9 sai lầm khi giải nhiệt cơ thể trong thời tiết nắng nóng
Thời tiết nắng nóng khiến chúng ta làm đủ mọi cách để giải nhiệt cơ thể. Những sai lầm thường gặp sau đây có thể khiến bạn không cảm thấy mình được “làm mát” mà còn mang đến những nguy cơ về sức khỏe.
Thời tiết nắng nóng khiến chúng ta làm đủ mọi cách để giải nhiệt cơ thể. Những sai lầm thường gặp sau đây có thể khiến bạn không cảm thấy mình được “làm mát” mà còn mang đến những nguy cơ về sức khỏe.
Cùng điểm qua 9 sai lầm thường gặp để điều chỉnh lại cách giải nhiệt cơ thể khi thời thiết nắng nóng nhé.
1. Uống quá ít nước – làm sao giải nhiệt cơ thể khi thời tiết nắng nóng?
Cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn trong những ngày nắng nóng để hạ thân nhiệt, do đó cơ thể mất nhiều nước hơn trong thời tiết nắng nóng. Uống quá ít nước sẽ không cung cấp đủ lượng nước thoát đi. Những dấu hiệu mất nước dễ nhận biết bao gồm: cảm thấy rất khát, đi tiểu ít hơn thường lệ, nước tiểu có màu vàng sậm, mệt mỏi, chóng mặt, trí óc lờ mờ, khó suy nghĩ rõ ràng.
Tiếp nước đầy đủ cho cơ thể là một trong những ưu tiên hàng đầu để giúp cơ thể giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng. Bạn cần uống nước đều đặn và đảm bảo lượng nước uống vô từ 2 đến 3 lít một ngày tùy thể trạng mỗi người.
2. Uống nước đá liên tục để giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng
Để giải tỏa cảm giác nóng nực, nhiều người lại lựa chọn uống nước đá hoặc nước ướp lạnh liên tục trong ngày. Tuy nhiên, uống nước lạnh liên tục làm cho cuống họng và hệ tiêu hóa không thoải mái, dẫn đến các phản ứng đau họng, viêm họng và khó tiêu. Hơn nữa, cảm giác nóng nực sẽ không mất đi khi chúng ta uống nước lạnh liên tục, tạo ra sự chênh lệch lớn giữa bên trong, cơ thể, và môi trường ngoài.
Để giải nhiệt khi thời tiết nắng nóng, bạn chỉ nên tận hưởng nước lạnh 1, 2 lần trong ngày. Vào những lúc còn lại, hãy chọn nước mát ở nhiệt độ phòng bình thường.
3. Ăn mặc sơ sài khi ra nắng, không dùng kem chống nắng – sai lầm phổ biến trong những ngày thời tiết nắng nóng?
Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể. Việc bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng bao gồm bảo vệ làn da khỏi tác hại của liều cao tia UV từ ánh nắng mặt trời.
Tia UV trong những ngày nắng nóng làm cho da mất đi độ đàn hồi, khiến da xuất hiện nếp nhăn và sớm lão hóa. Quá nhiều tia UV có thể tác động vào DNA của tế bào da và kích hoạt ung thư da. Giác mạc và thủy tinh thể của mắt cũng bị ảnh hưởng khi chịu sự tác động của lượng lớn tia UV trong thời gian dài.
Để bảo vệ da trong thời tiết nắng nóng, bạn nên hạn chế ra ngoài từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Khi cần đi ra ngoài nên che phủ cơ thể với quần áo dày, kín nhưng thoáng khí, mồ hôi, và tạo khoảng cách với da. Khuyến khích sử dụng kem chống nắng phổ rộng (chống được tia UV-A và UV-B) có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên để bảo vệ da khỏi tác động của tia cực tím xuyên qua quần áo.
4. Ở trong nhà, đóng kín cửa, bật quạt mạnh có phải là cách giải nhiệt khi thời tiết nắng nóng?
Cùng điểm qua 9 sai lầm thường gặp để điều chỉnh lại cách giải nhiệt cơ thể khi thời thiết nắng nóng nhé.
