Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ là bị gì, liệu có nguy hiểm gì không?
Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ là một trong những căn bệnh xương khớp xảy ra phổ biến ở “phái yếu” hiện nay. Do chưa hiểu rõ về bệnh cũng như chủ quan coi thường mà nhiều chị em để tình trạng kéo dài dẫn tới nhiều biến chứng khó lường.
Tình trạng đau thắt lưng có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ. Trong đó tỷ lệ chị em gặp phải tình trạng này cũng không hề nhỏ (khoảng 60%).
Đau thắt lưng ở phụ nữ là bệnh gì?
Tình trạng chị em bị đau ở cột sống thắt lưng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như ngồi quá lâu một tư thế, đau lưng trong thời kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, đi giày cao gót…
Tuy nhiên, nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ lại bắt nguồn từ các biến chứng do bệnh lý khác mang lại, điển hình là các căn bệnh dưới đây.
- Bệnh viêm khớp
Đây được xem là nguyên nhân gây ra các cơn đau tại cột sống lưng điển hình nhất của chị em. Bệnh xảy ra do quá trình làm việc quá lâu trong một tư thế hay ngồi nhiều trong một thời gian dài khiến các cơ khớp bị co cứng gây mệt mỏi và đau nhức.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời khiến tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ khiến cho cơ thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như hạn chế vận động, teo cơ, thậm chí là bại liệt.
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên tuân thủ thói quen làm việc một giờ liên tục thì nghỉ ngơi từ 10 – 15 phút đi lại xung quanh hoặc vận động nhẹ nhàng tại chỗ.
- Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ do thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh lý xương khớp xảy ra do đĩa đệm bị tổn thương khiến nhân nhầy bên trong chảy ra ngoài gây chèn ép dây thần kinh khiến cơ thể đau nhức khó chịu.
Bệnh gây ra các cơn đau nhức thắt lưng ở phụ nữ, lan dần xuống hông, mông, đùi rồi tới bàn chân, ngón chân của cơ thể.
- Do đau cơ xơ hóa
Được xem là nguyên nhân gây ra đau lưng ở phụ nữ hàng đầu. Hội chứng đau cơ xơ hóa là tình trạng cơ, dây chằng, gân trong cơ thể bị đau mãn tính. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho cơ thể mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm.
Để chữa trị căn bệnh này, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ kết hợp các bài tập vật lý trị liệu.
- Đau vùng thắt lưng ở phụ nữ do chấn thương cột sống
Một số trường hợp người bệnh gặp phải chấn thương trong cuộc sống, công việc hay chơi thể thao khiến cho cột sống thắt lưng bị tổn thương, gãy cũng tạo ra các cơn đau ở phụ nữ âm ỉ và khó chịu.
Khi bị chấn thương cột sống dẫn tới gãy xương, người bệnh được bác sĩ chỉ định bó bột cố định liền xương. Thông thường, các trường hợp bị gãy cột sống sẽ trở thành bệnh đau lưng mãn tính kể cả khi đã điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
- Bệnh phụ khoa
Đau lưng ở phụ nữ còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, ung thư tử cung, viêm cổ tử cung…Chính vì vậy, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng đau nhức vùng thắt lưng, các chị em nên tới các bệnh viện uy tín để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Tác nhân sinh hoạt gây đau thắt lưng ở phụ nữ
Theo các chuyên gia, ngoài các nguyên nhân bệnh lý, tình trạng này còn xảy ra do các tác nhân cơ học sau đây:
- Ngủ sai tư thế: Đau lưng ở phụ nữ có thể xảy ra do tư thế nằm ngủ bị sai lệch, cong vẹo hay nằm úp bụng, đầu và cổ không thẳng. Hiện tượng này xảy ra rồi nhanh chóng biến mất khiến nhiều chị em chủ quan khiến bệnh diễn ra lâu dài trở thành mãn tính.
- Căng thẳng, stress: Thường xuyên làm việc trong một môi trường căng thẳng, mệt mỏi, nhiều áp lực cũng là nguyên nhân khiến cho các cơn đau thắt lưng ở nam giới và phụ nữ xảy ra.
