12 Cây thuốc nam giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể

Đã bao giờ bạn lắng nghe cơ thể mình muốn nói gì, cách ăn uống ra sao hay phải chăm sóc chúng như thế nào chưa? đặc biệt là bộ phận phải thải độc phần lớn cách chúng ta ăn,uống mỗi ngày là bộ phận Gan. Với những nhu cầu cấp thiết về sức khỏe, Dân gian đã khám phá , tìm tòi được các loại cây thuốc Nam cực kì hữu hiệu.

Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về các cây thuốc Dân gian cũng như công dụng của 12 cây thuốc Nam giải độc gan, thanh nhiệt cơ thểSản Phẩm Gia Truyền muốn chia sẻ cho các bạn.

CÂY CÀ GAI LEO:

Cà gai leo là một loại thảo dược mọc tự nhiên ở các sườn đồi, ven suối ở các tỉnh vùng núi phía Bắc,miền Trung và miền Nam.

Cây cà gai leo

Với các hoạt chất sẵn có gồm: Flavonoid, Solasodinon, Saponin, Steroid,đã mang đến cho cây công dụng tự nhiên về giải độc gan, bảo vệ lá gan. Không những vậy rễ cây còn chứa tinh bột và các chất như Ancaloit, Glycoancaloi, giúp bảo vệ tế bào gan, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan.

Vị cây cà gai leo có vị the ,có tính ẩm giúp điều trị, hỗ trợ các bệnh về gan đặc biệt hiệu quả như: Bệnh vàng da, vàng mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa, nóng gan, tiêu độc,điều trị gan nhiễm mỡ, ăn không ngon. Theo đó, người ta sẽ lấy cả rễ, dây, cành lá và quả để sấy khô, mang về hãm nước dùng hàng ngày điều trị bệnh.

XEM CHI TIẾT CÂY CÀ GAI LEO TẠI ĐÂY: https://sanphamgiatruyen.com/san-pham/ca-gai-leo/

CÂY RAU MÃ ĐỀ:

Là một trong vị thuốc Nam có vị ngọt, tính mát, mọc hoang nhưng rất gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam vì dễ trồng,tuổi thọ cao. Hầu như được trồng ở các vùng phía Bắc, nhà nào cũng trồng vài ba khóm mã đề vừa làm cảnh vừa làm thuốc vì có hình dáng khá đẹp.

Cây rau mã đề

Rau mã đề không chỉ dùng để nấu nước uống, làm trà, mà còn để nấu canh, làm thuốc. Hầu như được Dân gian tận dụng hết cây gồm lá mã đề và hạt mã đề.

Có công dụng tiêu viêm, lợi tiểu, điều trị bệnh sỏi thận, viêm cầu thận, lợi phế, tiêu đờm., điều trị bệnh huyết áp cao. Thêm vào đó cây rất giàu chất đạm cùng các chất dinh dưỡng, gồm Beta Carotene, Canxi, Vitamin C và K, các dưỡng chất thực vật như Allantoin, Apigenin, Aucubin, Baicalein, Axit oleanolic, Sorbitol và Tanin giúp tăng cường thị lực, giúp xương chắc khỏe, chống lại ung bướu và giảm căng thẳng, vitamin K cần thiết cho máu và sức khoẻ của mạch máu.

CÂY RAU ĐẮNG:

Cây rau đắng còn có tên gọi khác như rau đắng lá vòng, trúc tiết thảo…. là loại cây thường được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Cây thường có 2 loại là rau đắng đất và rau đắng biển, thường có vị rất đắng (càng già thì càng đắng).

Cây rau đắng

Thường mọc dại phổ biến ở Nam Bộ, đặc biệt là trồng nhiều ở các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang…Theo kinh nghiệm của các thầy Đông y, rau đắng có tính mát, do đó, uống nước sắc từ cây rau đắng giúp nhuận gan, lợi tiểu, đào thải độc tố và điều trị chứng vàng da, điều trị mụn nhọt, mề đay, làm lành vết thương, tăng hệ kháng viêm, miễn dịch, giảm cân, trị đau bụng, đau dạ dày, có lợi cho thanh lọc gan và đường ruột.

