Viêm dạ dày HP nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách điều trị
Viêm dạ dày Hp là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm do vi khuẩn Hp. Nếu không được điều trị sớm và dứt điểm, bệnh có thể gây ra các biến chứng, thậm chí là gây ung thư dạ dày. Vì thế, nắm rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa.
I/ Các thông tin cần biết về bệnh viêm dạ dày Hp
Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này:
Viêm dạ dày Hp là gì?
Viêm loét dạ dày là một bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó viêm dạ dày Hp được dùng để chỉ những trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn Hp gây ra.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) là một loại vi xoắn khuẩn, có khả năng sống và phát triển ở môi trường dày đặc acid như trong dạ dày. Sở dĩ chúng có thể tồn tại trong môi trường acid là do loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra một loại enzyme là Urease. Điều này làm cho nồng độ acid trong dạ dày được trung hòa, giúp vi khuẩn tồn tại.
Hiện nay, tại nước ta có khoảng 70% dân số bị nhiễm vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào nhiễm vi khuẩn Hp cũng bị viêm dạ dày. Bởi nếu loại vi khuẩn này không hoạt động, chúng nằm im và không gây hại gì cho người bệnh. Trong khi đó, nếu ở trạng thái hoạt động thì đây lại chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về dạ dày như: Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày, viêm mạn tính niêm mạc dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
Triệu chứng
Dấu hiệu bệnh viêm dạ dày Hp cũng thường giống với bệnh viêm dạ dày do các nguyên nhân khác. Người bệnh sẽ thường có các triệu chứng sau:
- Đau vùng thượng vị, cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội.
- Thường đau bụng khi đói
- Buồn nôn, kể cả khi trong dạ dày không có thức ăn
- Có thể nôn khan, nôn vào buổi sáng sớm
- Đầy bụng, chán ăn
- Ợ hơi, ợ chua
- Cơ thể sụt cân không rõ nguyên nhân
- Thiếu máu, thiếu sắt
Ngoài ra, tùy vào cơ địa và mức độ bệnh lý của mỗi người mà bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác. Trao đổi với các bác sĩ để biết thêm thông tin.
Viêm dạ dày Hp có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về tiêu hóa. Nếu như không được điều trị sớm, chúng có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Ngoài bệnh viêm dạ dày, dưới đây là các bệnh mà bệnh nhân có thể gặp phải:
- Loét dạ dày tá tràng: Lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày có thể bị tổn thương do sự gây hại của vi khuẩn Hp. Nó tạo điều kiện cho các dịch vị acid tấn công niêm mạc dạ dày và tạo nên các vết loét. Có khoảng 10% dương tính với vi khuẩn Hp vị loét dạ dày tá tràng.
- Viêm dạ dày – tá tràng: Niêm mạc dạ dày bị kích thích khiến chúng bị xung huyết. Tình trạng viêm ở niêm mạc sẽ gây nên tình trạng xung huyết ở dạ dày – tá tràng.
- Thủng dạ dày: Các ổ loét tồn tại lâu ngày khiến niêm mạc, thanh mạc dạ dày và xuyên qua lớp cơ gây thủng dạ dày.
- Ung thư dạ dày: Niêm mạc dạ dày tổn thương lâu ngày mà không được chữa trị, chúng sẽ gây biến chứng ung thư dạ dày.
Chưa hết, vi khuẩn Hp tồn tại trong nước bọt, trong dịch vị dạ dày và phân của bệnh nhân.Vì thế chúng có nguy cơ lây nhiễm vô cùng lớn. Vi khuẩn Hp có hter thể lây lan từ người sang người bằng các con đường: Miệng – miệng, phân – miệng hoặc dùng chung các vật dụng y tế như ống nội sôi, dụng cụ nha khoa… Người khỏe mạnh nếu không biết áp dụng các biện pháp bảo vệ bản thân sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Vì thế nếu đang băn khoăn viêm dạ dày Hp có nguy hiểm không thì câu trả lời là có.
Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên vì thế mà quá lo lắng. Điều quan trọng là cần phải thăm khám và điều trị kịp thời khi thấy các triệu chứng bất thường. Nó sẽ giúp bệnh nhân tránh được những các biến chứng nguy hiểm hơn.
Thông tin thêm: Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm dạ dày Hp
1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày Hp, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng do người bệnh cung cấp. Sau đó, bệnh nhân cần tiến hành thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt để xác định xem có bị bệnh do nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Các phương pháp xét nghiệm thường được sử dụng gồm có:
*) Phương pháp xâm lấn:
Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày Hp thường được áp dụng. Khi nộ soi, song song với việc phát hiện các tổn thương trong niêm mạc, bác sĩ tiến hành lấy mẫu mô sinh thiết trong niêm mạc dạ dày. Sau khi có mẫu mô, tiến hành test nhanh urease, làm sinh thiết mô bệnh học hoặc là thực hiện nuôi cấy vi khuẩn.
*) Phương pháp không xâm lấn:
Nếu không thể thực hiện nội soi, bệnh nhân có thể chỉ định các biện pháp xét nghiệm không xâm lấn. Dưới đây là 3 cách thường được dùng:
- Test hơi thở
- Xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn Hp
- Tìm kháng thể Hp trong máu thông qua xét nghiệm máu. Nhưng vì phương pháp này không mang lại hiệu quả cao nên nó ít được áp dụng.
2. Điều trị HP bằng phác đồ Tây y
Áp dụng các biện pháp điều trị diệt vi khuẩn Hp chỉ được chỉ định trong các trường hợp:
- Viêm dạ dày Hp
- Loét dạ dày tá tràng nhiễm Hp dương tính
- Viêm teo dạ dày mạn tính
- Trong gia đình có người thân bị viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày
- Sử dụng các loại thuốc kháng viêm steroid để điều trị trong thời gian dài.
- Thiếu sắt, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
Vi khuẩn Hp có khả năng đề kháng với thuốc kháng sinh. Vì thế việc điều trị cần phải dùng phác đồ điều kết hợp 2 loại thuốc trở lên. Đồng thời, cần được theo dõi quá trình diệt trừ vi khuẩn bằng cách thực hiện các biện pháp xét nghiệm cận lâm sàng.
Dưới đây là các phác đồ điều trị thường được áp dụng. Mục tiêu của chúng là tiêu diệt ít nhất là 80 – 95% vi khuẩn Hp:
Phác đồ 3 thuốc: PPI và 2 loại kháng sinh, điều trị trong vòng 10 – 15 ngày.
- PPI: Là loại thuốc ức chế bơm proton, giúp giảm dịch vị acid dạ dày. Omeprazol là thuốc thường được dùng với liều lượng ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
- Clarithromycin: Uống thuốc 500mg/lần, 2 lần/ngày.
- Amoxicillin: Dùng thuốc với liều lượng 1g/lần, 2 lần/ngày.
Hoặc phác đồ:
- PPI: Uống 2 lần/ngày
- Amoxicillin: Uống thuốc mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1g.
- Metronidazole: Mỗi lần dùng 500mg, 2 lần/ngày.
Tham khảo ngay: Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc chữa dứt điểm bệnh dạ dày không nên bỏ qua
Phác đồ 4 thuốc: Phác đồ này được áp dụng khi phác đồ 3 thuốc thất bại hoặc trước đó bệnh nhân đã dùng kháng sinh macrolid (clarithromycin). Thời gian điều trị từ 10 – 14 ngày.
- PPI: Tương tự như các phác đồ trên, bệnh nhân dùng PPI 2 lần/ngày.
- Metronidazole hoặc Tinidazole: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 500mg.
- Bismuth: Mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 2 lần.
Hoặc:
- PPI: 2 lần/ngày
- Amoxicillin: Dùng 1g/lần, ngày uống 2 lần.
