Chi phí khám và điều trị bệnh trĩ theo từng cấp độ

Nhiều bệnh nhân đang mắc bệnh trĩ thường luôn lo lắng và băn khoăn rằng chi phí khám và điều trị bệnh trĩ sẽ mất khoảng bao nhiêu tiền? Để giải đáp những nỗi lo này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin về chi phí khám và điều trị bệnh trĩ theo từng cấp độ mới nhất 2020.

Giai đoạn nào cần nên khám và điều trị bệnh trĩ?

Bệnh trĩ là bệnh lý liên quan đến khu vực hậu môn – trực tràng. Theo thống kê hiện nay, Việt Nam có hơn 50% trường hợp mắc bệnh trĩ và đang sống chung với trĩ mà không hay biết.

Bệnh trĩ chia làm 4 cấp độ, giai đoạn bệnh càng nặng sẽ làm tốn kém khá nhiều chi phí

Bệnh trĩ có 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại, mỗi loại sẽ phân chia thành 4 cấp độ từ giai đoạn nhẹ đến nặng. Hầu hết những người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn 1 thường khó phát hiện ra cho đến khi tình trạng phát triển sang giai đoạn 2, 3 và 4.

Người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nào cũng nên đi khám và điều trị. Đối với bệnh trĩ nhẹ, bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng các phương pháp đơn giản tại nhà thì bệnh tình sẽ được cải thiện. Nhưng đối với bệnh trĩ nặng (giai đoạn 2, 3, 4) thì cần phải nhờ đến sự can thiệp của y khoa.

Đặc biệt, khi tình trạng búi trĩ bị sa hẳn ra ngoài sẽ khiến cho bệnh nhân khó sinh hoạt, nếu không sớm điều trị thì tình trạng này có thể sẽ dẫn đến hoại tử và gây ung thư.

Vì vậy để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đáng tiếc xảy ra, người bệnh cần phải đi thăm khám để được các sĩ chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp theo từng giai đoạn.

Quy trình khám trĩ gồm những gì?

Khi người bệnh tìm đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xác định được chính xác mức độ của bệnh. Thông thường, quy trình để khám bệnh trĩ thường trải qua 3 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Mua sổ và đóng tiền viện phí

Đây là bước đầu tiên của hầu hết các bệnh viện trước khi khám bệnh. Người bệnh chỉ cần thực hiện như sau:

  • Đăng ký mua sổ với nhân viên lễ tân của bệnh viện.
  • Điền đầy đủ thông tin cá nhân.
  • Đóng tiền viện phí cho nhân viên thu ngân, lấy phiếu số và đến phòng khám theo tờ giấy hướng dẫn.

Bước 2: Tiến hành thăm khám bệnh trĩ

Để quá trình thăm khám có được kết quả tốt và chính xác thì người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết trong quá trình bác sĩ tiến hành hỏi bệnh và tìm hiểu về các triệu chứng xảy ra với người bệnh.

Khám lâm sàng

Bệnh trĩ là loại bệnh lý xuất hiện ở khu vực nhảy cảm, để tạo được sự thoải mái cho bệnh nhân thì các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tư thế nằm phù hợp và sẽ được che chắn kín đáo trong quá trình thăm khám.

  • Đối với nam giới: Bác sĩ sẽ chỉ định nằm ngửa, 2 tay ôm lấy đầu gối.
  • Đối với nữ giới: Bác sĩ sẽ chỉ định nằm nghiêng sang một bên, quay lưng về phía bác sĩ và đầu hơi gập, 2 chân đan xen lại với nhau.
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn tư thế nằm phù hợp để tạo sự thoải mái trong quá trình khám

Đầu tiên, bác sĩ sẽ quan sát trực tiếp bằng mắt thường để xác định đây là trĩ ngoại hay trĩ nội. Sau đó sờ xung quanh hậu môn để kiểm tra mức độ bệnh có những triệu chứng như hậu môn bị nứt hay có sa trực tràng hay không rồi tiếp đến dùng ngón trỏ đưa vào bên trong hậu môn để kiểm tra.

