Ung thư dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt nhất?
Ung thư dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì là những thắc mắc hàng đầu mà người bệnh mong muốn được chuyên gia giải đáp. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh giải đáp vấn đề trên và biết cách xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học hàng ngày.
Bị ung thư dạ dày nên ăn gì?
Dạ dày là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa của mỗi người. Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh ngày càng trẻ hóa và rất đáng lo ngại hiện nay. Khi dạ dày bị tổn thương, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa của mỗi người cũng ảnh hưởng không kém.
Điều trị bệnh ung thư dạ dày là một quá trình bền bỉ đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn. Quá trình này là sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị y khoa với một chế độ dinh dưỡng cần thiết. Để đảm bảo giữ gìn sức khỏe trong suốt quá trình chữa bệnh, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu protein
Protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhận diện và sửa chữa các tế bào. Ngoài ra, protein cũng giúp hệ thống miễn dịch nhanh chóng phục hồi sau thời gian điều trị bệnh.
Do đó, người bị ung thư dạ dày nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều protein vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Sữa, trứng, thịt gà, phô mai, các loại đậu, đậu nành, phô mai là các loại thức ăn có chứa nguồn protein dồi dào.
Thực phẩm với lượng chất xơ vừa đủ
Người bị ung thư dạ dày nên ăn gì tốt? Theo lời khuyên của chuyên gia, người bị ung thư dạ dày nên bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể. Ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng, bắp cải và các loại củ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ là những thực phẩm được khuyến khích cho người bệnh ung thư dạ dày.
Các loại thực phẩm trên chứa một lượng chất xơ vừa đủ cùng với vitamin, khoáng chất kích thích hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều chất xơ sẽ gây đau bụng. Do vậy, người bệnh cần tránh tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm trên cùng lúc.
Bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì? Ăn nhiều rau quả
Các loại rau củ quả tươi cung cấp một hàm lượng vitamin, chất khoáng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho những bệnh nhân bị ung thư dạ dày.
Theo đó, người bị ung thư dạ dày nên ăn nhiều súp lơ, rau cải, rau dền để hỗ trợ đẩy lùi căn bệnh.
Đậu phụ
Vi khuẩn HP chính là thủ phạm gây bệnh viêm loét dạ dày và dẫn đến ung thư dạ dày. Do đó, để ngăn chặn ung thư người bệnh nên kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn HP.
Gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu được chất isoflavone – chất có nhiều trong đậu nành có tác dụng ức chế sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn HP. Đồng thời, chất này có khả năng ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển thành ung thư.
Tốt nhất, người mắc bệnh ung thư dạ dày nên dùng loại đậu phụ tươi và nấu các món như luộc, hấp, hầm và tránh chiên rán đậu phụ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Các loại nấm
Ung thư dạ dày ăn gì tốt nhất? Nấm là một loại thực phẩm được liệt kê vào danh sách các loại thức ăn tốt cho người mắc các bệnh về dạ dày. Nấm có chứa nhiều chất polysaccharide có tác dụng kiểm soát các tế bào ung thư gây bệnh, kích hoạt các tế bào miễn dịch hoạt động ở bệnh nhân bị ung thư dạ dày.
Đồng thời, nấm còn có chứa vitamin D, selen giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do vậy, thêm món nấm vào thực đơn ăn uống hàng ngày vừa giúp phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày vừa tăng cường dưỡng chất và sức đề kháng cho cơ thể.
Bệnh ung thư dạ dày nên kiêng ăn gì?
Ung thư dạ dày không nên ăn gì cũng là một trong những câu hỏi quan trọng mà người bệnh cần giải đáp. Bên cạnh việc bổ sung những loại thực phẩm cần thiết, bệnh nhân phải biết loại bỏ các thực phẩm không tốt để tránh bệnh chuyển biến nặng và gây ra nhiều biến chứng:
Hạn chế thực phẩm chứa chất béo, dầu mỡ
Thực phẩm chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ và chất béo hoàn toàn không tốt đối với sức khỏe của hầu hết mọi người, đặc biệt là những bệnh nhân bị ung thư dạ dày. Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất béo thường không dễ tiêu hóa mà còn gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác như tim mạch, xương khớp.
Ngoài ra, khi sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm chứa chất béo no, cơ thể sẽ mất cân bằng pH và thay đổi hệ vi sinh trong đường ruột. Từ đó, hệ thống tiêu hóa phải làm việc nặng nề hơn và gây áp lực lên dạ dày.
Hạn chế sử dụng sữa
Theo các chuyên gia tiêu hóa, lactose có trong sữa bò và các chế phẩm từ sữa thường gây khó tiêu. Đặc biệt, khi người bệnh sử dụng sữa vào buổi sáng, sử dụng không đúng cách, loại sữa này có thể gây đầy hơi và làm tăng triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày. Do đó, người bệnh nên hạn chế dùng sữa hoặc sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Các loại thực phẩm có tính axit
Kiêng cữ sử dụng các loại thực phẩm có tính axit là điều mà những người mắc bệnh liên quan đến dạ dày nên lưu ý. Vì các loại thực phẩm làm tăng tình trạng đau, lở loét niêm mạc dạ dày và kích thích tế bào ung thư phát triển.
Do đó, bệnh nhân mắc bệnh ung thư dạ dày nên hạn chế hoặc kiêng sử dụng các loại đồ ăn, thức uống có tính axit cao như đồ ngâm chua, cóc, xoài, bưởi chua, giấm ớt…
Tránh xa các loại đồ uống như cà phê, rượu bia
Các hoạt chất như acid chlorogenic, tanin, cafein có nhiều trong cà phê, rượu bia sẽ gây kích ứng niêm mạc và làm tăng tiết dịch dạ dày. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn, đau bụng, loét dạ dày và làm nặng hơn các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày.
