Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết & Điều trị
Chướng bụng đầy hơi thường xảy ra khi dạ dày tích quá nhiều khí do rối loạn tiêu hóa, chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Ngoài ra, trong một số trường hợp, hiện tượng này có thể là dấu hiệu cho các bệnh lý nguy hiểm khác như nhiễm trùng dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng,…
Hiện tượng chướng bụng đầy hơi
Trong hầu hết các trường hợp đầy hơi chướng bụng thường không quá nghiêm trọng và có liên quan đến việc tích tụ quá nhiều khí nén trong dạ dày và ruột.
Các đặc điểm phổ biến của đầy hơi chướng bụng thường bao gồm:
- Có cảm giác đầy bụng hoặc căng cứng bụng.
- Có cảm giác đau quặn ở dạ dày hoặc chuột rút ở bụng
- Xuất hiện các cơn nấc cụt. Nấc thường vô hại và có xu hướng tự khắc phục.
- Đôi khi cơn đau có thể lan đến các vị trí khác bao gồm bên trái của ngực và bị nhầm lẫn thành một cơn đau tim.
Thông thường đầy hơi thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng đầy bụng có thể dẫn đến các hệ quả như:
- Giảm cân một cách nhanh chóng không mà không rõ lý do. Điều này có thể là dấu hiệu của việc xuất hiện một khối u đè lên thành ruột làm cho người bệnh mất cảm giác thèm ăn.
- Cổ trướng là sự tích tự bất thường của các chất lỏng trong bụng hoặc xương chậu của người bệnh. Cổ trướng có thể là dấu hiệu của bệnh gan hoặc ung thư.
- Xuất hiện máu trong phân, chảy máu âm đạo bất thường có thể liên quan đến vấn đề đầy hơi nghiêm trọng. Các nguyên nhân thường có liên quan đến bệnh trĩ, u xơ hoặc lạc nội mạc tử cung.
- Sốt cao đi kèm với nhiễm trùng hoặc viêm. Điều này có thể liên quan đến các vấn đề xương chậu và đường tiết niệu.
Đầy hơi chướng bụng đôi khi là dấu hiệu cho một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu biến dạng ở bụng.
9 nguyên nhân đầy hơi chướng bụng thường gặp
Thông thường, đầy hơi là một tình trạng phổ biến và không nguy hiểm. Các nguyên nhân phổ biến cho tình trạng đầy bụng chướng hơi bao gồm:
1. Tích trữ nhiều khí thừa trong dạ dày
Sự tích tụ quá nhiều khí nén trong dạ dày và ruột là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đầy hơi, chướng bụng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Ợ hơi
- Căng bụng quá mức
- Tăng nhu động ruột
- Chóng mặt
Đầy hơi do tích trữ khí thường gây ra các đau bụng nhẹ đến nghiêm trọng. Một số trường hợp người bệnh có thể cảm thấy giống như có vật gì đó kẹt trong dạ dày. Các nguyên nhân phổ biến thường bao gồm:
- Một số thực phẩm như rau cải, súp lơ, bông cải xanh và bắp cải.
- Nhiễm trùng dạ dày.
- Khó tiêu, rối loạn tiêu hóa
- Các bệnh lý mãn tính, điển hình là bệnh Crohn.
Trong hầu hết các trường hợp đầy hơi do nén khí sẽ tự cải thiện sau một vài giờ. Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng này trong tương lai, người bệnh có thể:
- Tránh nhai kẹo cao su sau khi ăn để tránh nuốt thêm không khí từ bên ngoài.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có gas.
- Tránh các loại thực phẩm gây nén khí.
- Ăn chậm và tránh uống thức uống qua ống hút.
2. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng dạ dày hoặc đường tiêu hóa cũng có thể gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng. Nhiễm trùng dạ dày thường do các vi khuẩn như Escherichia coli hoặc Helicobacter pylori hoặc nhiễm virus như Norovirus, Rotavirus gây ra. Ngoài việc gây đầy bụng, các dấu hiệu đi kèm có thể bao gồm:
- Tiêu chảy cấp
- Buồn nôn và nôn
- Đau bụng
Nhiễm trùng dạ dày thường tự biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh có thể bị mất nước nghiêm trọng. Do đó, hãy đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:
- Sốt cao hoặc sốt liên tục
- Phân có máu
- Nôn dữ dội hoặc thường xuyên
3. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn ở ruột non
Đường tiêu hóa là nơi cư trú và sinh sống của nhiều loại vi khuẩn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Mất cân bằng hoặc rối loạn hệ thống vi khuẩn ở đường ruột có thể dẫn đến sự gia tăng vi khuẩn ở ruột non. Điều này có thể dẫn đến chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy thường xuyên.
