Gãy xương sườn
Tìm hiểu chung
Gãy xương sườn là tình trạng gì?
Gãy xương sườn là một chấn thương thường xảy ra khi một trong số những xương ở khung sườn bị vỡ hoặc nứt. Nguyên nhân phổ biến nhất là do chấn thương ngực chẳng hạn như bị ngã, tai nạn xe cộ hoặc va chạm lúc chơi thể thao.
Trong nhiều trường hợp, xương sườn chỉ bị rạn nứt, dù vẫn đau nhưng không gây nguy hiểm như khi bị gãy. Cạnh lởm chởm của xương gãy có thể làm tổn thương các mạch máu lớn hoặc các cơ quan nội tạng như phổi.
Trong hầu hết các trường hợp, gãy xương sườn thường tự lành trong một hoặc hai tháng. Bạn có thể tiếp tục hít thở sâu và tránh các biến chứng phổi như viêm phổi nếu biết cách kiểm soát cơn đau.
Gãy xương sườn là tình trạng gì?
Gãy xương sườn là một chấn thương thường xảy ra khi một trong số những xương ở khung sườn bị vỡ hoặc nứt. Nguyên nhân phổ biến nhất là do chấn thương ngực chẳng hạn như bị ngã, tai nạn xe cộ hoặc va chạm lúc chơi thể thao.
Trong nhiều trường hợp, xương sườn chỉ bị rạn nứt, dù vẫn đau nhưng không gây nguy hiểm như khi bị gãy. Cạnh lởm chởm của xương gãy có thể làm tổn thương các mạch máu lớn hoặc các cơ quan nội tạng như phổi.
Trong hầu hết các trường hợp, gãy xương sườn thường tự lành trong một hoặc hai tháng. Bạn có thể tiếp tục hít thở sâu và tránh các biến chứng phổi như viêm phổi nếu biết cách kiểm soát cơn đau.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng gãy xương sườn?
Các triệu chứng phổ biến của gãy xương sườn là những cơn đau xảy ra liên quan tới xương sườn bị gãy hoặc cơn đau tồi tệ hơn khi bạn:
- Hít thở sâu;
- Ấn vào vùng bị thương;
- Bẻ cong hoặc xoắn cơ thể.
Nếu không thể thở bình thường vì chấn thương, bạn có thể:
- Có cảm giác thiếu hơi;
- Cảm thấy lo lắng, hồi hộp hay sợ hãi;
- Đau đầu;
- Cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi hay buồn ngủ.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có một điểm rất nhạy hay đau ở xương sườn, xảy ra sau chấn thương hoặc nếu khó thở, đau khi hít thở sâu.
Bạn hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu cảm thấy đau và đè ép ở giữa ngực, cơn đau kéo dài hơn một vài phút hoặc lan từ ngực ra vai và cánh tay. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của cơn đau tim.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng gãy xương sườn?
Các triệu chứng phổ biến của gãy xương sườn là những cơn đau xảy ra liên quan tới xương sườn bị gãy hoặc cơn đau tồi tệ hơn khi bạn:
- Hít thở sâu;
- Ấn vào vùng bị thương;
- Bẻ cong hoặc xoắn cơ thể.
Nếu không thể thở bình thường vì chấn thương, bạn có thể:
- Có cảm giác thiếu hơi;
- Cảm thấy lo lắng, hồi hộp hay sợ hãi;
- Đau đầu;
- Cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi hay buồn ngủ.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có một điểm rất nhạy hay đau ở xương sườn, xảy ra sau chấn thương hoặc nếu khó thở, đau khi hít thở sâu.
Bạn hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu cảm thấy đau và đè ép ở giữa ngực, cơn đau kéo dài hơn một vài phút hoặc lan từ ngực ra vai và cánh tay. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của cơn đau tim.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng gãy xương sườn?
Gãy xương sườn thường được gây ra bởi tác động trực tiếp như tai nạn xe, té ngã hoặc chấn thương thể thao. Xương sườn cũng có thể bị gãy do chấn thương lặp đi lặp lại từ chơi thể thao như golf và chèo thuyền hoặc ho nặng kéo dài.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng gãy xương sườn?
Gãy xương sườn thường được gây ra bởi tác động trực tiếp như tai nạn xe, té ngã hoặc chấn thương thể thao. Xương sườn cũng có thể bị gãy do chấn thương lặp đi lặp lại từ chơi thể thao như golf và chèo thuyền hoặc ho nặng kéo dài.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải tình trạng gãy xương sườn?
Gãy xương sườn rất thường gặp và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng gãy xương sườn?