Chính vì vậy, người bị ung thư dạ dày nên kiêng cữ hoàn toàn các loại đồ uống kích thích như cà phê, rượu bia và hút thuốc lá.
Kiêng cữ đồ ăn chứa nhiều đường
Các loại thực phẩm chứa nhiều đường cũng được liệt kê vào danh sách nhóm thực phẩm mà người ung thư dạ dày nên kiêng cữ. Sử dụng đường không đúng cách sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn, đau và khó chịu ở dạ dày. Đồng thời, đường còn kích thích niêm mạc và làm cho tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ hơn.
Một số thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, bánh kem, socola, nước ngọt là thực phẩm bệnh nhân nên hạn chế sử dụng.
Tránh sử dụng thực phẩm cay nóng
Bệnh ung thư dạ dày không nên ăn gì? Để giảm các triệu chứng bệnh, người bị ung thư dạ dày nên tránh xa các loại thực phẩm có tính cay nóng như ớt, tiêu, gừng…
Các loại thực phẩm này có xu hướng kích thích niêm mạc dạ dày và hệ tiêu hóa dẫn đến tình trạng đau dạ dày, khó tiêu… Hơn nữa, ăn nhiều thực phẩm cay nóng sẽ gây ra triệu chứng đau vùng thượng vị và làm bệnh ung thư dạ dày tiến triển theo chiều hướng xấu.
Lưu ý trong chế độ ăn uống của người bị ung thư dạ dày
Trong quá trình xây dựng chế độ ăn uống, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Ăn nhiều bữa trong ngày
Người bệnh nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày thay vì ăn 3 bữa chính. Cách này sẽ giúp người bị bệnh dạ dày dễ tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau, buồn nôn mà vẫn cung cấp đầy đủ lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Lưu ý khi sử dụng các sản phẩm từ sữa
Như đã nói sữa là một loại thực phẩm người bị ung thư dạ dày nên hạn chế. Tuy nhiên, người bị ung thư dạ dày vẫn có thể sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa đúng cách. Bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề uống sữa như sau:
- Không nên uống sữa vào những lúc đang đói, nhất là buổi sáng, chỉ nên uống sau khi cung cấp một lượng tinh bột nhất định cho cơ thể.
- Người bị ung thư dạ dày chỉ nên uống 1 cốc sữa mỗi ngày vì uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Bệnh nhân nên sử dụng các loại sữa đã tách béo giúp quá trình tiêu hóa trở nên thuận lợi hơn.
- Người bệnh nên uống sữa ấm, không nên uống sữa lạnh ăn kèm với các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ hộp.
Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn uống
Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm là điều cần thiết mà mọi người cần thực hiện, đặc biệt đối với người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Do đó, trong quá trình nấu ăn, người bệnh nên chú ý những điều sau đây:
- Mua các loại thực phẩm đảm bảo hợp vệ sinh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi nấu ăn và giữ vệ sinh trong suốt quá trình nấu ăn.
- Sử dụng các loại dao và thớt khác nhau khi cắt đồ sống và cắt đồ chín.
- Công đoạn chế biến thức ăn cho người bị đau dạ dày nên được tham khảo thông qua ý kiến bác sĩ, chuyên gia.
- Người bệnh tự xây dựng cho mình một bản khẩu phần ăn uống đầy đủ chất, tránh trùng các món ăn trong ngày và trong tuần.
- Rửa kỹ và nấu chính toàn bộ thức ăn trước khi ăn.
- Những loại thực phẩm ăn còn dư thừa thì nên cho vào tủ lạnh bảo quản ngay lập tức.
- Tránh ăn các loại thực phẩm để qua đêm, thức ăn ôi thiu.
Sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa
Khi bị ung thư dạ dày, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa. Bạn có thể chế biến, nấu thức ăn chín nhừ như cháo, súp, các món hầm, luộc. Sử dụng các món ăn dễ tiêu hóa sẽ giảm áp lực lên dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng mà bệnh gây ra.
Bài viết trên đã cùng người bệnh giải quyết được thắc mắc ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì là tốt nhất. Thông qua những thông tin trên, hy vọng người bệnh sẽ biết cách xây dựng cho bản thân một thói quen ăn uống lành mạnh và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Xem thêm: Chữa yếu sinh lý bằng trứng vịt lộn có hiệu quả không?
Tin mới nhất
- Cách chữa yếu sinh lý bằng tỏi và tác dụng của củ tỏi cho nam giới
- 10 câu hỏi người bệnh thường quan tâm khi bị bệnh gút
- Bệnh tiểu đường xét nghiệm gì? Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường
- 22 công dụng của chuối tiêu cho sức khỏe, làm đẹp
- CT cột sống cổ
- Xuất huyết dạ dày ở trẻ em: Những điều bố mẹ không thể xem thường
- Ợ hơi liên tục là biểu hiện của bệnh gì?
- U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
- Lưu ý khi khám phụ khoa cho người chưa lập gia đình
- Ung thư vú giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Video
- Tác dụng của cây xạ đen chữa bệnh gì Cây xạ đen wekipedia nói gì về chúng? Những tác dụng của xạ đen
- TIN TỨC UNG THƯ Nổi đốm đỏ trên da không ngứa – Dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
- Nấm lim xanh Quảng Nam Nấm lim xanh Quảng Nam với các công dụng của nấm lim xanh rừng
- TIN TỨC UNG THƯ Danh sách Lương Y chữa bệnh trĩ cao tay ở nước ta