Các giai đoạn ung thư buồng trứng – Điều cần biết
Ung thư buồng trứng có 4 giai đoạn phát triển chính. Bệnh khởi phát ở giai đoạn đầu với các triệu chứng “nghèo nàn” khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với nhiều chứng bệnh khác. Do đó, khi phát hiện mắc bệnh, đa số bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn nặng. Việc xác định giai đoạn bệnh lúc này đóng vai trò khá quan trọng, bởi dựa vào đó bác sĩ mới đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp.
Các giai đoạn ung thư buồng trứng
Xác định giai đoạn bệnh giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị ung thư buồng trứng phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi bác sĩ phải dựa trên nhiều yếu tố. Theo đó, có 3 yếu tố chính để xác định mức độ ung thư của nữ giới là kích thước khối u, hạch bạch huyết và di căn.
Bệnh được chia thành 4 giai đoạn tiến triển, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1 của bệnh ung thư buồng trứng
Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư buồng trứng, các khối u vẫn còn nằm gói gọn bên trong buồng trứng hoặc tại ống dẫn trứng. Bệnh nhân chưa gặp phải hiện tượng lây lan tế bào ung thư sang các bộ phận lân cận. Phát hiện từ giai đoạn này việc điều trị bệnh sẽ cho kết quả khả quan nhất.
Ngoài ra, ung thư buồng trứng giai đoạn 1 cũng được phân theo 3 cấp độ khác nhau:
- Giai đoạn 1A: Tế bào ung thư hình thành, phát triển tại một bên hoặc cả hai buồng trứng và tại ống dẫn trứng. Ở phân đoạn này, các tế bào ung thư ác tính chưa có dấu hiệu xuất hiện, buồng trứng chưa chịu tác động lớn bởi các tế bào ung thư.
- Giai đoạn 1B: Tương tự như cấp độ 1A, bề mặt bên ngoài của buồng trứng vẫn chưa có dấu hiệu của khối ung thư, các tế bào ác tính vấn chưa có mặt. Tuy nhiên, lúc này các khối u đã dần lộ diện ở một hoặc cả hai bên buồng trứng.
- Giai đoạn 1C: Cấp độ cuối của ung thư buồng trứng giai đoạn đầu, các khối u ở buồng trứng bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu xấu. Cụ thể, mặt ngoài buồng trứng có khối u, viên nang bị vỡ, xuất hiện nhiều tế bào ác tính.
Các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư buồng trứng khá giống với nhiều chứng bệnh khác. Do đó, nữ giới không nên chủ quan, tránh việc tự ý điều trị sai hướng khiến tế bào ung thư có điều kiện phát triển nhanh chóng hơn. Dưới đây là một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư buồng trứng:
- Táo bón.
- Đầy hơi, chướng bụng .
- Tiểu thường xuyên.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Sụt cân đột ngột, chán ăn.
- Đau tức vùng thắt lưng, vùng chậu, bụng dưới.
- Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu người bệnh nhận biết sớm ung thư buồng trứng ngay từ giai đoạn này, việc điều trị sẽ tương đối dễ dàng hơn so với giai đoạn tiến triển. Theo thống kê, có tới hơn 90% tỷ lệ bệnh nhân kéo dài thời gian sống trên 5 năm nếu tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ ngay từ giai đoạn khởi phát bệnh.
Giai đoạn 2 của bệnh ung thư buồng trứn
g
Bước sang giai đoạn tiếp theo, các khối u vẫn còn nằm gọn bên trong buồng trứng hay ống dẫn trứng. Tuy nhiên, tế bào ung thư đã hoạt động, lây lan sang một số cơ quan gần kề buồng trứng như tử cung, vòi trứng,…Có nghĩa là, lúc này, bệnh ung thư có nguy cơ lây lan sang các bộ phận khác. Giai đoạn 2 cũng được chia theo 3 cấp độ tương ứng như:
- Giai đoạn 2A: Có sự xuất hiện của tế bào ung thư tại tử cung, ống dẫn trứng.
- Giai đoạn 2B: Một số cơ quan thuộc vùng chậu cũng bắt đầu có sự xâm lấn của các tế bào ung thư. Điển hình như đại tràng, trực tràng, bàng quang,…
- Giai đoạn 2C: Các tế bào ung thư đã thật sự xâm lấn đến tử cung, ống dẫn trứng, vùng chậu.
Theo thống kê, chỉ có 19% người bệnh nhận biết ung thư buồng trứng vào giai đoạn này. Một số triệu chứng báo hiệu bệnh mà chị em phụ nữ không nên chủ quan như:
- Đau bụng đột ngột, thất thường, cảm giác khó chịu, áp lực ở khu vực bụng.