- Clarithromycin: Liều lượng là 500mg/lần, 2 lần/ngày.
- Metronidazole: Uống 500mg/ lần, ngày dùng 2 lần.
Phác đồ điều trị nối tiếp:
- Với 5 ngày điều trị đầu tiên: Dùng PPI+Amoxicillin
- 5 ngày tiếp theo: PPI+Tinidazole +Clarithromycin
Phác đồ cứu vãn:
Nếu áp dụng các pháp điều trị trên nhưng đều thất bại, bệnh nhân sẽ được chỉ định:
- PPI + Rifabutin + Levofloxacin
- PPI + Amoxicillin + Levofloxacin
- PPI + Bismuth + Amoxicillin + Tetracycline
- PPI + Rifabutin + Amoxicillin
- PPI + Amoxicillin + Furazolidone
- PPI + Bismuth + Furazolidone + Tetracycline
- PPI + Bismuth + Doxycycline + Amoxicillin
- PPI + Amoxicillin (liều cao 1gx 3 lần/ngày)
Vi khuẩn Hp chỉ được tiêu diệt khi kết hợp 2 loại kháng sinh trở lên. Đồng thời cần phải tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian chữa bệnh. Do đó, bệnh nhân không được tự ý đoán bệnh, không được tự ý mua thuốc về dùng. Tránh tình trạng kháng thuốc, gây khó khăn cho việc chữa trị sau này.
3. Điều trị vi khuẩn HP bằng bài thuốc Đông y
Việc điều trị vi khuẩn HP bằng các đơn thuốc Tây y thường đem đến hiệu quả nhanh nhưng không bền vững. Vì đa số thành phần trong thuốc chỉ là kháng viêm, giảm đau. Chúng chỉ có khả năng tác động đến cơ chế “ngủ” của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt chúng hoàn toàn. Trong những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng, các loại thuốc Tây không còn đem lại hiệu quả điều trị thì người bệnh nên thay đổi phương pháp sao cho khả quan hơn.
Sơ can Bình vị tán chính là một trong những bài thuốc Đông y có hiệu quả toàn diện và triệt để nhất hiện nay. Những đặc điểm nổi bật về dược liệu, cơ chế tác động đã đem đến cho giải pháp này tác dụng loại bỏ vi khuẩn vượt trội hơn hẳn so với Tây y và nhiều bài thuốc khác.
- Kết hợp hài hòa hơn 30 loại dược liệu bồi bổ và dược liệu đặc trị nguồn gốc rõ ràng. Một số vị thuốc thảo dược có tính kháng sinh, tiêu viêm tự nhiên mạnh, giúp ức chế và tiêu diệt HP rất tốt như: Chè dây, Ô tặc cốt, Bồ công anh, lá Khôi tía, Bạch thược, Nghệ vàng, Tam thất,… Vi khuẩn HP hoàn toàn không thể tự sản sinh kháng thể để chống lại dược tính của thảo dược
- Điều trị “3 trong 1”, xử lý bệnh triệt để từ triệu chứng đến nguyên nhân. Chỉ sau liệu trình từ 1 – 3 tháng, người bệnh có thể chấm dứt hoàn toàn các bệnh lý dạ dày do HP gây nên.
- Thuốc được bào chế dưới dạng sắc sẵn, viên hoàn, cao mềm rất thuận tiện cho người sử dụng.
- Quá trình điều trị được theo dõi và điều chỉnh chi tiết tùy theo tiến triển bệnh. Đội ngũ chuyên gia hàng đầu giàu kinh nghiệm, tận tâm luôn sẵn sàng đồng hành tư vấn mọi vấn đề phát sinh 24/7.
Xem thêm: Sơ can Bình vị tán chữa đau dạ dày có tốt không? Đánh giá từ người bệnh
Giải pháp Đông y chữa đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP của Trung tâm Thuốc dân tộc đã được ứng dụng điều trị gần 10 năm và nhận được những phản hồi rất tích cực. Vì an toàn, lành tính, không tác dụng phụ nên thuốc có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả trẻ em, người từng dùng nhiều Tây y nhưng không khỏi.