Đây là bước quan trọng để chẩn đoán và xác định đúng giai đoạn của bệnh nhân, vì vậy mà quá trình khám bệnh trĩ phải thật cẩn thận và chi tiết. 

Khám cận lâm sàng

Ở bước khám cận lâm sàng này, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu và nội soi hậu môn. Tùy vào  mức độ mắc bệnh mà bác sĩ sẽ có những yêu cầu khám khác nhau. Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân phải thực hiện nhiều mục khám cận lâm sàng.

Bước 3: Tư vấn điều trị

Sau khi có kết quả khám trĩ, dựa vào mức độ đã được chẩn đoán của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật cắt trĩ. Bên cạnh đó người bệnh nên tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng vì sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Chi phí khám bệnh trĩ theo từng cấp độ hết bao nhiêu tiền?

Theo các bác sĩ chuyên khoa đánh giá rằng, chi phí khám bệnh trĩ sẽ rất khó đưa ra con số cụ thể, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình thăm khám. Thông thường, những yếu tố sau đây sẽ tác động trực tiếp đến chi phí khám trĩ:

  • Địa chỉ khám: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí khám trĩ. Nếu đến thăm khám tại những cơ sở y tế chất lượng, đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao cùng với trang thiết bị hiện đại thì chi phí thăm khám sẽ cao hơn. Mặc dù chi phí cao nhưng sau khi chữa trị, bệnh nhân sẽ ít xảy ra biến chứng.
  • Cấp độ bệnh trĩ: Đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ nhẹ thì quá trình thăm khám và điều trị sẽ đơn giản và ít tốn kém. Nhưng đối với bệnh trĩ nặng cần phải có sự can thiệp vào máy móc, thiết bị chuyên sâu để điều trị thì chi phí sẽ đắt hơn nhiều lần khám thường.
  • Dịch vụ đi kèm: Tại một số cơ sở y tế, khi khám chữa bệnh trĩ sẽ kèm theo các dịch vụ như chăm sóc đặc biệt và thăm khám theo chỉ định của bác sĩ, vì vậy mà mức phí khám bệnh trĩ sẽ trở nên tốn kém hơn.

Chi phí điều trị bệnh trĩ theo từng cấp độ

Hầu hết những người mắc bệnh trĩ thường có xu hướng quan tâm đến chi phí điều trị bệnh trĩ để có thể chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc chữa bệnh.

Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà sẽ có mức phí điều trị thích hợp. Đối với trường hợp bệnh trĩ nhẹ, người bệnh có thể thăm khám và tham khảo ý kiến từ bác sĩ về những biện pháp điều trị tại nhà sẽ giúp cho bạn ít tốn kém chi phí hơn.

Đối với bệnh trĩ nặng, thì cần phải nhờ vào sự can thiệp của thiết bị chuyên sâu hiện đại và tay nghề của đội ngũ bác sĩ, là những yếu tố quyết định nên chi phí điều trị bệnh trĩ. 

Thông thường, việc điều trị bệnh trĩ thường áp dụng theo 3 phương pháp ứng với từng cấp độ mắc bệnh như: điều trị bệnh trĩ theo dân gian, sử dụng thuốc Tây y hoặc can thiệp ngoại khoa. Cả 3 phương pháp này sẽ có chi phí điều trị khác nhau như sau:

1. Chi phí điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian điều trị bệnh trĩ chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh mới khởi phát. Đây là phương pháp điều trị tại nhà mà không cần đến cơ sở y tế để điều trị và được nhiều người lựa chọn.

Phương pháp dân gian chỉ có hiệu quả khi bệnh đang phát triển ở giai đoạn 1 và 2. Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu điều trị hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn và lành tính. Trung bình, chi phí bỏ ra để mua các nguyên liệu điều trị trong vòng 1 tuần sẽ có giá từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

2. Chi phí điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp sử dụng thuốc Tây y

Bên cạnh điều trị bằng phương pháp dân gian, bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc Tây.