Trên thực tế, Dân gian thường dùng rau này cùng các loại thuốc Nam khác dưới dạng các món ăn như: canh rau đắng, cháo cá lóc, canh chua rau đắng hoặc dùng kèm với cá kho, thịt kho cho mâm cơm thêm hấp dẫn…Thêm nữa có thể dùng rau đắng đất phơi khô (mỗi lần khoảng 20g) rồi sắc lấy nước uống hàng ngày vừa đơn giản, lại tiết kiệm nhiều chi phí chữa bệnh.

CÂY ATISO:

Atiso là loại cây bắt nguồn từ tên tiếng Pháp, được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15 sau đó du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20. Từ lâu được coi là một loại thuốc quý, có tác dụng rất tốt đối với các bệnh gan thận, giải độc cơ thể hiệu quả.

Hoa Atiso

Atiso có 2 loại là xanh và đỏ, bên cạnh đó Atiso cũng chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như Mangan, Sắt, Vitamin, Natri, Kali, Tanin và các muối hữu cơ khác…có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa cho cơ thể, hạ cholesterol, lợi tiểu, tăng tiết mật. _Người bệnh có thể nấu nước atiso hoặc dùng atiso để chế biến canh, súp dùng hàng ngày vừa để làm mát gan thận, vừa làm đẹp da, chữa mụn.

Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá ,đài hoa để ăn, nấu nước uống mà còn dùng làm thuốc, làm cao lá atisô tươi. Ðến nay atisô được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng như Hải Dương cây vẫn phát triển tốt.

CÂY NHÂN TRẦN:

Có cách gọi khác là chè nội, hoắc hương núi, chè cát, tuyến hương lam, được phân bố ở các nơi có khí hậu nhiệt đới, các quần đảo Châu Âu

Cây nhân trần

Theo Đông y, Nhân trần có vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong thấp, tiêu thũng độc, hành khí,tán ứ, giảm đau, tiêu viêm, chống ngứa.

Kinh nghiệm Đông y Việt Nam thường dùng chữa mát gan, thanh nhiệt, vàng da (hoàng đản) cấp tính; tiểu tiện vàng đục, chữa chứng máu đông

 Cây Nhân trần còn đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh ăn chậm tiêu, chữa chứng thấp khớp ,đau nhức xương, mất ngủ, huyết áp thấp, đau bụng, hoặc bị rắn cắn, gan nhiễm mỡ, viêm mủ da; eczema, mề đay.

Trong cây có chứa các thành phần như: Sampoin Triterpenic, Flavonoid, Coumarin,Axit và 1% tinh dầu mang đến vị cay, đắng, ấm, mùi thơm dễ uống

Dùng cho những người hay say tàu xe, chân tay lạnh, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn…..tuy nhiên, không nên quá phụ thuộc lạm dụng thuốc sẽ làm tụt huyết áp nhanh gây nguy hiểm cho cơ thể.

CÂY DIỆP HẠ CHÂU:

Là loại cây mọc hoang khắp nơi ở vùng nhiệt đới, có vị đắng là Phyllathin, có tính hàn. Theo kinh nghiệm Dân gian cây Diệp hạ châu giúp thanh can, lương huyết, minh mục, thấm thấp, lợi tiểu, sát trùng, giải độc, tiêu viêm, tán ứ.

Cây hạ diệp châu( cây chó đẻ)

Ngoài ra, với các chất hóa học có trong cây như: Flavonoid, Alcaloid phyllanthin và hypophyllanthin, Niranthin, Phylteralin còn giúp hỗ trợ điều trị men gan tăng cao, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hạn chế sỏi thận,sỏi mật giảm tình trạng viêm da, nám da,chống rối loạn tiêu hóa, hạ men gan và chữa viêm gan siêu vi B, rất thích hợp cho những người sử dụng nhiều bia rượu.

Đối với các chị em phụ nữ,trẻ nhỏ cây còn có tác dụng giảm đau, giúp ăn ngon miệng, trung tiện, tẩy giun, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.

Tin vui khi các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng diệp hạ châu không hề gây tổn hại đến bất kỳ khuẩn lợi nào có trong cơ thể con người.

