Top 10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian bằng các vị thuốc nam
Chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam là biện pháp được nhiều người chọn lựa và áp dụng vì sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như hiệu quả cao, rõ rệt, an toàn, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, chữa trị bệnh chàm bằng các vị thuốc dân gian chỉ phù hợp với những người bị bệnh mức độ nhẹ.
Ưu điểm của biện pháp chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam
Theo thông tin từ các chuyên gia, chữa bệnh chàm da nói riêng và nhiều bệnh lý da liễu nói chung là một trong những phương pháp được đánh cao vì hiệu quả, an toàn và phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả. Vì thuốc Nam thực tế chính là những loại cây dược liệu quen thuộc, dễ tìm kiếm, đặc biệt là tại các miền quê, rừng núi.
Phương pháp này sở hữu một số ưu điểm sau:
- Hiệu quả cao: Đối với những người mắc bệnh giai đoạn nhẹ, triệu chứng vừa khởi phát khi áp dụng chữa trị bằng các loại thuốc Nam sẽ đạt được hiệu quả rất cao.
- An toàn: Hầu hết các loại thuốc Nam được sử dụng trong điều trị bệnh chàm da đều là dược liệu quen thuộc, mọc phổ biến trong vườn nhà, không lẫn hóa chất độc hại nên rất an toàn cho sức khỏe người bệnh. Hiện vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị ngộ độc hay gây tác dụng phụ do sau khi sử dụng thuốc Nam.
- Đơn giản, dễ thực hiện: Thuốc Nam được sử dụng chủ yếu dưới dạng thuốc uống, ngâm rửa hoặc thuốc bôi. Đây đều là những cách đơn giản, dễ thực hiện, không tốn nhiều công sức hay thời gian thực hiện.
- Phòng ngừa tái phát: Bài thuốc uống chữa bệnh chàm không chỉ cải thiện triệu chứng từ bên ngoài mà còn đem lại công dụng lâu dài từ bên trong cơ thể để phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả.
Lưu ý: Những bài thuốc chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam mặc dù hiệu quả nhưng công dụng lại đến chậm hơn so với các loại thuốc Tây trị bệnh chàm. Bởi thuốc Nam là những loại dược liệu có chứa thành phần dược chất khá thấp.
Gợi ý một số cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam phổ biến
Nếu vẫn còn băn khoăn chưa biết sử dụng loại dược liệu nào để chữa trị bệnh chàm, bạn có thể tham khảo và dùng các loại sau đây:
1. Lá trà xanh
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong lá chè xanh có chứa hàm lượng EGCG cao có tác dụng chống oxy hóa cùng với khả năng tiêu viêm, chống khuẩn và hỗ trợ thanh lọc, đào thải độc tố trong cơ thể. Vì vậy, kiên trì thực hiện biện pháp này nhiều lần sẽ giúp cải thiện nhanh chóng những tổn thương trên da và làm mờ vết thâm sẹo.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch và ngâm vào nước muối loãng trong khoảng 10 phút thì vớt ra để ráo.
- Cho lá trà xanh vào nồi nấu cùng 1 lít nước, đun trên lửa vừa khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước lá trà xanh ra thau, đợi cho nguội bớt thì dùng để ngâm tay hoặc chân bị chàm da. Lưu ý trước khi ngâm nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn.
- Kiên trì thực hiện mẹo này 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh cải thiện hoàn toàn.
2. Lá sim
Cây sim là một trong những loại cây mọc phổ biến ở vùng núi, ven biển hoặc các vùng trung du có khí hậu mát mẻ. Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá sim có chứa hoạt chất rhodomyrtone có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm và giúp làm dịu, làm mềm da. Vì vậy, khi bị chàm bạn hoàn toàn có thể áp dụng mẹo này để trị bệnh.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một rổ nhỏ lá sim tươi vừa hái, rửa sạch và cho vào thau nước muối loãng ngâm khoảng 15 phút để làm sạch bụi bẩn.
- Cho lá sim vào nồi, đổ ngập nước và nấu cho đến khi thấy nước thuốc cô đặc lại.
- Làm sạch vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn rồi thấm khô bằng khăn bông.
- Bôi cao sim lên vùng da bị chàm, để da nghỉ trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Hằng ngày thực hiện bôi thuốc từ 2 – 3 lần để giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.
3. Lá trầu không
Lá trầu không là một trong những loại dược liệu phổ biến và gần gũi với nhiều người. Đây còn là loại lá có nhiều công dụng như tiêu viêm, chữa táo bón, đầy bụng, khó tiêu, làm lành vết thương… và đặc biệt là các bệnh da liễu, trong đó có bệnh chàm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 lá trầu không, chọn lá không quá già hoặc quá non, các dược liệu khác gồm ô liên rô, mò trắng, ích nhĩ tử mỗi loại một nắm.
