Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang có thể gây ra nhiều triệu chứng như đi tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu gắt, đi tiểu nhiều lần. Các triệu chứng của bệnh dễ bị bỏ qua, dẫn đến tình trạng phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn trễ, gây khó khăn trong việc điều trị.
Vậy ung thư bàng quang là gì và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Ung thư bàng quang có thể gây ra nhiều triệu chứng như đi tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu gắt, đi tiểu nhiều lần. Các triệu chứng của bệnh dễ bị bỏ qua, dẫn đến tình trạng phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn trễ, gây khó khăn trong việc điều trị.
Vậy ung thư bàng quang là gì và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu chung
Ung thư bàng quang là bệnh gì?
Ung thư bàng quang là một khối u ác tính xuất hiện ở bàng quang. Kích thước của khối u có thể nhỏ hoặc lớn, có khả năng phát triển sâu vào lớp cơ của bàng quang và có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư bàng quang là bệnh gì?
Ung thư bàng quang là một khối u ác tính xuất hiện ở bàng quang. Kích thước của khối u có thể nhỏ hoặc lớn, có khả năng phát triển sâu vào lớp cơ của bàng quang và có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư bàng quang?
Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư bàng quang?
Một số triệu chứng ung thư bàng quang bạn có thể gặp phải, bao gồm:
- Có máu trong nước tiểu, có thể khiến nước tiểu có màu đỏ tươi hoặc màu cola. Đôi khi, nước tiểu có màu bình thường nhưng máu được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu.
- Thấy bỏng rát khi đi tiểu
- Đi tiểu nhiều lần, mỗi lần một ít.
- Đau lưng
Những khối u nhỏ thường không có triệu chứng. Khối u lớn có nhiều triệu chứng hơn như đau bụng dưới, đau vùng chậu, đau xương, sụt cân, sưng chân.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng kể trên, đặc biệt khi thấy có máu trong nước tiểu. Tuy nhiên, có máu trong nước tiểu cũng không có nghĩa là bạn chắn chắn bị ung thư bàng quang. Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nên tình trạng này, ví dụ như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, sỏi thận, viêm niệu đạo, u niệu quản, u xơ tuyến tiền liệt. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân.
Một số triệu chứng ung thư bàng quang bạn có thể gặp phải, bao gồm:
- Có máu trong nước tiểu, có thể khiến nước tiểu có màu đỏ tươi hoặc màu cola. Đôi khi, nước tiểu có màu bình thường nhưng máu được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu.
- Thấy bỏng rát khi đi tiểu
- Đi tiểu nhiều lần, mỗi lần một ít.
- Đau lưng
Những khối u nhỏ thường không có triệu chứng. Khối u lớn có nhiều triệu chứng hơn như đau bụng dưới, đau vùng chậu, đau xương, sụt cân, sưng chân.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng kể trên, đặc biệt khi thấy có máu trong nước tiểu. Tuy nhiên, có máu trong nước tiểu cũng không có nghĩa là bạn chắn chắn bị ung thư bàng quang. Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nên tình trạng này, ví dụ như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, sỏi thận, viêm niệu đạo, u niệu quản, u xơ tuyến tiền liệt. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra ung thư bàng quang là gì?
Nguyên nhân chính xác gây ung thư bàng quang hiện vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng, ung thư bàng quang bắt đầu được hình thành khi cấu trúc ADN của các tế bào trong bàng quang bị thay đổi (đột biến). Các đột biến này khiến tế bào tăng trưởng nhanh chóng và tiếp tục sống trong khi các tế bào bình thường khác chết đi. Những tế bào bất thường tạo thành một khối u có thể xâm lấn và phá hủy các mô bình thường của cơ thể. Theo thời gian, ung thư bàng quang sẽ di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Nguyên nhân gây ra ung thư bàng quang là gì?
Nguyên nhân chính xác gây ung thư bàng quang hiện vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng, ung thư bàng quang bắt đầu được hình thành khi cấu trúc ADN của các tế bào trong bàng quang bị thay đổi (đột biến). Các đột biến này khiến tế bào tăng trưởng nhanh chóng và tiếp tục sống trong khi các tế bào bình thường khác chết đi. Những tế bào bất thường tạo thành một khối u có thể xâm lấn và phá hủy các mô bình thường của cơ thể. Theo thời gian, ung thư bàng quang sẽ di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Nguy cơ mắc bệnh
Những ai thường mắc phải ung thư bàng quang?