Ưu điểm của việc điều trị bằng thuốc Tây là hiệu quả nhanh chóng, dễ sử dụng và được bán phổ biến hầu hết tại các tiệm thuốc trên thị trường. Tùy vào thương hiệu mà sẽ có giá thành khác nhau.

Các loại thuốc được chỉ định sử dụng điều trị bệnh trĩ bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc uống và thuốc đặt hậu môn. Hiện các loại thuốc này được bán với mức giá dao động từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Chi phí điều trị bệnh trĩ sẽ phụ thuộc vào từng mức độ và phương pháp chữa bệnh

3. Chi phí phẫu thuật cắt trĩ

Phẫu thuật cắt trĩ chỉ áp dụng cho bệnh nhân đang ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Bên cạnh phụ thuộc vào từng cấp độ, chi phí điều trị bệnh trĩ còn phụ thuộc vào thiết bị chuyên sâu và tay nghề của bác sĩ.

Chi phí cắt trĩ bằng các phương pháp sử dụng công nghệ điều trị sẽ được niêm yết với mức giá phù hợp. Tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM chi phí cắt bệnh trĩ sẽ được ấn định như sau:

  • Chi phí phẫu thuật cắt trĩ và nứt hậu môn: Dao động khoảng 3.000.000 đồng.
  • Chi phí cắt bỏ trĩ vòng: Dao động khoảng 4.000.000 đồng.
  • Chi phí phẫu thuật kèm bóc tách và cắt một búi trĩ: Dao động khoảng 2.200.000 đồng.
  • Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan: Dao động 2.500.000 đồng.
  • Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp HCPT: Dao động khoảng 7.000.000 – 10.000.000 đồng.
  • Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo: Dao động khoảng 5.000.000 đồng.
  • Phẫu thuật khâu chỉ bằng phương pháp Longo cải biên: Dao động khoảng 2.200.000 đồng.

Những lưu ý khi đi khám và điều trị bệnh trĩ

Để có sự chuẩn bị tốt, trước khi đi thăm khám người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Đi khám sớm: Tại các bệnh viện lớn, số lượng người đi thăm khám sẽ rất đông. Để tránh tình trạng chờ đợi lâu thì người bệnh cần tranh thủ thời gian thăm khám sớm.
  • Mặc đồ rộng rãi, thoải mái: Quần áo rộng rãi sẽ giúp người bệnh thao tác nhanh các yêu cầu của bác sĩ trong quá trình bác sĩ chỉ định thăm khám.
  • Nhịn ăn sáng: Khi đi khám trĩ, trong quá trình khám cận lâm sàng có thể bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện nội soi hoặc xét nghiệm máu.
  • Khai báo bệnh tiền sử: Ở bước khám lâm sàng, bệnh nhân cần khai báo rõ với bác sĩ về tình trạng, bệnh lý đang mắc phải và các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ điều trị và kê đơn thuốc nhằm tránh làm ảnh hưởng đến bệnh khác.
Người bệnh nên tranh thủ đi thăm khám sớm để tránh tình trạng xếp hàng chờ đợi lâu

Có thể thấy rằng, chi phí khám và điều trị bệnh trĩ nằm trong mức giá vừa phải, không quá rẻ cũng không quá mắc đối với các bệnh nhân. Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân  cũng cần tuân thủ nghiêm túc những sự chỉ định của bác sĩ để bệnh tình nhanh chóng được cải thiện và không để lại những biến chứng ảnh hưởng về sau.

Có thể bạn quan tâm:

  • Địa chỉ khám bệnh trĩ tốt nhất tại Hà Nội (Bác sĩ giỏi)

  • 10+ bệnh viện, phòng khám trĩ tốt nhất TP HCM

Nguồn: https://ihs.org.vn/chi-phi-dieu-tri-benh-tri-16828.html

Xem thêm: Nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị viêm âm đạo?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!