Biến chứng nhồi máu cơ tim: Nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm xảy ra khi động mạch vành vận chuyển máu chứa oxy về tim bị tắc nghẽn. Nếu người bệnh không được cấp cứu và điều trị kịp thời, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nhồi máu cơ tim, thậm chí tử vong rất cao.
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm xảy ra khi động mạch vành vận chuyển máu chứa oxy về tim bị tắc nghẽn. Nếu người bệnh không được cấp cứu và điều trị kịp thời, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nhồi máu cơ tim, thậm chí tử vong rất cao.
Cùng Hello Bacsi tìm hiểu các biến chứng nhồi máu cơ tim trong bài viết dưới đây để có cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả.
Biến chứng nhồi máu cơ tim
Sau khi người bệnh trải qua cấp cứu nhồi máu cơ tim thành công, nguy hiểm đã được giảm bớt. Tuy nhiên, những biến chứng nhồi máu cơ tim vẫn là vấn đề thách thức với người bệnh và gia đình bệnh nhân trong quá trình chăm sóc, điều trị.
Biến chứng sớm
Biến chứng sớm thường rất nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng, bao gồm:
- Đột tử: Người bệnh phải đối mặt với nguy cơ đột tử trong thời gian đầu tính từ lúc phát bệnh. Nguyên nhân là do nhịp tim chưa ổn định dễ gây vỡ tim, nhịp thất tim nhanh, tắc mạch máu não hay tắc mạch tại phổi.
- Rối loạn nhịp tim: Đây là tình trạng nhịp tim bất thường, có thể nhanh, chậm so với tốc độ trung bình, bao gồm nhịp chậm xoang, nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh kịch phát trên thất, rung nhĩ,... Nếu biến chứng này xảy ra sau 48 giờ kể từ khi phát bệnh, có thể cho thấy tiên lượng xấu.
- Suy tim cấp: Biến chứng này thường xảy ra trong mấy ngày đầu sau cơn nhồi máu cơ tim cấp với biểu hiện tụt huyết áp, vã mồ hôi hoặc xuất hiện cơn khó thở kịch phát, mạch nhanh,…
- Tai biến do tắc mạch: Cục máu đông hình thành trong cơn nhồi máu cơ tim có thể di chuyển đến các cơ quan khác gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến đột quỵ, thuyên tắc phổi, bệnh động mạch ngoại biên,…
- Vỡ tim: Đây là biến chứng sau nhồi máu cơ tim cực kỳ nguy hiểm với 3 hình thái: vỡ thành tim tự do, thủng vách liên thất và đứt cơ nhú gây hở van hai lá nặng.
Biến chứng muộn
Cùng Hello Bacsi tìm hiểu các biến chứng nhồi máu cơ tim trong bài viết dưới đây để có cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả.
Biến chứng nhồi máu cơ tim
Sau khi người bệnh trải qua cấp cứu nhồi máu cơ tim thành công, nguy hiểm đã được giảm bớt. Tuy nhiên, những biến chứng nhồi máu cơ tim vẫn là vấn đề thách thức với người bệnh và gia đình bệnh nhân trong quá trình chăm sóc, điều trị.
Biến chứng sớm
Biến chứng sớm thường rất nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng, bao gồm:
- Đột tử: Người bệnh phải đối mặt với nguy cơ đột tử trong thời gian đầu tính từ lúc phát bệnh. Nguyên nhân là do nhịp tim chưa ổn định dễ gây vỡ tim, nhịp thất tim nhanh, tắc mạch máu não hay tắc mạch tại phổi.
- Rối loạn nhịp tim: Đây là tình trạng nhịp tim bất thường, có thể nhanh, chậm so với tốc độ trung bình, bao gồm nhịp chậm xoang, nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh kịch phát trên thất, rung nhĩ,... Nếu biến chứng này xảy ra sau 48 giờ kể từ khi phát bệnh, có thể cho thấy tiên lượng xấu.
- Suy tim cấp: Biến chứng này thường xảy ra trong mấy ngày đầu sau cơn nhồi máu cơ tim cấp với biểu hiện tụt huyết áp, vã mồ hôi hoặc xuất hiện cơn khó thở kịch phát, mạch nhanh,…
- Tai biến do tắc mạch: Cục máu đông hình thành trong cơn nhồi máu cơ tim có thể di chuyển đến các cơ quan khác gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến đột quỵ, thuyên tắc phổi, bệnh động mạch ngoại biên,…
- Vỡ tim: Đây là biến chứng sau nhồi máu cơ tim cực kỳ nguy hiểm với 3 hình thái: vỡ thành tim tự do, thủng vách liên thất và đứt cơ nhú gây hở van hai lá nặng.