1. Uống quá ít nước – làm sao giải nhiệt cơ thể khi thời tiết nắng nóng?
Cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn trong những ngày nắng nóng để hạ thân nhiệt, do đó cơ thể mất nhiều nước hơn trong thời tiết nắng nóng. Uống quá ít nước sẽ không cung cấp đủ lượng nước thoát đi. Những dấu hiệu mất nước dễ nhận biết bao gồm: cảm thấy rất khát, đi tiểu ít hơn thường lệ, nước tiểu có màu vàng sậm, mệt mỏi, chóng mặt, trí óc lờ mờ, khó suy nghĩ rõ ràng.
Tiếp nước đầy đủ cho cơ thể là một trong những ưu tiên hàng đầu để giúp cơ thể giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng. Bạn cần uống nước đều đặn và đảm bảo lượng nước uống vô từ 2 đến 3 lít một ngày tùy thể trạng mỗi người.
2. Uống nước đá liên tục để giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng
Để giải tỏa cảm giác nóng nực, nhiều người lại lựa chọn uống nước đá hoặc nước ướp lạnh liên tục trong ngày. Tuy nhiên, uống nước lạnh liên tục làm cho cuống họng và hệ tiêu hóa không thoải mái, dẫn đến các phản ứng đau họng, viêm họng và khó tiêu. Hơn nữa, cảm giác nóng nực sẽ không mất đi khi chúng ta uống nước lạnh liên tục, tạo ra sự chênh lệch lớn giữa bên trong, cơ thể, và môi trường ngoài.
Để giải nhiệt khi thời tiết nắng nóng, bạn chỉ nên tận hưởng nước lạnh 1, 2 lần trong ngày. Vào những lúc còn lại, hãy chọn nước mát ở nhiệt độ phòng bình thường.
3. Ăn mặc sơ sài khi ra nắng, không dùng kem chống nắng – sai lầm phổ biến trong những ngày thời tiết nắng nóng?
Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể. Việc bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng bao gồm bảo vệ làn da khỏi tác hại của liều cao tia UV từ ánh nắng mặt trời.
Tia UV trong những ngày nắng nóng làm cho da mất đi độ đàn hồi, khiến da xuất hiện nếp nhăn và sớm lão hóa. Quá nhiều tia UV có thể tác động vào DNA của tế bào da và kích hoạt ung thư da. Giác mạc và thủy tinh thể của mắt cũng bị ảnh hưởng khi chịu sự tác động của lượng lớn tia UV trong thời gian dài.
Để bảo vệ da trong thời tiết nắng nóng, bạn nên hạn chế ra ngoài từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Khi cần đi ra ngoài nên che phủ cơ thể với quần áo dày, kín nhưng thoáng khí, mồ hôi, và tạo khoảng cách với da. Khuyến khích sử dụng kem chống nắng phổ rộng (chống được tia UV-A và UV-B) có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên để bảo vệ da khỏi tác động của tia cực tím xuyên qua quần áo.
4. Ở trong nhà, đóng kín cửa, bật quạt mạnh có phải là cách giải nhiệt khi thời tiết nắng nóng?
Để giải nhiệt cho cơ thể khi thời tiết nắng nóng, thay vì ra ngoài nắng, chúng ta nên ở trong nơi mát mẻ và thoáng khí. Để tránh khí nóng từ ngoài hắt vào, nhiều người chọn giải pháp đóng kín cửa chính, cửa sổ và bật quạt. Thiếu sự lưu thông sẽ khiến không khí trong không gian sống tồn đọng nhiều tạp chất có hại. Chúng là những phân tử gây ô nhiễm, chất độc, vi khuẩn, nấm mốc. Cùng với đó, nồng độ CO2 và độ ẩm cao vì không có sự trao đổi khí với bên ngoài sẽ vừa khiến chúng ta khó chịu, mệt mỏi, vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nếu bạn ngại hơi nóng, hãy mở cửa vừa đủ để có sự trao đổi khí giữa bên trong và bên ngoài nhà hoặc phòng.
5. Bật máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp để giải nhiệt cơ thể khi thời tiết nắng nóng?
Không gian mát mẻ rất tốt cho cả sức khỏe lẫn hoạt động trí óc. Nhiều người có sức khỏe tốt, nhiệt lượng cơ thể lớn thường thích để máy lạnh ở nhiệt độ rất thấp để giải nhiệt trong những ngày thời tiết nắng nóng. Vấn đề nằm ở việc chúng ta thỉnh thoảng phải ra ngoài trời nắng, đến nơi không có máy lạnh. Thay đổi nhiệt độ từ quá nóng sang quá lạnh mỗi ngày hay nhiều lần trong ngày gây áp lực lên các cơ quan trong cơ thể để thích nghi với nhiệt độ môi trường.