Cách chữa chướng bụng do loạn khuẩn ruột non thường là sử dụng các loại kháng sinh như Metronidazole, Levofloxacin, Ciprofloxacin hoặc Rifaximin để ức chế các vi khuẩn có hại trong ruột non.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần điều chỉnh là các chế độ ăn uống, bổ sung nhiều loại rau, củ, vitamin và khoáng chất có lợi cho đường tiêu hóa.
4. Tích trữ nước
Tích trữ quá nhiều nước có thể làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, thường phổ biến ở phụ nữ. Đầy hơi do giữ nước mãn tính có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Bao gồm bệnh tiểu đường hoặc suy thận.
Thông thường tình trạng đầy hơi sẽ được cải thiện sau một vài ngày. Do đó, nếu đầy hơi kèm căng cứng bụng, luôn có cảm giác no hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hợp lý.
5. Không dung nạp thực phẩm
Tình trạng không dung nạp thực phẩm có thể dẫn đến hiện tượng đầy bụng ợ hơi. Một số loại thực phẩm khó dung nạp phổ biến như đường, sữa, thức ăn chứa Gluten hoặc bệnh nhân mắc bệnh Celiac.
Chướng bụng do không dung nạp thực phẩm có thể tự khỏi sau một hoặc hai ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các dấu hiệu kèm theo như tiêu chảy hoặc đau dạ dày có thể kéo dài hơn.
6. Liệt dạ dày
Chứng liệt dạ dày hay còn gọi là Gastroparesis là tình trạng rối loạn ảnh hưởng đến khăng năng tiêu hóa của dạ dày. Lúc này các cơ của dạ dày ngừng hoạt động hoặc hoạt động không đúng cách khiến thức ăn đi chậm hơn khi di chuyển qua dạ dày gây chướng bụng đầy hơi. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Táo bón.
- Cảm thấy no rất nhanh dù chỉ mới tiêu thụ một lượng nhỏ thức ăn.
- Mất cảm giác ngon miệng.
- Ợ nóng.
- Buồn nôn và nôn.
- Đau bụng đi ngoài.
Thông thường để điều trị liệt dạ dày người bệnh nên kiểm soát lượng đường tiêu thụ và thay đổi chế độ ăn uống phù hợp hơn. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm áp lực tiêu hóa lên dạ dày và tránh gây áp lực lên các cơ bụng. Trong trường hợp người bệnh bị buồn nôn, ói mửa, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc chống nôn như Prochlorperazine, Thiethylperazine hoặc Diphenhydramine để điều trị.
Trong một số trường hợp liệt dạ dày nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để đặt ống dẫn thức ăn đến ruột non cải thiện các triệu chứng.
7. Táo bón
Bị đầy hơi chướng bụng có thể là dấu hiệu của bệnh táo bón. Táo bón hay còn gọi là bón là tình trạng khó đại tiện và thời gian giữa các lần đại tiện cách xa nhau. Các nguyên nhân phổ biến gây ra táo bón có thể bao gồm:
- Mất nước
- Không tiêu thụ đủ lượng chất xơ cần thiết
- Không dung nạp thực phẩm
- Mang thai
- Rối loạn tiêu hóa
- Thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là Magiê
- Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc
Thông thường để điều trị đầy hơi do táo bón người bệnh cần thay đổi lối sống, uống nhiều nước và bổ sung nhiều chất xơ vào bữa ăn hàng ngày. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để đi ngoài thuận lợi và ít áp lực hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần thận trọng và theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
8. Rối loạn phụ khoa
Một số rối loạn phụ khoa có thể gây đầy hơi chướng bụng. Ở một số phụ nữ, tình trạng lạc nội mạc tử cung có thể gây đau bụng, đầy hơi. Điều này thường được giải thích là do niêm mạc tử cung bám vào thành dạ dày hoặc ruột gây ra. Ngoài ra, viêm vùng chậu hoặc các cơn đau xung quanh vùng chậu cũng dẫn đến đầy bụng chướng hơi.
Để điều trị chướng bụng đầy hơi do bệnh phụ khoa người bệnh cần điều trị dứt điểm bệnh mắc phải. Thông thường bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau, thuốc điều chỉnh Hormone hoặc đề nghị phẫu thuật để điều trị các triệu chứng. Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi phong cách sống, luyện tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa đầy hơi chướng bụng và khả năng tái phát các bệnh phụ khoa.
9. Các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi ít phổ biến hơn có thể bao gồm:
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn
- Thay đổi nội tiết tố
- Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
- Rối loạn tâm lý như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm
- Những bệnh lý này có thể góp phần làm tăng khả năng bị đầy hơi.