Ung thư bàng quang thường gặp nhất ở những người từ 50 tuổi trở lên. Đàn ông thường mắc ung thư bàng quang nhiều hơn phụ nữ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những ai thường mắc phải ung thư bàng quang?
Ung thư bàng quang thường gặp nhất ở những người từ 50 tuổi trở lên. Đàn ông thường mắc ung thư bàng quang nhiều hơn phụ nữ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang?
Nguy cơ mắc ung thư bàng quang của bạn sẽ tăng cao nếu:
- Bạn là người hút thuốc lá
- Bạn hơn 50 tuổi
- Bạn thường tiếp xúc với hóa chất như arsenic, các hóa chất trong nhà máy nhuộm, cao su, dệt may, da, sơn, lốp xe, cao su và dầu khí
- Bạn từng dùng thuốc điều trị ung thư trước đây
- Bạn bị nhiễm trùng bàng quang mạn tính
- Trong gia đình bạn có người bị ung thư
- Ăn chế độ nhiều chất béo
- Đã từng áp dụng phương pháp xạ trị để điều trị các loại ung thư ở vùng chậu
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang?
Nguy cơ mắc ung thư bàng quang của bạn sẽ tăng cao nếu:
- Bạn là người hút thuốc lá
- Bạn hơn 50 tuổi
- Bạn thường tiếp xúc với hóa chất như arsenic, các hóa chất trong nhà máy nhuộm, cao su, dệt may, da, sơn, lốp xe, cao su và dầu khí
- Bạn từng dùng thuốc điều trị ung thư trước đây
- Bạn bị nhiễm trùng bàng quang mạn tính
- Trong gia đình bạn có người bị ung thư
- Ăn chế độ nhiều chất béo
- Đã từng áp dụng phương pháp xạ trị để điều trị các loại ung thư ở vùng chậu
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư bàng quang?
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu để xem nước tiểu có máu không, bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc có sự tồn tại của các tế bào ung thư hay không. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng thận và gan, chụp X-quang bàng quang và đường tiết niệu, siêu âm hoặc chụp cắt lớp (CT) và nội soi. Nếu tìm thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô (sinh thiết) để xem xét dưới kính hiển vi.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư bàng quang?
Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang bao gồm:
- Phẫu thuật: Bệnh nhân bị ung thư bàng quang cần được phẫu thuật để loại bỏ khối u. Việc phẫu thuật phụ thuộc vào loại ung thư và mức độ di căn của các tế bào ung thư. Khối u có thể được lấy ra nhờ nội soi (sử dụng một ống thắp sáng đưa vào bàng quang). Nếu khối u quá lớn, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật cắt cả bàng quang. Sau phẫu thuật này, nước tiểu sẽ được đưa ra ngoài thông qua một túi đặc biệt được cấy vào cơ thể.
- Hóa trị trong bàng quang (Hóa trị tại chỗ): Phương pháp này được dùng để điều trị ung thư còn khu trú trong niêm mạc bàng quang nhưng có nguy cơ tái phát hoặc tiến triển thành các giai đoạn nghiêm trọng hơn.
- Hóa trị toàn thân: Hóa trị toàn thân dùng để tăng cơ hội khỏi bệnh cho những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc là phương pháp điều trị chính khi bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật.
- Xạ trị: Phương pháp này dùng các chùm tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư
- Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp này được sử dụng để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể chống lại các tế bào ung thư, trong bàng quang hoặc trên toàn cơ thể.
- Liệu pháp nhắm mục tiêu: Được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối hoặc ung thư bàng quang di căn, khi các phương pháp điều trị khác không còn tác dụng.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư bàng quang?
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu để xem nước tiểu có máu không, bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc có sự tồn tại của các tế bào ung thư hay không. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng thận và gan, chụp X-quang bàng quang và đường tiết niệu, siêu âm hoặc chụp cắt lớp (CT) và nội soi. Nếu tìm thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô (sinh thiết) để xem xét dưới kính hiển vi.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư bàng quang?
Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang bao gồm:
- Phẫu thuật: Bệnh nhân bị ung thư bàng quang cần được phẫu thuật để loại bỏ khối u. Việc phẫu thuật phụ thuộc vào loại ung thư và mức độ di căn của các tế bào ung thư. Khối u có thể được lấy ra nhờ nội soi (sử dụng một ống thắp sáng đưa vào bàng quang). Nếu khối u quá lớn, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật cắt cả bàng quang. Sau phẫu thuật này, nước tiểu sẽ được đưa ra ngoài thông qua một túi đặc biệt được cấy vào cơ thể.