Biến chứng muộn
Bên cạnh đó, một số biến chứng muộn cũng vô cùng nguy hiểm như:
- Hội chứng Dressler (viêm màng ngoài tim): Tỷ lệ gặp biến chứng nhồi máu cơ tim cấp này khá thấp. Viêm màng ngoài tim thường xuất hiện từ 3-10 tuần sau nhồi máu cơ tim với biểu hiện đau ở sau xương ức, cảm giác đau tăng lên khi vận động, thở sâu, ho và giảm bớt khi ngồi hoặc cúi về đằng trước.
- Phình vách tim: Xảy ra ở 10-30% trường hợp nhồi máu cơ tim. Triệu chứng cảnh báo phình vách tim là đau ngực, khó thở, mệt mỏi, ho, phù nề…
- Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim tái phát: Thiếu máu đến cơ tim dẫn đến đau thắt ngực chiếm tới 20 – 30% bệnh nhân nhồi máu cơ tim, đặc biệt là ở các bệnh nhân mắc kèm tiểu đường. Do đó, khi người bệnh có biểu hiện đau thắt ngực, cần phải được điều trị như nhồi máu cơ tim cấp.
- Rối loạn nhịp thất: là tình trạng tâm thất đập với tần số nhanh bất thường, thường xảy ra đồng thời với phình vách thất.
- Hội chứng vai – bàn tay: Biến chứng này xuất hiện từ 6-8 tuần sau nhồi máu cơ tim với biểu hiện đau, cứng các khớp, thay đổi tình trạng da. Vận động sớm hơn sau biến cố sẽ giúp giảm nguy cơ gặp phải hội chứng vai – bàn tay.
- Suy tim: Biến chứng này vẫn có thể xảy ra ở thời kỳ muộn do chức năng tim bị suy yếu dần và có thể tiến triển thành suy tim.
Cách phòng tránh biến chứng nhồi máu cơ tim
Để ngăn ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, cách tốt nhất là cấp cứu nhanh nhất có thể và chăm sóc đúng cách sau biến cố.
Bên cạnh đó, một số biến chứng muộn cũng vô cùng nguy hiểm như:
- Hội chứng Dressler (viêm màng ngoài tim): Tỷ lệ gặp biến chứng nhồi máu cơ tim cấp này khá thấp. Viêm màng ngoài tim thường xuất hiện từ 3-10 tuần sau nhồi máu cơ tim với biểu hiện đau ở sau xương ức, cảm giác đau tăng lên khi vận động, thở sâu, ho và giảm bớt khi ngồi hoặc cúi về đằng trước.
- Phình vách tim: Xảy ra ở 10-30% trường hợp nhồi máu cơ tim. Triệu chứng cảnh báo phình vách tim là đau ngực, khó thở, mệt mỏi, ho, phù nề…
- Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim tái phát: Thiếu máu đến cơ tim dẫn đến đau thắt ngực chiếm tới 20 – 30% bệnh nhân nhồi máu cơ tim, đặc biệt là ở các bệnh nhân mắc kèm tiểu đường. Do đó, khi người bệnh có biểu hiện đau thắt ngực, cần phải được điều trị như nhồi máu cơ tim cấp.
- Rối loạn nhịp thất: là tình trạng tâm thất đập với tần số nhanh bất thường, thường xảy ra đồng thời với phình vách thất.
- Hội chứng vai – bàn tay: Biến chứng này xuất hiện từ 6-8 tuần sau nhồi máu cơ tim với biểu hiện đau, cứng các khớp, thay đổi tình trạng da. Vận động sớm hơn sau biến cố sẽ giúp giảm nguy cơ gặp phải hội chứng vai – bàn tay.
- Suy tim: Biến chứng này vẫn có thể xảy ra ở thời kỳ muộn do chức năng tim bị suy yếu dần và có thể tiến triển thành suy tim.
Cách phòng tránh biến chứng nhồi máu cơ tim
Để ngăn ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, cách tốt nhất là cấp cứu nhanh nhất có thể và chăm sóc đúng cách sau biến cố.