- Vùng xương chậu đau nhức mặc dù không thuộc chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng kéo dài.
- Thay đổi thói quen đi vệ sinh, bụng chướng hơi.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng hoạt động.
- Có những biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Đau rát khi giao hợp, xuất huyết âm đạo bất thường.
Các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Chị em nên tiến hành thăm khám y tế sớm để phát hiện và điều trị, tránh những rủi ro xảy ra đối với sức khỏe và tính mạng.
Các chuyên gia đã tiên lượng thời gian sống cho người bệnh ở giai đoạn này là 70% sống trên 5 năm nếu được điều trị đúng phương pháp. Chính vì thế, bệnh nhân giai đoạn 2 ung thư buồng trứng vẫn còn hy vọng điều trị căn bệnh quái ác này.
Giai đoạn 3 của bệnh ung thư buồng trứng
Các cơ quan trong ổ bụng khi ung thư buồng trứng bước sang giai đoạn 3 gần như xuất hiện rõ rệt các tế bào ung thư. Đặc biệt ở các khu vực như buồng trứng, niêm mạc bụng, hệ thống hạch bạch huyết,…
Có tới 51% tỷ lệ người bệnh khi phát hiện ung thư đã bước sang giai đoạn thứ 3. Ở giai đoạn này, các chuyên gia cũng phân thành 3 cấp độ, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 3A: Buồng trứng lúc này đã có sự hiện diện của ung thư, có thể 1 hoặc ở cả 2 buồng trứng. Không thể quan sát tế bào ung thư hoặc hạch bạch huyết bằng mắt thường. Chỉ có thể nhận diện bằng kính hiển vi, thông qua đó mới nhận diện được sự có mặt của ung thư trong ổ bụng.
- Giai đoạn 3B: Lúc này, thông qua phẫu thuật đã có thể quan sát thấy khối u bằng mắt thường, chúng phát triển và có đường kính tầm 2cm hoặc bé hơn. Khối u có thể lây lan nhanh chóng sang khu vực hạch bạch huyết. Tuy nhiên, tại các cơ quan xa như gan và lá lách,…vẫn chưa có dấu hiệu di căn.
- Giai đoạn 3C: Kích thước khối u đã có sự thay đổi, phát triển lớn hơn 2cm. Chúng đã lan rộng từ xương chậu cho đến bụng. Các cơ quan xa như gan, lá lách,…bị đe dọa. Thậm chí, chúng đã có thể vươn lên đến bề mặt các cơ quan này. Tại, hạch bạch huyết có thể có hoặc không.
Ở giai đoạn này, khối ung thư phát triển khá nhanh chóng, kèm theo đó các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra thường xuyên và nặng nề hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn khá tương đồng với một số bệnh lý khác, phụ nữ không nên chủ quan. Cụ thể như sau:
- Vẫn tiếp diễn tình trạng đầy hơi, chướng bụng mặc dù ăn ít.
- Xuất hiện tình trạng cổ trướng.
- Bụng đau âm ỉ, kéo dài.
- Hệ thống tiêu hóa bị rối loạn, chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Cân nặng sụt giảm đột ngột, không kiểm soát.
- Âm đạo chảy máu bất thường, kinh nguyệt thay đổi không ổn định.
Không giống như giai đoạn đầu và giai đoạn 2, bước sang giai đoạn bắt đầu diễn tiến phức tạp, ung thư buồng trứng gây ra nhiều triệu chứng nặng nề. Bệnh nhân cần nhanh chóng thăm khám phụ khoa để được hỗ trợ điều trị. Các chuyên gia nhận định, người bệnh có tỷ lệ sống trên 5 năm ở giai đoạn 3 suy giảm mạnh, chỉ còn khoảng 39%.
Giai đoạn 4 của bệnh ung thư buồng trứng
Đây là giai đoạn cuối của bệnh ung thư buồng trứng, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, người bệnh phải tốn khá nhiều chi phí để kiểm soát tốc độ di căn của bệnh, nhằm kéo dài thời gian sống. Các khối u lúc này đã dần lấn sang gan và các cơ quan khác bên ngoài ổ bụng. Thậm chí, một số trường hợp, tế bào ung thư xuất hiện trong dịch màng phổi.
Ở giai đoạn 4, chuyên gia chia thành 2 cấp độ phát triển ung thư buồng trứng như sa
u:
- Giai đoạn 4A: Thông qua kiểm tra, xét nghiệm bác sĩ có thể nhận diện, tìm thấy trong chất lỏng bên ngoài phổi có tế bào ung thư.
