Tê tay chân là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị tê bì chân tay
Tê tay chân tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng nếu tình trạng này xuất hiện với tần suất liên tục có thể là triệu chứng báo hiệu nhiều bệnh lý bên trong nguy hiểm. Người bệnh nên sớm tìm hiểu về cách điều trị để tránh các biến chứng khôn lường có thể gây ra.
Tê tay chân có nguy hiểm không?
Bị tê tay chân là một trong những hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh lý về thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh tọa mà bất cứ ai cũng có thể là “nạn nhân” của nó từ thanh thiếu niên cho đến những người cao tuổi. Dấu hiệu của hội chứng tê tay chân là các đầu ngón tay, ngón chân thường có cảm giác tê rần như bị kiến cắn, kim chích rất khó chịu.
Tê tay chân nếu thông thường thì có thể do các nguyên nhân cơ học thông thường gây ra. Tuy nhiên, nếu tình trạng liên tục xuất hiện thì có thể là nhiều biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi thấy dấu hiệu này lặp đi lặp lại, bạn cần thăm khám ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Bị tê tay chân là bệnh gì?
Theo kết quả nghiên cứu của Viện rối loạn thần kinh và đột quỵ quốc gia chỉ ra rằng, hội chứng tê bì tay chân có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể như sau:
- Thoát vị đĩa đệm
Tê bì tay chân là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh thoát vị đĩa đệm. 80 % bệnh nhân bị đau nhức, tê bì ở đùi, bắp chân hoặc ở bắp tay, các đầu ngón tay, ngón chân là do thoát vị đĩa đệm gây ra. Tình trạng này xuất hiện khi nhân nhầy của đĩa đệm thoát khỏi vị trí ban đầu và chèn ép vào các rễ thần kinh cột sống.
Nếu không được chữa trị dứt điểm, tình trạng tê tay chân có thể diễn biến xấu, dẫn đến teo cơ thậm chí còn khiến bại liệt toàn thân.
- Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa hay đau dây thần kinh tọa chính là hệ quả của việc đĩa đệm bị thoát vị da khỏi vị trí cấu tạo ban đầu chèn ép vào dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, chạy từ thắt lưng xuống mông, đùi và bắp chân.
Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ gây ra đau nhức, tê bì chân hoặc tay, điểm nào càng bị chèn ép nhiều thì bệnh nhân sẽ càng cảm thấy đau nhiều.
- Viêm khớp dạng thấp
Tình trạng tê tay chân sẽ xuất hiện khi các khớp, rễ thần kinh bị thương tổn và viêm nhiễm.
Ở trường hợp những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, tình trạng này thường kéo dài do bệnh nhân phải ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu.
- Hẹp ống sống
Do mắc chứng cột sống bị thu nhỏ ngay từ khi bẩm sinh sẽ chèn ép các rễ thần kinh chạy qua gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, tê tay chân và hạn chế khả năng vận động.
- Thiếu máu não do thoát vị chèn ép
Thiếu máu não cũng là một trong những nguyên nhân tiêu biểu gây ra hội chứng tê bì tay chân hiện nay. Khi cảm thấy cơ thể có cảm giác tê tay chân thì không nên bỏ qua căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, về bản chất thiếu mãu não cũng là triệu chứng của việc rễ thần kinh bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm gây ra mà thôi.
Bệnh thiếu máu não thường khởi phát đột ngột, diễn biến trong khoảng thời gian ngắn, đi kèm với đó là triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, đau nhức đầu, choáng váng, chóng mặt,…
- Bệnh đa xơ cứng
Chức năng tự miễn của cơ thể bị rối loạn, tấn công nhầm vào hệ thống thần kinh trung ương gây ra tổn thương màng bọc Myelin, co thắt các cơ bắp và gây ra tình trạng tê bì chân tay kéo dài.
- Tê tay chân do cơ thể suy nhược
Khi cơ thể thiếu các nhóm Vitamin và những khoáng chất cần thiết như Vitamin B1, B12, kali, canxi, axit folic,… sẽ gây ra triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể và tê bì tay chân.
“Khai tử” chứng TÊ CHÂN TAY bằng bài thuốc từng được MC Quyền Linh sử dụng
Triệu chứng tê tay chân kèm theo
- Tê bì chân tay đi kèm rối loạn vận động
Nếu tê tay chân đi kèm các rối loạn vận động, rất có thể bạn đã bị mắc bệnh viêm đa dây thần kinh.
Lúc này, bạn có thể cảm thấy tê bì, ngứa ran hoặc đau nhức ở lòng bàn chân, sau đó lan đến cẳng chân, đầu ngón tay, bàn tay và cánh tay. Không chỉ vậy, người bệnh còn thấy luôn mỏi mệt, suy nhược cơ thể,…
- Tê chân tay kèm theo cứng cơ và chuột rút
Nếu thường xuyên có những biểu hiện trên, rất có thể bạn đang phải đối mặt với bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường sẽ khiến gia tăng lượng đường huyết khiến các mạch máu bị thương tổn.
Điều này sẽ giảm lưu thông máu tới các chi gây ra tình trạng tê tay chân kèm theo chứng cứng cứng cơ và chuột rút.
- Tê bì chân tay kèm các u nang quanh khớp
Nang hạch là hiện tượng khá phổ biến, thông thường chúng có thể xuất hiện rồi sau đó lại tự động biến mất.