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến gãy xương sườn, chẳng hạn như:
- Loãng xương. Bệnh này khiến cho xương mất đi độ cứng và dễ bị gãy;
- Tham gia thể thao. Chơi các môn thể thao đối kháng như khúc côn cầu hay bóng đá làm tăng nguy cơ chấn thương ngực;
- Tổn thương ung thư ở xương sườn. Tổn thương ung thư có thể làm xương yếu đi và dễ bị gãy.
Những ai thường mắc phải tình trạng gãy xương sườn?
Gãy xương sườn rất thường gặp và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng gãy xương sườn?
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến gãy xương sườn, chẳng hạn như:
- Loãng xương. Bệnh này khiến cho xương mất đi độ cứng và dễ bị gãy;
- Tham gia thể thao. Chơi các môn thể thao đối kháng như khúc côn cầu hay bóng đá làm tăng nguy cơ chấn thương ngực;
- Tổn thương ung thư ở xương sườn. Tổn thương ung thư có thể làm xương yếu đi và dễ bị gãy.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng gãy xương sườn?
Trong lúc khám, bác sĩ sẽ ấn nhẹ lên xương sườn, nghe phổi và xem khung xương lồng ngực di chuyển khi thở.
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tiến hành một hoặc nhiều các xét nghiệm hình ảnh sau đây:
- X-quang. Bác sĩ sẽ chụp X-quang để thấy được xương. Tuy nhiên, phương pháp này thường không hiệu quả khi chẩn đoán các xương sườn bị gãy gần đây, đặc biệt là nếu các xương chỉ bị nứt. X-quang cũng rất hữu ích trong việc chẩn đoán tình trạng xẹp phổi;
- Chụp cắt lớp vi tính. Phương pháp này thường có thể phát hiện ra xương sườn bị gãy mà X-quang bỏ lỡ. Chấn thương các mô mềm và mạch máu cũng dễ thấy trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính. Công nghệ này chụp X-quang từ nhiều góc độ và kết hợp lại để mô tả các lát cắt ngang của cấu trúc bên trong cơ thể;
- Chụp cộng hưởng từ. Phương pháp này được sử dụng để xem xét các mô mềm và các cơ quan xung quanh xương sườn để xác định có tổn thương không. Phương pháp này cũng có thể giúp phát hiện dấu vết gãy xương sườn khó thấy. Chụp cộng hưởng từ sử dụng từ trường năng lượng và sóng radio để tạo ra hình ảnh cắt ngang;
- Xạ hình xương. Kỹ thuật này rất hữu ích trong việc phát hiện tình trạng gãy xương do chấn thương lặp đi lặp lại như ho từng cơn dài. Trong lúc xạ hình xương, bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ vào máu. Chất này tập trung trong xương, đặc biệt ở những nơi mà xương đang lành và có thể được nhìn thấy bằng máy quét.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng gãy xương sườn?
Xương sườn bị gãy thường tự lành trong vòng sáu tuần. Bạn hãy hạn chế hoạt động và chườm lạnh nơi tổn thương thường xuyên để mau lành và giảm đau. Ngoài ra, các phương pháp điều trị bao gồm:
- Thuốc. Bạn phải uống thuốc giảm đau đầy đủ. Nếu bạn cảm thấy đau khi hít thở sâu thì có nguy cơ đã mắc bệnh viêm phổi. Nếu thuốc uống không đủ, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc gây tê kéo dài xung quanh các dây thần kinh có vai trò cung cấp dưỡng chất cho xương sườn;
- Điều trị. Khi cơn đau của bạn được kiểm soát, bác sĩ có thể hướng dẫn tập thở để giúp bạn thở sâu hơn vì thở nông có thể đặt bạn vào nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng gãy xương sườn?
Trong lúc khám, bác sĩ sẽ ấn nhẹ lên xương sườn, nghe phổi và xem khung xương lồng ngực di chuyển khi thở.