- Giai đoạn 4B: Lá lách, gan, não,…các cơ quan xa đã có sự hiện diện của tế bào ung thư, trong đó có các hạch bạch huyết ở khu vực háng.
Các triệu chứng ở giai đoạn 4 của bệnh ung thư cũng tương thích như giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, lúc này các triệu chứng chuyển biến dần nguy hiểm và nặng nề, điển hình như:
- Đau bụng dữ dội, tình trạng cổ trướng vẫn tiếp diễn.
- Máu chảy ở âm đạo bất thường.
- Hệ tiêu hóa bị tắc nghẽn, người bệnh liên tục thấy buồn nôn, nôn.
- Khó khăn trong vấn đề tiêu hóa và ăn uống.
- Cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng bị suy nhược nặng nề.
Nếu bệnh di căn sang phổi, người bệnh sẽ đối mặt với tình trạng phình phổi, tràn dịch phổi, dẫn đến khó thở. Trường hợp tế bào ung thư lấn át sang xương, bệnh nhân lúc này sẽ bị đau tức xương, dễ gãy xương. Nếu não bị ảnh hưởng, bệnh sẽ làm xuất hiện triệu chứng đau đầu, khó chịu dữ dội,…
Bước vào giai đoạn cuối, bệnh nhân phải trải qua nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe. Việc điều trị ở giai đoạn này rất khó khăn và hiệu quả cũng không rõ nét. Bởi, hiện tại các khối u đã di căn quá xa, khó kiểm soát. Tiên lượng thời gian sống ở giai đoạn cuối chỉ còn khoảng 17% người bệnh sống được trên 5 năm.
Mặc dù vậy, còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị mà thời gian duy trì sự sống của mỗi người bệnh sẽ không giống nhau. Nhiều trường hợp người bệnh chỉ tiếp tục sống thêm vài tháng cho đến 1 năm.
Phương pháp xác định giai đoạn ung thư buồng trứng
Dựa vào 2 yếu tố dưới đây, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá giai đoạn ung thư buồng trứng cho người bệnh:
- Đánh giá lâm sàng, trước khi phẫu thuật: Thông qua thăm khám tổng thể cùng với thu thập thông tin từ kết quả xét nghiệm, phân tích hình ảnh, bác sĩ sẽ tiến hành lập kế hoặc điều trị sơ bộ cho người bệnh.
- Đánh giá khi phẫu thuật: Trong lúc thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ sẽ nhận định và chẩn đoán mức độ lây lan của tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, để kiểm tra chính xác ung thư đã lan rộng đến các cơ quan nào, bác sĩ sẽ lấy mẫu từ hạch bạch huyết gần, xương chậu, bụng, mạc nổi, phúc mạc, dịch cổ trướng,…xét nghiệm, phân tích. Trường hợp người bệnh chưa xuất hiện cổ trường, mẫu sẽ được thay thế bằng biện pháp rửa dịch màng bụng trong lúc thực hiện giải phẫu.
Ngoài ra, bác sĩ còn thực hiện các kỹ thuật khác kèm theo để thu thập hình ảnh rõ nét của các khối u như phương pháp chụp X quang, siêu âm, CT hoặc MRI.
Điều trị ung thư buồng trứng tương thích từng giai đoạn
Sau khi đã có những số liệu, thông tin cần thiết về bệnh ung thư buồng trứng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị sao cho đạt hiệu quả và phù hợp nhất với từng người. Khái quát một số hướng điều trị như sau:
Ở giai đoạn 1
Người bệnh sẽ phải tiến hành cắt bỏ khối u để điều trị bệnh ung thư buồng trứng. Đây được xem là phương pháp chính để cứu chữa người mắc phải căn bệnh này. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà buồng trứng, ống dẫn trứng hay tử cung sẽ được cắt bỏ.
Người bệnh có thể được điều trị bổ sung sau khi giải phẫu nếu bác sĩ nhận thấy các tế bào ung thư có khả năng cao lan rộng ra các cơ quan khác. Lúc này, hóa trị, xạ trị có thể được đề nghị thực hiện.
Từ giai đoạn 2 – 4
Đối với bệnh nhân ở những giai đoạn này, biện pháp phẫu thuật sẽ được thực hiện nhằm loại bỏ khối u ở buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung tương thích. Một số trường hợp di căn, người bệnh phải chấp nhận bị cắt bỏ một phần ruột, gan,…để phòng tránh ung thư lan rộng.
Giai đoạn hậu phẫu, biện pháp hóa trị sẽ được tiến hành. Bệnh nhân được theo dõi sát sao suốt quá trình điều trị. Các xét nghiệm kèm theo cần tiến hành như xét nghiệm máu, chẩn đoán bằng hình ảnh.