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn khiến áp lực từ trọng lực của cơ thể lên cột sống cũng gia tăng, từ đó khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương gây ra hiện tượng đau nhức khu vực thắt lưng âm ỉ và khó chịu.
- Đi giày cao gót: Thường xuyên đi giày cao gót cũng là nguyên nhân gây đau cho chị em mà bạn không nên bỏ qua.
Đối tượng phụ nữ hay bị đau thắt lưng
Theo các chuyên gia, một số đối tượng chị em sau đây sẽ dễ dàng mắc phải căn bệnh này hơn so với những người thông thường:
- Phụ nữ mang thai: Do hoocmôn trong cơ thể thay đổi trong quá trình mang thai khiến cho các khớp xương trở lên lỏng lẻo. Bên cạnh đó, vào các tháng cuối thai kỳ, thai nhi trở lên phát triển khiến áp lực lên cột sống gia tăng kéo theo các cơn đau nhức âm ỉ khu vực thắt lưng của phụ nữ.
- Trong kỳ kinh nguyệt: Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt có thể sẽ xuất hiện các cơn đau và chấm dứt khi kỳ kinh kết thúc. Tùy theo từng cơ thể khác nhau mà các cơn đau sẽ xuất hiện nhẹ nhàng hay dữ dội.
- Phụ nữ sau sinh: Theo thống kê, có tới 50% tỷ lệ mắc phải căn bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ sau khi sinh. Lý giải cho trường hợp này, các chuyên gia cho rằng trong thời kỳ mang thai, tử cung của phụ nữ mở rộng, trải dài, cơ bụng trở lên yếu kém, cột sống bị kéo về phía trước khiến các cơ khớp chịu nhiều áp lực từ cơ thể.
- Phụ nữ mắc bệnh phụ khoa: Theo thống kê, các chị em mắc phải các căn bệnh về phụ khoa như ung thư tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Giải pháp cho chị em phụ nữ bị đau thắt lưng
- Cách giảm đau hiệu quả cho chị em
Để ngăn ngừa và hạn chế tiến triển của bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp điều trị dưới đây:
- Sử dụng thuốc Tây Y: Một số nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, giãn cơ hiệu quả như thuốc Paracetamol, acetaminophen, diclofenac, aspirin, myonal, mydocalm…Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng và liệu trình mà bác sĩ đã chỉ định. Không tự ý sử dụng thuốc và thay đổi liều lượng khi chưa được sự cho phép từ các chuyên gia.
- Sử dụng thuốc Đông Y: Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc từ các lá thảo dược tự nhiên, lành tính mà lại đem lại công dụng chữa bệnh hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc từ lá lốt, ngải cứu, cây cỏ xước, tầm gửi…
- Vật lý trị liệu: Một trong các phương pháp giúp hỗ trợ điều trị đau thắt lưng ở phụ nữ hiệu quả lại nhanh chóng là sử dụng vật lý trị liệu. Các phương pháp mà các chị em có thể sử dụng là nhiệt trị liệu (chườm nóng, tắm bùn, tia hồng ngoại), điện trị liệu (siêu âm, sóng cao tần), mát xoa, châm cứu, bấm huyệt…
- Các bài tập bổ trợ: Ngoài các phương pháp trên, để đem lại hiệu quả điều trị tối ưu, người bệnh có thể tập luyện các bài tập bổ trợ như yoga, đạp xe, đi bộ, leo cầu thang…giúp giãn cơ, bồi dưỡng xương cốt khỏe mạnh.
- Một số cách phòng ngừa bệnh đau vùng thắt lưng ở phụ nữ
Phòng ngừa bệnh hiệu quả chính là phương án điều trị bệnh tối ưu, sau đây là các phương pháp phòng ngừa bệnh triệt để từ chuyên gia mà bạn cần lưu ý:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý, không ngồi quá lâu trong một vị trí, thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, nghỉ ngơi.
- Tránh xa các công việc nặng nhọc, thường xuyên phải bê vác vật nặng trên vai.
- Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng hàng ngày, hạn chế tập các bài tập khó, quá sức, dễ gây chấn thương tới cột sống.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh với đầy đủ khoáng chất thiết yếu cho xương, tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất kích thích.