CÂY MẬT NHÂN:

Là loại thảo dược dược Đông y được Dân gian ưu ái gọi là cây trị bá bệnh bởi các đặc tính quý hiếm mà chính cây mang lại ,làm giảm Uric trong máu (Gút), trị gân xương đau nhức, tê chân tay, đau mỏi lưng, gối, phòng ngừa tứ thời cảm mạo đối với người lớn tuổi.

Cây mật nhân

Cây được phân bố tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, cao khoảng từ 10-15m, thường mọc dưới bóng của những cây lớn, đa phần người ta hái rễ, vỏ thân, lá,quả mật nhân để làm bột, làm thuốc dạng viên nang ,làm rượu ngâm, nấu nước tắm….

Đối với nam giới: cải thiện khả năng sinh lý , chống xuất tinh sớm. Đối với phụ nữ: giảm khí hư, huyết kém, ăn không ngon miệng, khó tiêu, đầy hơi, có thể suy nhược , chữa bệnh kiết lỵ, tiêu chảy cấp. Với những người bị ghẻ lở hắc lào, chỉ cần sử dụng lá mật nhân nấu cùng với nước tắm là được.

CÂY BỒ CÔNG ANH:

Bồ công anh là vị thuốc quý trong nhiều bài thuốc Nam hiện nay. Loại cây này phân bố ở hầu hết tất cả các nước thuộc vùng ấm thấp của Châu Á. Ở nước ta bồ công anh mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía Bắc, những nơi có đất đai ẩm ướt, như trong vườn, ven đường, hoặc các bãi sông.

Cây bồ công anh

Những bộ phận được sử dụng trong việc chữa và trị bệnh là lá cây và rễ cây. Người ta có thể thu hoạch sử dụng tươi hoặc khô đều được, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người bệnh. Thông thường được Dân gian chế biến để làm trà, rau được dùng để nấu ăn, lá cây và rễ sẽ phơi khô để sắc làm thuốc.

Công dụng của bồ công anh là chữa trị các bệnh như: tiêu độc gan, viêm loét dạ dày, đau tá tràng, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, mắt đau sưng đỏ, trị mụn nhọt đặc biệt là chữa được cả ung thư, có chứa chất kháng viêm, chất chống oxi hóa tốt, đặc biệt chữa bệnh tắc tia sữa, viêm tuyến vú, dưỡng nhan, bổ máu, bổ tỳ vị cho mẹ sau sinh.

CÂY DIẾP CÁ:

Là loại cây được biết đến khá phổ biến vì tính chất mọc hoang, khá ẩm ướt, thuộc họ rau cải xanh. Phân bố ở hầu hết các nước Đông Nam Á,còn có tên gọi khác là Giấp Cá.

Rau diếp cá

Theo các Y Khoa Đông y, diếp cá có vị cay, chua, tính mát, chứa các hoạt chất Quercitrin, Isoquercitrin có tác dụng lợi tiểu mạnh, làm vững bền mao mạch.

Rau diếp cá có thể kết hợp làm thuốc, làm món ăn, tinh dầu để chữa nhiều bệnh hữu hiệu như,đối với trẻ em: làm hạ sốt, ho,chữa bệnh trĩ, trị táo bón, khó tiêu, trị quai bị, đau mắt đỏ,cầm máu, sốt xuất huyết, bệnh sởi….. Đối với phụ nữ: chữa chứng kinh nguyệt không đều, ngăn ngừa mụn, chống lão hóa da, trị sỏi thận, viêm ruột, viêm tuyến sữa.  Lưu ý bài thuốc từ rau diếp cá chỉ có thể điều trị bệnh mới khởi phát, có tính hiệu quả cao đối với những loại bệnh nhẹ và vừa, tùy vào cơ địa mỗi người bệnh mà thuốc hiệu quả nhanh hay chậm. 

CÂY SÀI ĐẤT:

Có tên khoa học là Wedelia chinensis Merr. Họ Cúc – Asteraceae. Cây được mọc hoang chủ yếu ở các vùng nông thôn nơi đất ẩm ven đường, bờ ruộng. Là loaị hoa nhỏ có màu vàng đẹp mắt.