Thông thường đầy hơi chướng bụng có thể được điều trị an toàn tại nhà. Tuy nhiên, đối với các bệnh lý cụ thể người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị hợp lý.
Cách giảm chướng bụng đầy hơi tạm thời
Cách tốt nhất để điều trị dứt điểm tình trạng chướng bụng đầy hơi là đến bệnh viện để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị hợp lý. Tuy nhiên, để giảm bớt khó chịu và cải thiện tình trạng ngay lập tức, người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa chướng bụng đầy hơi tại nhà như:
- Uống trà gừng hoặc nhai một lát gừng tươi để điều chỉnh tình trạng co thắt cơ trơn của dạ dày. Điều này giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ đó cải thiện tình trạng đầy hơi.
- Sử dụng tỏi giã nát hòa tan với nước ấm và uống cũng có tác dụng giảm đầy hơi, chướng bụng. Nếu không chịu được mùi tỏi, người bệnh có thể cho thêm một ít mật ong để cải thiện hương vị.
- Hòa tan một thìa cà phê bột nghệ với một ly nước nóng cũng có thể cải thiện tình trạng khó chịu ở dạ dày. Ngoài ra, người bệnh có thể thêm mật ong để cải thiện hương vị.
- Ăn sống một ít rau răm hoặc giã lấy nước uống cũng có thể giúp cải thiện tình trạng chướng bụng đầy hơi ngay lập tức. Ngoài ra, rau răm có thể kích thích tiêu hóa và điều trị chứng đau bụng.
- Ăn sữa chua có thể cung cấp các lợi khuẩn tốt cho hệ thống tiêu hóa. Người bệnh nên chọn các loại sữa chua không đường để dùng tráng miệng ngay sau khi ăn.
- Chườm nóng bằng túi nước ấm hoặc muối (gạo) rang cũng mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng chướng bụng đầy hơi hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên chú ý nhiệt độ để tránh làm bỏng da.
- Xoa bóp, massage theo chiều kim đồng hồ có thể điều trị chứng chướng bụng đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng. Trước khi xoa bóp, người bệnh có thể thoa một ít dầu nóng lên bụng để tăng hiệu quả.
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị chướng bụng đầy hơi, người bệnh cần thay đổi thói quen cũng như chế độ ăn uống để tránh tình trạng tái phát trong tương lai. Một số lưu ý như sau:
- Ăn chậm, nhai kỹ, không nên nói chuyện trong khi ăn cũng không nên vừa ăn vừa uống. Việc này giúp người bệnh tránh nuốt quá nhiều không khí vào dạ dày và hỗ trợ cải thiện tình trạng đầy hơi.
- Không nên nằm ngay sau khi ăn, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa. Nên vận động nhẹ, đi bộ khoảng 15 – 20 phút sau bữa ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Sử dụng ít chất béo để giảm áp lực tiêu hóa lên dạ dày và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Mặc dù hiếm khi đầy hơi là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, hãy đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài.
- Sốt.
- Nôn kéo dài hơn 24 giờ.
- Xuất hiện máu trong phân.
- Sưng, chướng bụng một cách nhanh chóng.
- Đầy hơi chướng bụng sau một cú ngã, tai nạn, va chạm.
Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc không biến mất sau vài ngày.
Xem thêm: Uống nước Đậu Đen Rang có tác dụng gì?
Tin mới nhất
- Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay: Nguyên nhân và cách điều trị
- Những điều bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 cần biết
- Tinh trùng yếu – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết & điều trị
- Nấm lim xanh có công dụng gì nấm lim xanh chữa bệnh gì tốt nhất?
- Các bác sĩ tìm kiếm vùng ảnh hưởng từ đầu tới chân: Coronavirus gây tử vong như thế nào?
- Mua nấm lim xanh ở đâu tốt nhất giá 1kg nấm lim xanh rừng tự nhiên
- Chế tạo thành công Protein sốc nhiệt chữa tất cả các bệnh ung thư
- Điều trị vi khuẩn HP – Bệnh nhân chia sẻ bí quyết xua tan nỗi lo nhờ 1 liệu trình Đông y
- Trào ngược dạ dày thực quản là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
- Có cả 100 nguyên nhân mất ngủ, nhưng số 3 hay gặp nhất
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bé nổi mẩn đỏ khắp người không sốt liệu có nguy hiểm? Cách chăm sóc hiệu quả tại nhà [XEM NGAY]
- TIN TỨC UNG THƯ Nứt kẽ hậu môn : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Cách hầm chim bồ câu cho bà bầu với 5 món ăn bổ dưỡng dễ làm