Cấp cứu kịp thời
Cấp cứu càng sớm sẽ giúp giảm nguy cơ người bệnh gặp biến chứng sau đó. Ngoài ra, thời điểm cấp cứu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hồi phục và mức độ biến chứng. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim như đau thắt ngực, toát mồ hôi lạnh, cảm giác bóp nghẹt vùng sau xương ức hoặc vùng trước tim,… bạn cần gọi cấp cứu ngay và áp dụng các phương pháp xử trí tại chỗ cho bệnh nhân lên cơn nhồi máu cơ tim.
Phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát
Không bao giờ là quá muộn để ngăn chặn cơn nhồi máu cơ tim, ngay cả khi bạn đã từng bị. Dưới đây là những cách để phòng ngừa biến chứng như:
- Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ: Trước khi ra viện, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc điều trị nhằm giảm thiểu di chứng sau nhồi máu và hẹn lịch tái khám định kỳ. Người bệnh cần cố gắng thực hiện đúng các hướng dẫn này, trở lại bệnh viện đúng theo lịch đã được thông báo.
- Thay đổi lối sống: Duy trì cân nặng khỏe mạnh với chế độ ăn có lợi cho tim, không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng và kiểm soát các tình trạng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường.
- Theo chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe tim mạch: Ăn nhiều trái cây và rau xanh, hạn chế thực phẩm chứa cholesterol xấu, rượu bia.
Mặc dù biến chứng nhồi máu cơ tim nguy hiểm, nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa. Một chế độ chăm sóc khoa học, điều trị đúng cách kết hợp cùng tâm lý lạc quan là chìa khóa giúp người bệnh nhồi máu cơ tim trở về cuộc sống bình thường và tránh được các biến cố tim mạch trong tương lai.
Cấp cứu kịp thời
Cấp cứu càng sớm sẽ giúp giảm nguy cơ người bệnh gặp biến chứng sau đó. Ngoài ra, thời điểm cấp cứu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hồi phục và mức độ biến chứng. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim như đau thắt ngực, toát mồ hôi lạnh, cảm giác bóp nghẹt vùng sau xương ức hoặc vùng trước tim,… bạn cần gọi cấp cứu ngay và áp dụng các phương pháp xử trí tại chỗ cho bệnh nhân lên cơn nhồi máu cơ tim.
Phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát
Không bao giờ là quá muộn để ngăn chặn cơn nhồi máu cơ tim, ngay cả khi bạn đã từng bị. Dưới đây là những cách để phòng ngừa biến chứng như:
- Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ: Trước khi ra viện, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc điều trị nhằm giảm thiểu di chứng sau nhồi máu và hẹn lịch tái khám định kỳ. Người bệnh cần cố gắng thực hiện đúng các hướng dẫn này, trở lại bệnh viện đúng theo lịch đã được thông báo.
- Thay đổi lối sống: Duy trì cân nặng khỏe mạnh với chế độ ăn có lợi cho tim, không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng và kiểm soát các tình trạng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường.
- Theo chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe tim mạch: Ăn nhiều trái cây và rau xanh, hạn chế thực phẩm chứa cholesterol xấu, rượu bia.
Mặc dù biến chứng nhồi máu cơ tim nguy hiểm, nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa. Một chế độ chăm sóc khoa học, điều trị đúng cách kết hợp cùng tâm lý lạc quan là chìa khóa giúp người bệnh nhồi máu cơ tim trở về cuộc sống bình thường và tránh được các biến cố tim mạch trong tương lai.
Xem thêm: Hướng dẫn trị viêm loét dạ dày bằng nghệ đúng cách
Tin mới nhất
- Làm sao để ăn nhiều trái cây hơn?
- Thoái hóa khớp tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Công dụng chữa bệnh của Bạch Cập
- Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì? Cách ăn uống tốt nhất?
- 10 cách đơn giản để tăng cường sức khỏe đường ruột
- 10 tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe sinh sản
- Giá cây xạ đen bao nhiêu tiền 1kg? Phân biệt xạ đen thật và giả
- 11 lợi ích của hatha yoga sẽ thật đáng tiếc nếu bạn bỏ qua
- Top 6 viên uống trắng da của Mỹ an toàn, hiệu quả, tốt nhất trên thị trường
- Bị ợ chua nên ăn gì, kiêng gì để đẩy lùi hiệu quả?