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tiến hành một hoặc nhiều các xét nghiệm hình ảnh sau đây:
- X-quang. Bác sĩ sẽ chụp X-quang để thấy được xương. Tuy nhiên, phương pháp này thường không hiệu quả khi chẩn đoán các xương sườn bị gãy gần đây, đặc biệt là nếu các xương chỉ bị nứt. X-quang cũng rất hữu ích trong việc chẩn đoán tình trạng xẹp phổi;
- Chụp cắt lớp vi tính. Phương pháp này thường có thể phát hiện ra xương sườn bị gãy mà X-quang bỏ lỡ. Chấn thương các mô mềm và mạch máu cũng dễ thấy trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính. Công nghệ này chụp X-quang từ nhiều góc độ và kết hợp lại để mô tả các lát cắt ngang của cấu trúc bên trong cơ thể;
- Chụp cộng hưởng từ. Phương pháp này được sử dụng để xem xét các mô mềm và các cơ quan xung quanh xương sườn để xác định có tổn thương không. Phương pháp này cũng có thể giúp phát hiện dấu vết gãy xương sườn khó thấy. Chụp cộng hưởng từ sử dụng từ trường năng lượng và sóng radio để tạo ra hình ảnh cắt ngang;
- Xạ hình xương. Kỹ thuật này rất hữu ích trong việc phát hiện tình trạng gãy xương do chấn thương lặp đi lặp lại như ho từng cơn dài. Trong lúc xạ hình xương, bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ vào máu. Chất này tập trung trong xương, đặc biệt ở những nơi mà xương đang lành và có thể được nhìn thấy bằng máy quét.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng gãy xương sườn?
Xương sườn bị gãy thường tự lành trong vòng sáu tuần. Bạn hãy hạn chế hoạt động và chườm lạnh nơi tổn thương thường xuyên để mau lành và giảm đau. Ngoài ra, các phương pháp điều trị bao gồm:
- Thuốc. Bạn phải uống thuốc giảm đau đầy đủ. Nếu bạn cảm thấy đau khi hít thở sâu thì có nguy cơ đã mắc bệnh viêm phổi. Nếu thuốc uống không đủ, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc gây tê kéo dài xung quanh các dây thần kinh có vai trò cung cấp dưỡng chất cho xương sườn;
- Điều trị. Khi cơn đau của bạn được kiểm soát, bác sĩ có thể hướng dẫn tập thở để giúp bạn thở sâu hơn vì thở nông có thể đặt bạn vào nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng gãy xương sườn?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Chườm đá lên vùng bị thương;
- Nghỉ ngơi nhiều hơn;
- Dùng thuốc giảm đau như aspirin hoặc ibuprofen. Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giảm đau mạnh hơn nếu thuốc không kê toa kém hiệu quả;
- Trong khi lành bệnh, bạn phải ho hoặc hít thở sâu ít nhất một lần một giờ, điều này có thể giúp ngăn ngừa viêm phổi hay xẹp mô phổi;
- Nếu bạn đã bị gãy xương sườn và không bị thương ở cổ hay lưng thì nên nằm nghiêng về bên bị thương, điều này cho phép hít thở sâu hơn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng gãy xương sườn?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Chườm đá lên vùng bị thương;
- Nghỉ ngơi nhiều hơn;
- Dùng thuốc giảm đau như aspirin hoặc ibuprofen. Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giảm đau mạnh hơn nếu thuốc không kê toa kém hiệu quả;
- Trong khi lành bệnh, bạn phải ho hoặc hít thở sâu ít nhất một lần một giờ, điều này có thể giúp ngăn ngừa viêm phổi hay xẹp mô phổi;
- Nếu bạn đã bị gãy xương sườn và không bị thương ở cổ hay lưng thì nên nằm nghiêng về bên bị thương, điều này cho phép hít thở sâu hơn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: 7 sự thật đáng sợ mà bạn nên biết nếu là một “cú đêm”
Tin mới nhất
- Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam có nên hay không?
- Sẹo lồi và cách ngăn sẹo lồi phát triển
- Đi tìm lời đáp cho vấn đề thủ dâm có gây vô sinh không
- Tại sao Đau đầu gối nhưng không sưng và Cách khắc phục
- Khoai tây chiên: Ngon nhiều mà hại cũng lắm
- Cách phân biệt nấm lim xanh cách nhận biết lựa chọn nấm lim rừng
- Những tác hại của bệnh trĩ đến sức khoẻ và cuộc sống người bệnh
- Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi và cách chữa trị
- Nhờ Sơ can Bình vị tán NS Chiến Thắng, NS Thu Hà đã khỏi căn bệnh dạ dày lâu năm
- Điều trị vảy nến bằng UVB và thông tin cần biết
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Thống kinh là gì và cách điều trị thống kinh hiệu quả
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh phụ khoa dai dẳng cũng “chào thua” bài thuốc “KẾT TINH” từ 50 thảo dược quý
- TIN TỨC UNG THƯ Làm sao để phân biệt hen suyễn và COPD?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Các Loại Thuốc Tây Chữa Bệnh Trĩ – Cầm máu, giảm đau tốt nhất