Cây sài đất

Cây có nhiều tác dụng quý như giảm sốt, chữa cảm cúm, rôm sảy, viêm khớp, thanh nhiệt, giải độc gan, tiêu nhọt, kháng viêm, long đờm. Chủ trị các chứng ho ra máu, đau họng, viêm tuyến vú, rôm sảy, nổi mẩn, cao huyết áp, chữa trứng hôi miệng,viêm cơ,viêm gan… Ngoài ra, dược liệu này cũng được dùng trong dự phòng bệnh sởi, bạch hầu, hỗ trợ điều trị ung thư môn vị.

Sài đất có tính mát, không độc, vị ngọt xen lẫn vị chua và đắng nhẹ nên hầu như được người ta tận dụng toàn bộ bộ phận gồm cả rễ, lá và phần thân để sắc nước uống, nấu nước tắm ,hay giã đắp ngoài da ờ cà 2 dạng khô và tươi. Lưu ý cây sài đất rất dễ bị nhầm lẫn với cây lỗ cúc địa nên cần chú ý nhận biết để không hái nhầm thuốc.

CÂY KHỔ QUA:

Thường được gọi là mướp đắng, thuộc họ bầu bí ,dễ trồng, rất thân thuộc, gần gũi với các bữa cơm của người Việt hiện nay, đa số phân bố chủ yếu ở Châu Á và số ít ở Châu Úc.

Trái khổ qua(mướp đắng)

Theo y học cổ truyền khổ qua có tính mát, vị đắng nhưng đây là loại cây được ưa chuộng nhất bởi có thể tận dụng hết được cả trái khổ qua,lá,và đọt khổ qua non để làm các món ăn mới lạ, làm thuốc để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau.

Với các ưu điểm được thiên nhiên ban tặng các chất như: chất đường, chất xơ, chất đạm, chất béo, các vitamin A, B1, B2, B3, B6, B9, B12, C, E, K và khoáng chất như Canxi, Fe, Magiê, Phốt pho, Kali, Natri, Kẽm thì về sức khỏe: giúp giải nhiệt, điều trị tiểu gắt, tiểu buốt, phù thũng do gan nhiệt, bệnh gan, viêm da, viêm thấp khớp. Về làm đẹp: giúp giảm cân, duy trì làn da khỏe mạnh, giảm mụn, chậm lão hóa và đồng thời hỗ trợ điều trị tiểu đường.

 CÂY CỎ TRANH:

Cỏ tranh là cây sống lâu năm, mọc hoang có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất,phân bố rộng ở 3 miền Bắc,Trung,Nam.Vị của cây ngọt, tính hàn. 

Cây cỏ tranh

Các dưỡng chất hóa học có trong cỏ tranh gồm Cylindrin, Arundoin, Fermenol, Potassium, Calcium, Glucose, Fructose, Oxalic acid mang đến nhiều tác dụng có ích cho Đông y về tiết niệu như: thanh nhiệt, giải độc gan ,chủ trị xuất huyết đường tiêu hóa, làm mát gan, lợi tiểu, viêm đường tiết niệu, trị sỏi thận, chảy máu cam,sốt xuất huyết, phế hư, viêm thận…vv..

Kinh nghiệm Dân gian không chỉ sử dụng lá cỏ tranh để lợp mái nhà chắc chắn, người ta còn dùng cả thân cỏ, rễ cỏ, hoa cỏ để làm thuốc phơi khô, chưng cất dùng dần.

Xem thêm:

  • 5 Loại trà giúp giải độc gan, thanh nhiệt
  • Thần dược trị bệnh gan hiệu quả
  •  Cây thuốc nam An Xoa Bình Phước chữa bệnh gan

 

Hi vọng qua những khám phá thú vị, hữu ích về 12 loại cây thuốc Nam quý hiếm đã được công nhận trong Đông Y trên sẽ giúp mọi người tiết kiệm được chi phí, tìm ra cho mình những giải pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình một cách hiệu quả nhất. Nguyễn Trần CO.OP chúc cho mọi người mọi nhà luôn có một sức khỏe tốt và một lối sống lành mạnh!.

Nguồn: https://sanphamgiatruyen.com/12-cay-thuoc-nam-giai-doc-gan-thanh-nhiet-co-the/

Xem thêm: Hội chứng bong vảy da do tụ cầu

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!