26°C là nhiệt độ lý tưởng cho cơ thể, vừa giúp giảm đáng kể hóa đơn tiền điện, đồng thời g
iảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết nắng nóng, bạn không nên giảm nhiệt độ máy lạnh xuống thấp hơn 21°C.
6. Vận động thể chất cường độ cao ngoài trời nắng, ở nơi nóng nực
Ngày nóng, ở trong nhà có khi lại bức bối hơn ra ngoài vận động, hít thở khí trời, tận hưởng ánh mặt trời ngày hè. Nhiều người chọn đi xe đạp, chạy bộ, một số người khác đi bộ trekking, một số người chơi thể thao. Bạn cần lưu ý phòng tránh sốc nhiệt, tổn hại sức khỏe do nóng ở mức nặng nhất. Sốc nhiệt xảy ra do bạn hoạt động thể chất hoặc chỉ đơn giản là phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc ở nơi nhiệt độ quá cao. Khi bị sốc nhiệt, nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên 40 độ C, đi kèm các triệu chứng suy giảm nhận thức, làn da nóng hổi, có thể ửng đỏ, nhịp thở gấp, tim đập nhanh, đau đầu và buồn nôn.
Sốc nhiệt dễ xảy ra khi cơ thể thiếu nước hoặc bạn chưa quen với cái nóng từ trước, có thể đe dọa tính mạng nếu không xử lý kịp thời.
Cách phòng tránh sốc nhiệt, bảo vệ sức khỏe khi thời tiết nắng nóng:
– Nên hạn chế ở ngoài trời nắng gay gắt quá lâu
– Không để nhà / phòng quá nóng
– Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể
– Giữ quần áo thông thoáng mồ hôi
7. Uống nhiều caffein, cồn – cách giải nhiệt tốt trong thời tiết nắng nóng?
Để giải nhiệt cho cơ thể khi thời tiết nắng nóng, thay vì ra ngoài nắng, chúng ta nên ở trong nơi mát mẻ và thoáng khí. Để tránh khí nóng từ ngoài hắt vào, nhiều người chọn giải pháp đóng kín cửa chính, cửa sổ và bật quạt. Thiếu sự lưu thông sẽ khiến không khí trong không gian sống tồn đọng nhiều tạp chất có hại. Chúng là những phân tử gây ô nhiễm, chất độc, vi khuẩn, nấm mốc. Cùng với đó, nồng độ CO2 và độ ẩm cao vì không có sự trao đổi khí với bên ngoài sẽ vừa khiến chúng ta khó chịu, mệt mỏi, vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nếu bạn ngại hơi nóng, hãy mở cửa vừa đủ để có sự trao đổi khí giữa bên trong và bên ngoài nhà hoặc phòng.
5. Bật máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp để giải nhiệt cơ thể khi thời tiết nắng nóng?
Không gian mát mẻ rất tốt cho cả sức khỏe lẫn hoạt động trí óc. Nhiều người có sức khỏe tốt, nhiệt lượng cơ thể lớn thường thích để máy lạnh ở nhiệt độ rất thấp để giải nhiệt trong những ngày thời tiết nắng nóng. Vấn đề nằm ở việc chúng ta thỉnh thoảng phải ra ngoài trời nắng, đến nơi không có máy lạnh. Thay đổi nhiệt độ từ quá nóng sang quá lạnh mỗi ngày hay nhiều lần trong ngày gây áp lực lên các cơ quan trong cơ thể để thích nghi với nhiệt độ môi trường.
26°C là nhiệt độ lý tưởng cho cơ thể, vừa giúp giảm đáng kể hóa đơn tiền điện, đồng thời g
iảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết nắng nóng, bạn không nên giảm nhiệt độ máy lạnh xuống thấp hơn 21°C.