- Hóa trị trong bàng quang (Hóa trị tại chỗ): Phương pháp này được dùng để điều trị ung thư còn khu trú trong niêm mạc bàng quang nhưng có nguy cơ tái phát hoặc tiến triển thành các giai đoạn nghiêm trọng hơn.
- Hóa trị toàn thân: Hóa trị toàn thân dùng để tăng cơ hội khỏi bệnh cho những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc là phương pháp điều trị chính khi bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật.
- Xạ trị: Phương pháp này dùng các chùm tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư
- Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp này được sử dụng để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể chống lại các tế bào ung thư, trong bàng quang hoặc trên toàn cơ thể.
- Liệu pháp nhắm mục tiêu: Được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối hoặc ung thư bàng quang di căn, khi các phương pháp điều trị khác không còn tác dụng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư bàng quang?
Để kiểm soát tình trạng ung thư bàng quang, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Dùng thuốc đúng quy định của bác sĩ;
- Sinh hoạt bình thường (bao gồm cả quan hệ tình dục) sau khi phẫu thuật nếu được bác sĩ cho phép;
- Tiếp tục các phương pháp điều trị khác dưới sự đồng ý của bác sĩ;
- Đừng hoảng sợ nếu triệu chứng ung thư tái phát. Ung thư có thể được chữa bằng việc theo dõi kỹ bệnh tình và loại bỏ khối u nếu bệnh tái phát;
- Tái khám đúng hẹn, nội soi bàng quang vài tháng một lần trong năm đầu tiên;
- Hãy khám bác sĩ nếu đã phẫu thuật và bắt đầu có dấu hiệu của nhiễm trùng (đau lưng, sốt, và nôn mửa);
- Có máu trong nước tiểu; đi tiểu lắt nhắt, tiểu gấp (cảm giác phải đi tiểu ngay), hoặc tiểu ít; tiểu buốt;
- Hãy gặp bác sĩ nếu bạn bị đau hoặc gặp phải các vấn đề về cương cứng sau khi phẫu thuật, chảy máu quá nhiều, sốt, và ớn lạnh sau khi nội soi bàng quang.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư bàng quang?
Để kiểm soát tình trạng ung thư bàng quang, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Dùng thuốc đúng quy định của bác sĩ;
- Sinh hoạt bình thường (bao gồm cả quan hệ tình dục) sau khi phẫu thuật nếu được bác sĩ cho phép;
- Tiếp tục các phương pháp điều trị khác dưới sự đồng ý của bác sĩ;
- Đừng hoảng sợ nếu triệu chứng ung thư tái phát. Ung thư có thể được chữa bằng việc theo dõi kỹ bệnh tình và loại bỏ khối u nếu bệnh tái phát;
- Tái khám đúng hẹn, nội soi bàng quang vài tháng một lần trong năm đầu tiên;
- Hãy khám bác sĩ nếu đã phẫu thuật và bắt đầu có dấu hiệu của nhiễm trùng (đau lưng, sốt, và nôn mửa);
- Có máu trong nước tiểu; đi tiểu lắt nhắt, tiểu gấp (cảm giác phải đi tiểu ngay), hoặc tiểu ít; tiểu buốt;
- Hãy gặp bác sĩ nếu bạn bị đau hoặc gặp phải các vấn đề về cương cứng sau khi phẫu thuật, chảy máu quá nhiều, sốt, và ớn lạnh sau khi nội soi bàng quang.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: U nguyên bào thần kinh (bướu nguyên bào thần kinh)
Tin mới nhất
- Viêm xung huyết hang vị dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?
- Hệ thống miễn dịch: Cơ chế phòng bệnh tự nhiên của cơ thể
- Nước yến đông trùng hạ thảo – Công dụng và top 5 các sản phẩm tốt nhất hiện nay
- Viêm khớp răng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
- Nhận biết sớm bệnh ung thư đại tràng
- Ngứa gan bàn chân – Nguyên nhân và khắc phục
- Ung thư phổi có thể di căn đến những cơ quan nào?
- Hoang mang với giá nấm lim xanh trên thị trường hỗn loạn
- Cách điều trị nhiệt miệng giúp bạn nhanh chóng lấy lại đôi môi quyến rũ
- 10+ cách dùng saffron chăm sóc sức khỏe và làm đẹp toàn diện