- Rửa sạch các dược liệu rồi cho vào nồi nước 1 lít, nấu sôi lên trong vòng 10 phút.
- Đổ nước ra thau, đợi cho nguội bớt và ngâm rửa vào vùng da bị chàm.
- Thực hiện đều đặn hằng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
4. Lá ổi
Lá ổi không chỉ được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tiêu chảy, tiểu đường, sốt xuất huyết, viêm lợi và đặc biệt là bệnh chàm da. Theo các nghiên cứu khoa học có chứa một số hoạt chất chống viêm như Axit maslinic, Flavonoid, Alpha limonene… có tác dụng kháng viêm, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh da liễu.
Ngâm rửa nước lá ổi hằng ngày có tác dụng giảm ngứa ngáy, bong tróc da, giảm khô nứt nẻ và dưỡng ẩm tốt.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 300g lá ổi tươi, rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Đun sôi nồi nước 1 lít và cho lá ổi vào nấu cùng khoảng 10 phút.
- Đổ nước lá ra thau và đợi cho nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa lên vùng da bị chàm, mỗi lần ngâ khoảng 30 phút.
- Thực hiện hằng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
5. Lá bàng
Lá bàng là loại lá phổ biến ở Việt Nam và được lưu truyền trong dân gian về công dụng chữa bệnh chàm cùng nhiều căn bệnh khác rất hiệu quả. Trong lá bàng có chứa các hoạt chất như saponin, tanin, flavoid, phytosterol… có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, cải thiện nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy và ức chế sự phát triển của các ổ khuẩn.
Cách thực hiện
- Đắp lá bàng tươi: Dùng một nắm lá bàng non, rửa sạch, ngâm muối, vớt ra để cho ráo nước. Sau đó xay nhuyễn lá bàng non cùng vài hạt muối. Sử dụng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị chàm, dùng băng gạc cố định lại và để da nghỉ trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch. Lưu ý làm sạch vùng da bị chàm bằng dung dịch sát khuẩn trước khi thực hiện.
- Ngâm nước lá bàng: Chuẩn bị một nắm lá bàng tươi và còn non, không dùng lá già để tận dụng trọn vẹn các hoạt chất chữa bệnh. Đem lá rửa sạch rồi cho nào ấm đun cùng 1.5 lít nước khoảng 10 phút. Đổ nước ra thau, đợi cho nguội bớt thì ngâm rửa vùng da bị chàm cho đến khi nước nguội. Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ tuần để đạt được kết quả rõ rệt.
6. Nha đam
Nha đam được sử dụng phổ biến trong làm đẹp và chăm sóc da với nhiều ưu điểm nổi trội. Đây là loại nguyên liệu dễ kiếm, dễ thực hiện và phù hợp với hầu hết các trường mắc bệnh da liễu, trong đó có bệnh chàm da. Hàm lượng cao vitamin và khoáng chất trong nha đam với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và dưỡng ẩm hiệu quả.
Cách thực hiện
- Dùng vài nhánh lá nha đam tươi, rửa sạch, gọt bỏ vỏ xanh để lấy phần thịt bên trong.
- Cho hết thịt nha đam vào máy xay sinh tố cùng vài giọt mật ong, cho vào tủ lạnh bảo quản.
- Mỗi lần dùng chỉ lấy 1 lượng gel nha đam để massage nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương. Lưu ý làm sạch vùng da chàm trước bằng dung dịch sát khuẩn.
- Để da thư giãn trong khoảng 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Ngày thực hiện 3 lần để làm tăng hiệu quả điều trị.
7. Lá khế
Theo y học dân gian, lá khế là loại dược liệu có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, tiêu viêm, giải nhiệt và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng trên bề mặt da. Bên cạnh đó, hoạt chất Acid Oxalic, Salmonella Typhus có khả năng ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm tự nhiên hiệu quả.
Cách thực hiện
- Dùng một nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ 2 lít nước vào và nấu khoảng 15 phút trên lửa nhỏ.
- Tắt bếp khi thấy nước đã ngả màu, đổ hết ra thau, đợi cho nguội bớt để ngâm rửa vùng da bị chàm. Để tăng hiệu quả điều trị bạn có thể dùng bã lá khế chà xát nhẹ nhàng lên da.