6. Vận động thể chất cường độ cao ngoài trời nắng, ở nơi nóng nực
Ngày nóng, ở trong nhà có khi lại bức bối hơn ra ngoài vận động, hít thở khí trời, tận hưởng ánh mặt trời ngày hè. Nhiều người chọn đi xe đạp, chạy bộ, một số người khác đi bộ trekking, một số người chơi thể thao. Bạn cần lưu ý phòng tránh sốc nhiệt, tổn hại sức khỏe do nóng ở mức nặng nhất. Sốc nhiệt xảy ra do bạn hoạt động thể chất hoặc chỉ đơn giản là phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc ở nơi nhiệt độ quá cao. Khi bị sốc nhiệt, nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên 40 độ C, đi kèm các triệu chứng suy giảm nhận thức, làn da nóng hổi, có thể ửng đỏ, nhịp thở gấp, tim đập nhanh, đau đầu và buồn nôn.
Sốc nhiệt dễ xảy ra khi cơ thể thiếu nước hoặc bạn chưa quen với cái nóng từ trước, có thể đe dọa tính mạng nếu không xử lý kịp thời.
Cách phòng tránh sốc nhiệt, bảo vệ sức khỏe khi thời tiết nắng nóng:
– Nên hạn chế ở ngoài trời nắng gay gắt quá lâu
– Không để nhà / phòng quá nóng
– Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể
– Giữ quần áo thông thoáng mồ hôi
7. Uống nhiều caffein, cồn – cách giải nhiệt tốt trong thời tiết nắng nóng?
Vào những ngày nắng nóng, chúng ta nên hạn chế thức uống nhiều caffein như cà phê đậm, trà đậm, và các thức uống nhiều cồn. Lý do là vì caffein và cồn khiến cơ thể bài tiết nước nhiều. Điều này sẽ gây cảm giác khô cổ, khó chịu, ảnh hưởng đến việc tiết mồ hôi để giải nhiệt. Để giải nhiệt khi thời tiết nắng nóng, khi uống caffein, cồn, bạn cần bổ sung thêm nước lọc và các đồ uống nhẹ nhàng để bù lại lượng nước tiểu đã mất.
Nước dừa, nước ép trái cây không đường, sinh tố là những đồ uống lành mạnh phù hợp với ngày nắng nóng. Lưu ý lượng nước chủ yếu vẫn là từ nước lọc để tránh quá tải cho hệ tiêu hóa và phản tác dụng cho cơ thể.
8. Không cất thức ăn vào tủ lạnh
Thời tiết nóng và ẩm là điều kiện cực kỳ lý tưởng cho các loại nấm mốc và vi khuẩn phát triển trên thức ăn. Vào ngày nóng, đồ ăn cũng nhanh ôi thiu hơn dù giác quan chúng ta có thể không nhận ra. Do đó, để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết nắng nóng, không nên để thức ăn đã nấu chín ở ngoài quá 2 giờ. Tốt nhất là nên cất đồ ăn vào tủ lạnh ngay sau khi thức ăn đã nguội bớt nếu bạn không định sử dụng ngay.
Các ca ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa thường tăng cao vào ngày hè. Bạn nên kỹ lưỡng để tránh đồ ăn hỏng phải bỏ đi hoặc gây ra các vấn đề cho sức khỏe.
9. Không phòng tránh muỗi khi ngủ đêm
Trời nóng, nhiều người bỏ qua bước giăng mùng, màn khi ngủ. Thời tiết nóng ẩm trong hè là dịp để các loại côn trùng gây bệnh truyền nhiễm sinh sôi, phát triển. Đứng đầu các loài côn trùng gây bệnh ở nước ta là muỗi. Muỗi Anophele gây sốt rét, muỗi vằn gây sốt xuất huyết, muỗi Aedes lây truyền virus Zika, muỗi Culex gây bệnh viêm não Nhật Bản.
Giải nhiệt cơ thể khi thời tiết nắng nóng không thể quên việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm do côn trùng này. Nếu không chắc chắn không gian sống của bạn được an toàn khỏi các loại côn trùng gây hại, hãy luôn duy trì thói quen mắc mùng, màn khi ngủ.