Trong số hơn 86% bệnh nhân thoát khỏi HP thành công (trên tổng số bệnh nhân tiếp nhận điều trị), Thuốc dân tộc chưa ghi nhận trường hợp nào tái phát trở lại và có phản ứng không tốt với thuốc.
Đơn vị đã nhận được nhiều lời khen và phản hồi tích cực về chất lượng khám chữa tại Trung tâm, trong đó có cả những lời khen từ những Nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng.
Thông tin bổ sung: Diễn viên Trần Nhượng chữa khỏi bệnh dạ dày nhờ giải pháp Đông y
Sơ can Bình vị tán đã từng được Thạc sĩ, Bác sĩ Tuyết Lan phân tích và giới thiệu trong chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt. Từ đó giúp nhiều người tìm được đúng phương pháp để chấm dứt các cơn đau dai dẳng do bệnh dạ dày và HP gây nên.
Nếu vi khuẩn HP và các chứng đau dạ dày vẫn là nỗi ám ảnh, người bệnh chưa tìm được phương pháp nào tối ưu thì có thể tham khảo thêm về bài thuốc Đông y này. Hãy đến Trung tâm để được bắt mạch, chấn đoán và kê cắt liệu trình chính xác. Hoặc liên hệ trực tiếp để được các chuyên gia hướng dẫn chi tiết hơn. Tin rằng trình độ chuyên môn cao của các bác sĩ YHCT tại một đơn vị y tế kiểu mẫu sẽ giúp bạn xử lý được tình trạng này.
Bên cạnh việc tìm kiếm phương pháp điều trị, hãy chủ động chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa sự phát triển của HP bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.
III/ Các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp có thể lây lan bằng nhiều con đường như miệng – miệng, phân – miệng hoặc dùng chung các dụng cụ cá nhân. Do đó, áp dụng các biện pháp phòng bệnh sẽ hạn chế được nguy cơ lây nhiễm, giúp cơ thể được khỏe mạnh. Dưới đây là những biện pháp có thể tham khảo và áp dụng:
- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Không nên dùng các món tươi sống như tiết canh, gỏi.
- Không dùng chung bát đũa, nước chấm hoặc không nên gắp thức ăn cho người khác nếu đang bị bệnh.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là sau khi đi đại tiện.
- Không hôn môi người đang bị bệnh.
- Tránh gắp thức ăn hoặc dùng chung vật dụng cá nhân.
- Với các cơ sở y tế, sau khi thăm khám cần đảm bảo diệt khuẩn ống nội soi, dụng cụ nha khoa hoặc các vật dụng khác. Tránh để lây nhiễm cho những bệnh nhân thăm khám phía sau.
- Người lớn không nên nhai mớm thức ăn cho bé. Nó sẽ vô tình làm lây nhiễm bệnh cho con.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cũng là cách tốt để tăng cường sức khỏe cho bản thân.
Viêm dạ dày Hp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, hãy đi khám và chữa trị sớm khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.
Xem thêm: 7 nguyên nhân khiến bạn bị rụng lông mi
Tin mới nhất
- Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam và những cây thuốc quý
- Buồng trứng đa nang có chữa được không?
- 10+ thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và cách dùng
- Cách đánh cờ của phụ nữ "có một không hai"
- Sinh thiết tủy xương và những điều bạn quan tâm
- Nấm Linh Chi Liệu Pháp “Thần Kỳ” Với Bệnh Tim Mạch
- Bài tập Kegel: 4 điều cực kỳ quan trọng cần biết
- Đau nửa đầu vai gáy bên trái – phải: Nguyên nhân, cách trị
- Ngứa hậu môn dai dẳng, có thể bạn đã bị nấm hậu môn
- Hướng dẫn xông hơi trị mụn đầu đen đúng cách