Nhưng ở một vài trường hợp hay tê tay chân, chúng lại phát triển to hơn, gây ra đau nhức hoặc tình trạng tê chân tay. Khi đó, bạn sẽ có thể phải tìm đến biện pháp phẫu thuật để loại bỏ chúng.
Cách phòng ngừa tê bì chân tay
Để hạn chế tình trạng tay chân bị tê, đòi hỏi người bệnh phải thực hiện theo một số lưu ý sau sẽ giúp hạn chế tình trạng bệnh rất tốt và vô cùng phù hợp:
- Khi bạn mắc chứng tê tay chân sinh lý thì nên vận động với những bài tập nhẹ nhàng tại tay chân như: xoa bóp, bấm huyệt, thư giãn, đi lại nhẹ nhàng,…
- Nên chú ý tới những thành phần của các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để điều trị các loại bệnh khác xem có mang lại tác dụng phụ nào không.
- Nếu bạn có tình trạng tê tay chân sau khi ngủ dậy, bạn cần thay đổi tư thế liên tục trong khi ngủ, không nên nằm nguyên một tư thế quá lâu. Đồng thời, người bệnh cũng nên gác chân hoặc tay lên đệm hoặc gối giúp hạn chế chứng tê chân tay khi ngủ.
- Bên cạnh đó, người bị tê chân tay cũng nên có một chế độ ăn uống, dinh dưỡng cân bằng và khoa học giúp bổ sung đầy đủ thêm các nhóm Vitamin cũng như các loại dưỡng chất cần thiết khác.
Bệnh tê tay chân và cách điều trị
- Điều trị bệnh bằng phương pháp Tây Y
- Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau: Arcoxia, Bonlutin, Ibuprofen, Paracetamol… giúp kháng viêm, giảm đau và kiểm soát tình trạng tê tay chân nhanh chóng và vô cùng hiệu quả.
- Nhóm thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm,… dùng cho các trường hợp tê bì tay chân do co cứng cơ bắp, giúp giải phóng ức chế.
- Vitamin và dưỡng chất: Người hay bị tê tay chân nên bổ sung thêm các nhóm Vitamin B và các dưỡng chất cần thiết để giúp giảm thiểu tình trạng thiếu chất, suy nhược của cơ thể và giúp cải thiện hệ thần kinh trung ương.
- Sử dụng bài thuốc nam chữa tê tay chân
- Quế: Trộn một muỗng canh bột quế cùng với một ly sữa ấm và uống đều đặn mỗi ngày để điều trị chứng tê bì tay chân tại nhà.
- Bài thuốc chữa tê tay chân từ bột nghệ: Lấy một thìa bột nghệ và mật ong trộn đều cùng một ly sữa, khuấy lên và uống mỗi ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể trộn bột nghệ với nước ấm bôi lên vùng tay chân bị tê, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng.
- Chữa tê tay chân nhờ cây hương thảo: Bạn có thể bôi vài giọt tinh dầu cây hương thảo, xoa bóp đều lên vùng tay chân bị tê. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể pha trà hương thảo dùng để uống mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chứng tê bì tay chân vô cùng hiệu quả.
- Dầu dừa: Trong dầu dừa có chứa nhiều thành phần dưỡng chất hữu ích giúp tăng cường cơ bắp và lưu thông máu. Bạn hãy dùng dầu dừa xoa bóp nhẹ lên vùng bị tê tay chân trong khoảng 20 phút mỗi ngày sẽ thấy tình trạng tiêu biến dần theo thời gian.
Cách điều trị tê tay chân dứt điểm hoàn toàn
Bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc đông y với thành phần 100% cây thuốc Nam được chính chuyên gia giới thiệu trên kênh VTV2. Bài thuốc đó là An Cốt Nam – Dứt điểm chứng tê tay chân bằng phác đồ 3 liệu pháp toàn diện.
Cụ thể, trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (viện 108) đã dành nhiều lời khen ngợi cho hiệu quả điều trị nhiều bệnh xương khớp của An Cốt Nam.
Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi thêm tại video phía dưới
Tin mới nhất
- Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?
- Bệnh liệt dương do biến chứng bệnh tiểu đường
- Không có âm đạo
- Mẹ bầu tăng cân khi mang thai như thế nào mới an toàn?
- Cây nấm lim xanh với hình ảnh nguồn gốc công dụng nấm lim rừng
- Vitamin tổng hợp cho bà bầu và những điều cần hết sức lưu ý
- 6 cách sử dụng đông trùng hạ thảo khô và một số lưu ý khi dùng
- Giải pháp điều trị DỨT ĐIỂM mề đay mùa hè KHÔNG CẦN THUỐC TÂY của Tổ hợp y tế Quân dân 102
- Viêm tai ngoài là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh
- Đa hồng cầu nguyên phát
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường: Nên và không nên ăn gì?
- TIN TỨC UNG THƯ Tác hại của khói thuốc lá với trẻ nhỏ: Hãy từ bỏ điếu thuốc ngay
- TIN TỨC UNG THƯ Lạc nội mạc tử cung có mang thai, sinh con được không?
- TIN TỨC UNG THƯ Táo bón (bón) là gì? Cách trị táo bón như thế nào?