Trẻ em và người cao tuổi là nhóm người dễ bị ảnh hưởng sức khỏe nhất trong những ngày thời tiết nắng nóng vì khả năng tự nhận biết và giao tiếp về các nhu cầu của cơ thể khá giới hạn. Các bệnh lý nền ở người cao tuổi càng làm tăng nguy cơ cho sức khỏe trong thời tiết nóng. Đây là những đối tượng chúng ta nên dành sự quan tâm đặc biệt trong những ngày thời tiết nắng nóng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Vào những ngày nắng nóng, chúng ta nên hạn chế thức uống nhiều caffein như cà phê đậm, trà đậm, và các thức uống nhiều cồn. Lý do là vì caffein và cồn khiến cơ thể bài tiết nước nhiều. Điều này sẽ gây cảm giác khô cổ, khó chịu, ảnh hưởng đến việc tiết mồ hôi để giải nhiệt. Để giải nhiệt khi thời tiết nắng nóng, khi uống caffein, cồn, bạn cần bổ sung thêm nước lọc và các đồ uống nhẹ nhàng để bù lại lượng nước tiểu đã mất.
Nước dừa, nước ép trái cây không đường, sinh tố là những đồ uống lành mạnh phù hợp với ngày nắng nóng. Lưu ý lượng nước chủ yếu vẫn là từ nước lọc để tránh quá tải cho hệ tiêu hóa và phản tác dụng cho cơ thể.
8. Không cất thức ăn vào tủ lạnh
Thời tiết nóng và ẩm là điều kiện cực kỳ lý tưởng cho các loại nấm mốc và vi khuẩn phát triển trên thức ăn. Vào ngày nóng, đồ ăn cũng nhanh ôi thiu hơn dù giác quan chúng ta có thể không nhận ra. Do đó, để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết nắng nóng, không nên để thức ăn đã nấu chín ở ngoài quá 2 giờ. Tốt nhất là nên cất đồ ăn vào tủ lạnh ngay sau khi thức ăn đã nguội bớt nếu bạn không định sử dụng ngay.
Các ca ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa thường tăng cao vào ngày hè. Bạn nên kỹ lưỡng để tránh đồ ăn hỏng phải bỏ đi hoặc gây ra các vấn đề cho sức khỏe.
9. Không phòng tránh muỗi khi ngủ đêm
Trời nóng, nhiều người bỏ qua bước giăng mùng, màn khi ngủ. Thời tiết nóng ẩm trong hè là dịp để các loại côn trùng gây bệnh truyền nhiễm sinh sôi, phát triển. Đứng đầu các loài côn trùng gây bệnh ở nước ta là muỗi. Muỗi Anophele gây sốt rét, muỗi vằn gây sốt xuất huyết, muỗi Aedes lây truyền virus Zika, muỗi Culex gây bệnh viêm não Nhật Bản.
Giải nhiệt cơ thể khi thời tiết nắng nóng không thể quên việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm do côn trùng này. Nếu không chắc chắn không gian sống của bạn được an toàn khỏi các loại côn trùng gây hại, hãy luôn duy trì thói quen mắc mùng, màn khi ngủ.
Trẻ em và người cao tuổi là nhóm người dễ bị ảnh hưởng sức khỏe nhất trong những ngày thời tiết nắng nóng vì khả năng tự nhận biết và giao tiếp về các nhu cầu của cơ thể khá giới hạn. Các bệnh lý nền ở người cao tuổi càng làm tăng nguy cơ cho sức khỏe trong thời tiết nóng. Đây là những đối tượng chúng ta nên dành sự quan tâm đặc biệt trong những ngày thời tiết nắng nóng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Xem thêm: Zona thần kinh (giời leo)
Tin mới nhất
- 22 công dụng của chuối tiêu cho sức khỏe, làm đẹp
- 11 lý do nên tăng cường ăn xoài Cát Chu Cao Lãnh
- Thuốc lá gây nghiện cho bạn như thế nào?
- Tác dụng của nấm lim chữa bệnh từ nấm lim xanh Tiên Phước rừng
- Liệu bà bầu đi phân xanh có phải là dấu hiệu của bệnh không?
- Đứng một chân kiểm tra đột quỵ: Đơn giản nhưng hiệu quả!
- Ợ hơi buồn nôn là triệu chứng gì? Nguyên nhân và cách chữa trị cho người bệnh
- Cảm giác tai bị bít cần xử lý thế nào?
- 10 cách đơn giản để tăng cường sức khỏe đường ruột
- Đau dạ dày ăn bơ được không?