp với một chất ức chế protease khác, alpha-1 antichymotrypsin (ACT). Dạng thứ ba không kết hợp với chất ức chế protease và được gọi là “PSA tự do”. Hai dạng sau có thể phát hiện được bằng phương pháp miễn dịch và được thể hiện trong kết quả xét nghiệm là “PSA toàn phần”.
Định lượng PSA là gì?
Định lượng PSA là phương pháp xét nghiệm đo lượng kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt trong máu của người bệnh. Chỉ số PSA tăng cao có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, nhiều bệnh lý khác như phì đại tiền liệt tuyến hoặc viêm tuyến tiền liệt cũng có thể làm tăng chỉ số PSA. Do đó cần cân nhắc kết quả xét nghiệm này cùng với kết quả của nhiều phương pháp chẩn đoán khác để đưa ra kết luận chuẩn xác về tình trạng của tuyến tiền liệt.
Khi nào bạn cần thực hiện xét nghiệm định lượng PSA?
PSA là gì?
PSA là một glycoprotein có ở cả mô bình thường và mô có khối u của tuyến tiền liệt, đặc hiệu cho tuyến tiền liệt nhưng không đặc hiệu cho ung thư tuyến tiền liệt. PSA có ở các khối u ung thư tuyến tiền liệt, mặc dù mức độ biểu hiện trên mỗi tế bào thấp hơn ở biểu mô tuyến tiền liệt bình thường. PSA chủ yếu được tìm thấy trong tinh dịch hoặc được sản xuất trong tuyến tiền liệt, ngoài ra một lượng nhỏ PSA cũng có lưu thông trong máu. Giá trị PSA huyết thanh có ích trong việc xác định ung thư tuyến tiền liệt lan rộng và đánh giá đáp ứng của cơ thể đối với liệu pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt cụ thể.
PSA tồn tại trong huyết thanh dưới 3 dạng. Một dạng PSA bao bọc bởi chất ức chế protease, alpha-2 macroglobulin, dạng này không có hoạt tính miễn dịch. Dạng thứ hai là phức hợp với một chất ức chế protease khác, alpha-1 antichymotrypsin (ACT). Dạng thứ ba không kết hợp với chất ức chế protease và được gọi là “PSA tự do”. Hai dạng sau có thể phát hiện được bằng phương pháp miễn dịch và được thể hiện trong kết quả xét nghiệm là “PSA toàn phần”.
Định lượng PSA là gì?
Định lượng PSA là phương pháp xét nghiệm đo lượng kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt trong máu của người bệnh. Chỉ số PSA tăng cao có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, nhiều bệnh lý khác như phì đại tiền liệt tuyến hoặc viêm tuyến tiền liệt cũng có thể làm tăng chỉ số PSA. Do đó cần cân nhắc kết quả xét nghiệm này cùng với kết quả của nhiều phương pháp chẩn đoán khác để đưa ra kết luận chuẩn xác về tình trạng của tuyến tiền liệt.
Khi nào bạn cần thực hiện xét nghiệm định lượng PSA?
Định lượng PSA là xét nghiệm máu được sử dụng chủ yếu để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt. Đây là loại ung thư phổ biến gây tử vong ở nam giới. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng nên tiến hành sàng lọc từ năm 40 tuổi. Tầm soát để phát hiện bệnh sớm là bước quan trọng để xác định phác đồ điều trị thích hợp và kịp thời cho người bệnh.
Định lượng PSA chỉ là một công cụ được sử dụng để sàng lọc các dấu hiệu sớm của ung thư tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện 1 xét nghiệm sàng lọc khác phổ biến hơn là kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE).
Ngoài ra, đối với nam giới đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, định lượng PSA có thể được sử dụng để:
- Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị
- Kiểm tra ung thư tái phát
Định lượng PSA là xét nghiệm máu được sử dụng chủ yếu để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt. Đây là loại ung thư phổ biến gây tử vong ở nam giới. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng nên tiến hành sàng lọc từ năm 40 tuổi. Tầm soát để phát hiện bệnh sớm là bước quan trọng để xác định phác đồ điều trị thích hợp và kịp thời cho người bệnh.
Định lượng PSA chỉ là một công cụ được sử dụng để sàng lọc các dấu hiệu sớm của ung thư tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện 1 xét nghiệm sàng lọc khác phổ biến hơn là kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE).
Ngoài ra, đối với nam giới đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, định lượng PSA có thể được sử dụng để:
- Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị
- Kiểm tra ung thư tái phát
Điều cần thận trọng
Định lượng PSA có an toàn không?
Tùy vào tiêu chuẩn của mỗi đơn vị y tế mà sẽ có những đề xuất về đối tượng nên và không nên thực hiện định lượng PSA. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được lợi ích, hạn chế và rủi ro tiềm ẩn của xét nghiệm này để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp.
Thông thường, một số vấn đề tiềm ẩn liên quan đến kỹ thuật định lượng PSA có thể kể đến như:
- Sai sót trong kỹ thuật phân tích. Thao tác của kỹ thuật viên không chính xác có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm, kéo theo những chẩn đoán sai không đáng có.