Trường hợp ung thư buồng trứng ở giai đoạn tiến triển, để thu nhỏ kích thước khối u biện pháp hóa trị có thể được thực hiện trước khi tiến hành phẫu thuật. Cách thức này giúp thu hẹp tối đa vùng cần giải phẫu, hạn chế thấp nhất các rủi ro cho người bệnh.
Tuy nhiên, để bảo đảm tình trạng sức khỏe cho bệnh
nhân, trước khi thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi, các nguy cơ sau phẫu thuật có thể cao hơn lợi ích mang lại cho người bệnh. Trong trường hợp ung thư tiến triển nặng, người bệnh có thể được khuyến cáo thực hiện các biện pháp giảm nhẹ đau đớn thay cho phẫu thuật.
Chăm sóc sau điều trị ung thư buồng trứng
Sau khi thực hiện điều trị căn bệnh ung thư buồng trứng quái ác, bệnh nhân đã chịu nhiều ảnh hưởng cả về thể chất, lẫn tinh thần. Do đó, lúc này người bệnh cần được chăm sóc cẩn trọng để phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một vài vấn đề người thân và người bệnh cần lưu ý:
Chăm sóc tâm lý cho người bệnh
Tâm trạng lạc quan, vui vẻ là “liều thuốc” tinh thần giúp đẩy lùi bệnh tật hiệu quả cho người bệnh. Không những thế, một tinh thần tốt sẽ giúp cơ thể cân bằng nội tiết, nâng cao hiệu quả điều trị. Theo nhiều ghi nhận, những người có tinh thần lạc quan, tin tưởng và phối hợp điều trị tốt sẽ nhận được kết quả khả quan hơn với với các bệnh nhân khác.
Chính vì thế, người thân trong gia đình nên động viên và chăm sóc tinh thần cho người bệnh. Đồng thời, đối với người đang mắc phải căn bệnh quái ác này, nên dẹp bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Thay vào đó, người bệnh nên xây dựng lòng tin vào y học, tin tưởng vào việc điều trị để đạt được hiệu quả cao nhất.
Chế độ ăn uống cho người bệnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi. Do đó, người bệnh nên bổ sung cho cơ thể đầy đẩy thực phẩm dinh dưỡng. Nhất là bổ sung vitamin, protein, ăn thực phẩm tốt cho tỳ vị, kích thích cảm giác ngon miệng. Bên cạnh bổ sung trứng, sữa, người bệnh nên ăn thêm rau xanh và hoa quả tươi.
Chế độ sinh hoạt cho người bệnh
Sau điều trị ung thư buồng trứng, người bệnh nên thay đổi chế độ sinh hoạt cho điều độ. Tránh lao động quá độ, luyện tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức để nâng cao sức đề kháng. Trong thời gian phục hồi, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc vết thương tránh viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục đều độ cũng là cách tốt để củng cố thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, không nên thực hiện quá độ có thể gây hại cho người bệnh. Sau khi phẫu thuật, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục, chỉ thực hiện trở lại khi sức khỏe đã ổn định.
Sớm nhận biết ung thư buồng trứng ngay từ giai đoạn đầu giúp người bệnh điều trị thuận lợi căn bệnh này. Tuy nhiên, do bệnh không có nhiều triệu chứng đặc thù nên phụ nữ không thể phát hiện thông qua các dấu hiệu sớm, chỉ đến khi thăm khám mới nhận biết ung thư.
Do đó, để phòng tránh bệnh, phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ. Đồng thời, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Tránh những hoạt động, thực phẩm gây hại để bảo vệ sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe tổng thể nói riêng.
Có thể bạn quan tâm:
- Tầm soát ung thư buồng trứng là gì? Điều cần biết
- Cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng bằng đông y
- Ung thư buồng trứng nên ăn gì, kiêng gì giảm bệnh?
Xem thêm: Ung thư da
Tin mới nhất
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Mách bạn 7 cách chữa viêm tai ngoài tại nhà hay và dễ áp dụng
- Ung thư xương và những điều nhất định bạn phải biết
- Bị viêm họng + ho và khạc ra máu có nguy hiểm không?
- Các cách chữa viêm xoang hiệu quả hiện nay là gì? Chia sẻ từ chuyên gia
- Nấm lim có tác dụng gì với những cách sử dụng nấm lim xanh đúng
- Viêm khớp ức sườn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Ngực căng và đau là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không?
- Thực đơn cho người đau dạ dày giúp tránh những cơn đau bất chợt
- Triệu chứng tăng men gan