- Duy trì cân nặng hợp lý, không để thừa cân, béo phì làm gia tăng áp lực lên cột sống.
- Nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ hàng ngày, tránh căng thẳng, stress trong công việc.
- Hạn chế đi các loại giày cao gót, dép có đế cứng dễ gây chấn thương cột sống.
- Thường xuyên đi thăm khám để sớm phát hiện bệnh nhằm có phương án điều trị thích hợp.
An Cốt Nam – Giải pháp dứt điểm đau thắt lưng ở phụ nữ
Đau thắt lưng ở phụ nữ là một bệnh lý có triệu chứng dai dẳng, do đó điều trị bằng các biện pháp đơn lẻ nêu trên sẽ không mang lại hiệu quả bền vững. Đây cũng chính là lý do vì sao phác đồ “kiềng 3 chân” của An Cốt Nam lại được nhiều bệnh nhân và chuyên gia đánh giá cao như vậy.
An Cốt Nam là một trong những công trình nghiên cứu thành công của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược, bài thuốc được xây dựng dựa trên 3 liệu pháp, bao gồm:
- Thuốc uống: Được đúc kết tinh hoa từ hai bài thuốc cổ phương là độc hoạt tang sinh ký và quyên tý thang, đồng thời có gia giảm, bổ sung thêm một số dược liệu quý như sâm ngọc linh, bí kỳ nam, trư lung thảo,… giúp bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp, loại bỏ độc tố và các cơn đau thắt lưng, phục hồi tổn thương nhanh chóng.
- Cao dán: Bào chế từ các dược liệu có tính ấm nóng như Quế chi, Đại hồi, cao dán An Cốt Nam giúp tác động trực tiếp lên vị trí tổn thương, mang lại tác dụng xoa dịu cơn đau nhức thắt lưng nhanh chóng, kiểm soát tốt tình trạng nhờn thuốc.
- Vật lý trị liệu: Người bệnh sẽ được miễn phí 3 buổi vật lý trị liệu tại phòng khám (Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,…). Liệu pháp mang lại tác động từ bên ngoài, giúp đả thông kinh mạch, giải phóng chèn ép, tăng sự dẻo dai xương khớp, mở đường cho dưỡng chất của thuốc thấm sâu vào tế bào sụn khớp tổn thương.
Trải qua hơn 10 năm ứng dụng, bài thuốc đã chữa khỏi thành công cho hơn 5000 bệnh nhân chỉ sau 2 – 3 liệu trình điều trị đau thắt lưng, đến nay chưa tái phát. Tại chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” của VTV2, Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đề cao bài thuốc An Cốt Nam của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược. Ông cho rằng, An Cốt Nam là xu hướng điều trị mới mà bệnh nhân cả nước nên theo đuổi.
Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!
Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ tới cho độc giả tất cả các thông tin căn bản nhất về căn bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ từ nguyên nhân, cách phòng ngừa cũng như phương án điều trị hiệu quả nhất.
Xem thêm: Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng nghệ có thực sự hiệu quả?
Tin mới nhất
- 8 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay
- Ung thư mũi: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Viêm nang lông ở lưng – Dấu hiệu và cách chữa trị triệt để
- Hỏi đáp về thuốc điều trị tăng huyết áp
- Top 3 Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Hoàng Gia
- Lợi Ích Từ Lô Hội (Aloe Vera)
- Nấm lim xanh Việt Nam có đặc điểm gì mọc ở đâu tác dụng ra sao
- 15+ Cách trị viêm xoang mũi dân gian an toàn áp dụng ngay tại nhà
- Đau bụng dưới buồn nôn – Nguyên nhân và cách trị
- Các cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa từ bài thuốc dân gian
Video
- PHÒNG CHỐNG UNG THƯ CÁC BÀI THUỐC BÌNH CAN CHỨNG – PHẦN 2
- TIN TỨC UNG THƯ Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)
- Công dụng tác dụng của nấm lim xanh rừng Tác dụng nấm lim xanh là gì uống nấm lim xanh nhiều có tốt không?
- Kỹ thuật cách trồng cây xạ đen Cách nhân giống cây xạ đen như thế nào? Cách chăm sóc cây xạ đen