- Vấn đề liên quan đến sinh thiết. Nếu có kết quả bất thường từ các xét nghiệm này, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt. Sinh thiết là một thủ thuật có thể gây đau, chảy máu và nhiễm trùng.
- Ảnh hưởng tâm lý. Kết quả xét nghiệm dương tính giả hoặc chỉ số PSA tăng do các nguyên nhân khác (chỉ số PSA cao nhưng không tìm thấy ung thư khi sinh thiết) có thể khiến người bệnh lo lắng, căng thẳng và phiền muộn.
Định lượng PSA có an toàn không?
Tùy vào tiêu chuẩn của mỗi đơn vị y tế mà sẽ có những đề xuất về đối tượng nên và không nên thực hiện định lượng PSA. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được lợi ích, hạn chế và rủi ro tiềm ẩn của xét nghiệm này để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp.
Thông thường, một số vấn đề tiềm ẩn liên quan đến kỹ thuật định lượng PSA có thể kể đến như:
- Sai sót trong kỹ thuật phân tích. Thao tác của kỹ thuật viên không chính xác có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm, kéo theo những chẩn đoán sai không đáng có.
- Vấn đề liên quan đến sinh thiết. Nếu có kết quả bất thường từ các xét nghiệm này, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt. Sinh thiết là một thủ thuật có thể gây đau, chảy máu và nhiễm trùng.
- Ảnh hưởng tâm lý. Kết quả xét nghiệm dương tính giả hoặc chỉ số PSA tăng do các nguyên nhân khác (chỉ số PSA cao nhưng không tìm thấy ung thư khi sinh thiết) có thể khiến người bệnh lo lắng, căng thẳng và phiền muộn.
Quy trình thực hiện
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trước khi thực hiện
Tuy thực hiện định lượng PSA thông qua kỹ thuật xét nghiệm máu nhưng người bệnh không cần nhịn ăn hoặc chuẩn bị đặc biệt trước khi lấy mẫu.
Trong khi thực hiện
Kỹ thuật viên sát khuẩn vùng tĩnh mạch cánh tay của người bệnh, buộc dây garo, sát khuẩn vị trí tiêm, dùng xilanh sạch lấy khoảng 3ml máu vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin và K3-EDTA và Sodium Citrat. Bệnh phẩm đạt chuẩn phải là máu không vỡ hồng cầu. Để tránh hiện tượng bay hơi, kỹ thuật viên sẽ phân tích trong vòng 2 giờ. Vì lượng PSA trong máu rất thấp nên việc định lượng đòi hỏi một loại công nghệ có độ nhạy cao (kỹ thuật kháng thể đơn dòng).
Sau khi thực hiện
Khi có kết quả, kỹ thuật viên xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh. Người bệnh sẽ tiếp tục thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nếu có.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trước khi thực hiện
Tuy thực hiện định lượng PSA thông qua kỹ thuật xét nghiệm máu nhưng người bệnh không cần nhịn ăn hoặc chuẩn bị đặc biệt trước khi lấy mẫu.
Trong khi thực hiện
Kỹ thuật viên sát khuẩn vùng tĩnh mạch cánh tay của người bệnh, buộc dây garo, sát khuẩn vị trí tiêm, dùng xilanh sạch lấy khoảng 3ml máu vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-Heparin và K3-EDTA và Sodium Citrat. Bệnh phẩm đạt chuẩn phải là máu không vỡ hồng cầu. Để tránh hiện tượng bay hơi, kỹ thuật viên sẽ phân tích trong vòng 2 giờ. Vì lượng PSA trong máu rất thấp nên việc định lượng đòi hỏi một loại công nghệ có độ nhạy cao (kỹ thuật kháng thể đơn dòng).
Sau khi thực hiện
Khi có kết quả, kỹ thuật viên xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh. Người bệnh sẽ tiếp tục thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nếu có.
Kết quả của xét nghiệm
Kết quả của định lượng PSA sẽ như thế nào?
Kết quả định lượng PSA được báo cáo theo đơn vị nanogram trên mililít máu (ng/mL). Đối với người bình thường, chỉ số PSA toàn phần trong máu sẽ rất thấp (dưới 4 ng/mL). PSA tăng cao có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt. Giá trị giới hạn để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt của chỉ số PSA toàn phần trong huyết tương là ≥ 4ng/ml, độ đặc hiệu khoảng 91% và độ nhạy khoảng 21%.
Kết quả của định lượng PSA sẽ như thế nào?
Kết quả định lượng PSA được báo cáo theo đơn vị nanogram trên mililít máu (ng/mL). Đối với người bình thường, chỉ số PSA toàn phần trong máu sẽ rất thấp (dưới 4 ng/mL). PSA tăng cao có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt. Giá trị giới hạn để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt của chỉ số PSA toàn phần trong huyết tương là ≥ 4ng/ml, độ đặc hiệu khoảng 91% và độ nhạy khoảng 21%.