- Thực hiện mẹo này từ 2 – 3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
8. Tỏi
Nếu có một loại nguyên liệu chữa bệnh chàm phổ biến bất kỳ gia đình nào cũng có thì đó là tỏi. Tỏi có tá
c dụng điều trị những bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa và đặc biệt là da liễu. Theo ghi chép trong y học cổ truyền, tỏi có tính ôn, vị cay có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Bên cạnh đó, hoạt chất Allicin có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một củ tỏi tươi, bóc vỏ và rửa sạch.
- Cho tỏi vào trong một tấm khăn mỏng, nhỏ thêm vài giọt nước vào và giã nhuyễn cho ra nước cốt tỏi.
- Dùng khăn có tỏi bên trong thấm lên vùng da bị tổn thương, massage trong khoảng 10 phút.
- Sau đó, rửa sạch lại bằng nước và thấm khô bằng khăn bông.
9. Bí đao kết hợp với mật ong
Đặc trưng của bệnh chàm là tình trạng khô ráp, ngứa ngáy, nứt nẻ… Vì vậy, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại nguyên liệu có tác dụng cấp ẩm và thúc đẩy làm lành vùng da bị tổn thương. Trong đó, điển hình như tang bạch bì, bí đao, mật ong, thiên mã hồ…
Cách thực hiện
- Trộn đều các nguyên liệu gồm thiên mã hồ, bí đao, sinh tang bì, thiên mã hồ, mật ong… thành hỗn hợp đồng nhất.
- Làm sạch vùng bị tổn thương bằng nước sát khuẩn rồi bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vùng da bị chàm.
- Massage nhẹ nhàng để các dược chất chữa bệnh thấm sâu vào da, sau đó rửa sạch và thấm khô bằng khăn bông.
10. Củ nghệ vàng
Nghệ vàng là loại dược liệu có đặc tính chống viêm, sát trùng và làm mờ vết thâm sẹo cực kỳ hiệu quả. Theo các nghiên cứu, hàm lượng lớn Curcumin trong nghệ vàng có khả năng chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ tiêu diệt gốc tự do và cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh chàm.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 – 2 củ nghệ vàng, cạo bỏ phần vỏ ngoài rồi rửa sạch.
- Đem giã nhuyễn nghệ để lấy phần nước cốt, sau đó thoa đều nước cốt nghệ lên vùng da bị chàm.
- Đợi cho nước nghệ khô lại thì rửa sạch lại bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện 3 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Một số lưu ý trong điều trị bệnh chàm bằng các loại thuốc Nam
Chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam không thể phát huy hiệu quả nhanh chóng như các loại thuốc tân dược. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp này người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong một thời gian dài. Ngoài ra, cần chú ý tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và lưu ý một vài điều sau:
- Chỉ sử dụng các loại dược liệu tự nhiên có sẵn trong vườn nhà hoặc tìm mua thuốc tại các cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không chứa thuốc trừ sâu hay chất hóa học để không gây kích ứng da.
- Luôn luôn làm sạch vùng da bị tổn thương trước khi bôi hay ngâm rửa bằng bất kỳ loại thuốc nào.
- Lưu ý chọn lựa trang phục rộng rãi, thoải mái, chất liệu dễ thấm hút mồ hôi để hạn chế việc chà xát mạnh gây tổn thương cho làn da và tránh làm tắc lỗ chân lông.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin khoáng chất cần thiết có tác dụng tăng cường sức đề kháng tự nhiên chống lại bệnh tật.
Trên đây là vài thông tin cơ bản về phương pháp chữa bệnh chàm da bằng thuốc Nam. Phương pháp này đơn giản, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà không tốn nhiều công sức và tiền bạc. Tuy nhiên, những loại dược liệu thuốc Nam chỉ phát huy tác dụng đối với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, không quá nghiêm trọng, còn những trường hợp bệnh nặng nên sớm thăm khám tại bệnh viện để được can thiệp điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
- Bài thuốc từ hành hoa chữa bệnh chàm theo kinh nghiệm dân gian
- Bệnh chàm khô: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
- Cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa giúp cải thiện nhanh chóng
- Bệnh chàm khô đầu ngón tay và cách khắc phục hiệu quả
Tin mới nhất
- Đau dạ dày ăn mì tôm được không?
- Nhiễm trùng thận
- Thuốc nam trị mụn
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì và không nên ăn gì?
- 4 lựa chọn phẫu thuật ung thư vú
- Cách dùng nhục thung dung chữa yếu sinh lý theo kinh nghiệm xưa
- Mẹo hay ngâm chân chữa mất ngủ tại nhà bạn nên thử
- Viêm Hang Vị Dạ Dày [2019] Tổng Hợp Những Kiến Thức Quan Trọng Nhất
- Lao ở cổ họng
- CÂY HOA CÂY RAU CHỮA BỆNH QUANH TA (P1)