Qua nhiều trường hợp, kết quả cho thấy:
- PSA > 10 ng/ml: giá trị tiên lượng đúng ung thư tuyến tiền liệt là 80%
- PSA > 20 ng/ml: giá trị tiên lượng đúng ung thư tuyến tiền liệt là 90%
Do vậy đối với những người bệnh có chỉ số PSA > 10 ng/ml, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt để xác định chẩn đoán .
Ý nghĩa định lượng PSA đối với người bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Kết quả định lượng PSA còn giúp tiên lượng mức độ tiến triển của ung thư:
- PSA < 10 ng/ml: Ung thư vẫn còn khu trú trong tuyến tiền liệt (giai đoạn sớm)
- PSA > 30 ng/ml: 80% ung thư đã bước sang giai đoạn 3
- PSA > 50 ng/ml: 80% ung thư đã lan tới bọng tinh
- PSA > 100 ng/ml: 100% ung thư có di căn xa
Ý nghĩa chỉ số PSA trong theo dõi sau điều trị ung thư:
- Sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt toàn phần, PSA phải không được tìm thấy hay thấp hơn 0,05 ng/ml sau 21 ngày. Nếu PSA xuất hiện trở lại có nghĩa là dấu hiệu có u tái phát.
- Sau điều trị nội tiết tố, nếu PSA trở lại bình thường sau 3 tháng đó là dấu hiệu rất tốt. Khả năng sống của người bệnh có thể trên 42 tháng.
- Sau điều trị bằng tia xạ, PSA phải xuống dần đến mức rất thấp < 1 ng/ml (PSA giảm 50% sau 6 tháng và điểm thấp nhất là sau 14-16 tháng)
Mặc dù vậy, không phải kết quả định lượng PSA có nồng độ PSA trong máu tăng cao đồng nghĩa với việc người bệnh mắc ung thư tiền liệt tuyến. Bác sĩ sẽ cần thực hiện thêm những loại xét nghiệm khác để củng cố chẩn đoán.
Để bảo vệ sức khỏe, nam giới (đặc biệt là những người có độ tuổi từ 50 trở lên) cần thường xuyên thăm khám và thực hiện những xét nghiệm cần thiết để phát hiện và điều trị ung thư tiền liệt tuyến hiệu quả.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Qua nhiều trường hợp, kết quả cho thấy:
- PSA > 10 ng/ml: giá trị tiên lượng đúng ung thư tuyến tiền liệt là 80%
- PSA > 20 ng/ml: giá trị tiên lượng đúng ung thư tuyến tiền liệt là 90%
Do vậy đối với những người bệnh có chỉ số PSA > 10 ng/ml, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt để xác định chẩn đoán .
Ý nghĩa định lượng PSA đối với người bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Kết quả định lượng PSA còn giúp tiên lượng mức độ tiến triển của ung thư:
- PSA < 10 ng/ml: Ung thư vẫn còn khu trú trong tuyến tiền liệt (giai đoạn sớm)
- PSA > 30 ng/ml: 80% ung thư đã bước sang giai đoạn 3
- PSA > 50 ng/ml: 80% ung thư đã lan tới bọng tinh
- PSA > 100 ng/ml: 100% ung thư có di căn xa
Ý nghĩa chỉ số PSA trong theo dõi sau điều trị ung thư:
- Sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt toàn phần, PSA phải không được tìm thấy hay thấp hơn 0,05 ng/ml sau 21 ngày. Nếu PSA xuất hiện trở lại có nghĩa là dấu hiệu có u tái phát.
- Sau điều trị nội tiết tố, nếu PSA trở lại bình thường sau 3 tháng đó là dấu hiệu rất tốt. Khả năng sống của người bệnh có thể trên 42 tháng.
- Sau điều trị bằng tia xạ, PSA phải xuống dần đến mức rất thấp < 1 ng/ml (PSA giảm 50% sau 6 tháng và điểm thấp nhất là sau 14-16 tháng)
Mặc dù vậy, không phải kết quả định lượng PSA có nồng độ PSA trong máu tăng cao đồng nghĩa với việc người bệnh mắc ung thư tiền liệt tuyến. Bác sĩ sẽ cần thực hiện thêm những loại xét nghiệm khác để củng cố chẩn đoán.
Để bảo vệ sức khỏe, nam giới (đặc biệt là những người có độ tuổi từ 50 trở lên) cần thường xuyên thăm khám và thực hiện những xét nghiệm cần thiết để phát hiện và điều trị ung thư tiền liệt tuyến hiệu quả.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Tin mới nhất
- Thời điểm bức xạ chết người của điện thoại tăng lên gấp 1.000 lần
- Khạc đờm màu trắng là dấu hiệu của bệnh gì và cách trị?
- Nho và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời
- Lợi ích của quả mận cho mẹ bầu khi mang thai
- Vảy nến trên mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- Thừa sắt
- 5 loại thực phẩm tốt cho u xơ tử cung
- 7 căn bệnh phổ biến có liên quan đến béo phì
- TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020
- TOP các loại thuốc chữa viêm hang vị dạ dày an toàn, hiệu quả nhất