Đau dạ dày có bị đi ngoài tiêu chảy không?
Đau dạ dày có bị đi ngoài tiêu chảy không? Các chuyên gia giải thích rằng: Không chỉ gây nóng rát thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi và chướng bụng, bệnh nhân đau dạ dày còn có thể bị đi ngoài và tiêu chảy. Triệu chứng này là hệ quả do dạ dày suy giảm chức năng, dẫn đến tình trạng rối loạn nhu động ruột và gây ra hiện tượng đi phân lỏng. Cùng tìm hiểu cách khắc phục qua chia sẻ dưới đây.
- Chia sẻ của NSND Trần Nhượng về chất lượng điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc
- Bài thuốc dạ dày “Sơ can bình vị tán” đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi bệnh
Người bị đau dạ dày có bị đi ngoài tiêu chảy không?
Đau dạ dày là tình trạng cơn đau phát sinh ở vùng thượng vị do viêm loét dạ dày, hội chứng Zollinger Ellison hoặc do ăn uống không hợp lý gây ra.
Thông thường đau dạ dày hay đi kèm với triệu chứng nóng rát thượng vị, trào ngược thực quản, buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn,… Tuy nhiên trên thực tế có một số bệnh nhân bị đau dạ dày kèm theo chứng đi ngoài và tiêu chảy.
Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do dạ dày bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng suy giảm chức năng tiêu hóa. Thức ăn sau khi được dung nạp không được tiêu hóa hoàn toàn có thể gây áp lực lên ruột non và ruột già. Từ đó làm phát sinh tình trạng rối loạn nhu động ruột và dẫn đến chứng đi ngoài, tiêu chảy.
Một số bệnh nhân bị đau thượng vị có thể đi phân lỏng, phân có màu sắc khác thường và mùi khó chịu.
Phân biệt tiêu chảy do đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa
Đi phân lỏng là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Vì vậy trước khi tiến hành điều trị, bạn cần phân biệt chứng đi ngoài do đau dạ dày và đi ngoài do rối loạn tiêu hóa.
Đặc điểm | Tiêu chảy do đau dạ dày | Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa |
Tần suất | Trung bình từ 1 – 2 lần/ ngày. Tuy nhiên nếu bệnh nặng, tần suất có thể dao động từ 3 – 5 lần. | Thường đi hơn 5 lần/ ngày |
Vị trí | Đau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn) | Đau vùng bụng dưới rốn |
Thời điểm | Thường đi sau khi ăn khoảng 60 phút | Đi ngoài vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày |
Đặc điểm của phân | Phân lỏng, có mùi hôi nhưng không có chất nhầy | Phân lỏng và nhiều nước, có máu tươi hoặc chất nhầy kèm theo |
Đau dạ dày bị đi ngoài có nguy hiểm không?
Đau dạ dày kèm tiêu chảy là một trong những triệu chứng khá phổ biến. Khác với tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng do các vấn đề ở dạ dày thường có xu hướng kéo dài mãn tính và tái phát nhiều lần. Nếu không chủ động thăm khám và điều trị, đau dạ dày bị đi ngoài có thể gây ra một số biến chứng như sau:
- Suy nhược cơ thể: Hoạt động tiêu hóa kém có thể giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó gây giảm cân bất thường và tăng nguy cơ suy nhược cơ thể. Chứng suy nhược và đau dạ dày là 2 yếu tố có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi cơ thể suy nhược và mệt mỏi, các triệu chứng của đau dạ dày thường có xu hướng bùng phát dữ dội hơn.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống: Hiện tượng tiêu chảy, đi ngoài kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sinh hoạt và làm việc. Người đau dạ dày kèm theo chứng đi ngoài thường kém tập trung, cơ thể mệt mỏi và giảm hiệu suất làm việc.
- Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa: Đi ngoài quá nhiều lần có thể kích thích lên niêm mạc ruột kết và có khả năng gây vỡ tĩnh mạch.
- Tăng nguy mắc bệnh trĩ: Bệnh trĩ thường là hệ quả do táo bón mãn tính gây ra. Tuy nhiên trường hợp tiêu chảy kéo dài cũng có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Đừng bỏ qua:Cách chữa viêm đau dạ dày bằng bài thuốc Đông y giúp 9/10 người khỏi
Cách khắc phục tình trạng đau dạ dày đi ngoài, tiêu chảy
Đi ngoài và tiêu chảy kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy, bạn cần tiến hành chăm sóc và điều trị trong thời gian sớm nhất.
1. Tích cực điều trị bệnh lý nguyên nhân
Đau dạ dày là triệu chứng điển hình của hội chứng Zollinger-Ellison, viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản. Tích cực trong quá trình điều trị bệnh lý nguyên nhân giúp tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày và cải thiện triệu chứng đi ngoài, tiêu chảy,…
Để được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, bạn nên tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả chẩn đoán và cân nhắc trước khi đưa ra phác đồ thuốc.
Đau dạ dày đi ngoài tiêu chảy có thể được điều trị bằng Tây y hoặc Đông y.
Điều cần thiết đầu tiên cho người bệnh đó là cầm chừng và ngăn chặn tình trạng đi ngoài tiêu chảy để tránh mất nước làm cơ thể suy nhược.
Người bệnh có thể uống một số loại thuốc sau đây với liều dùng từ 3 – 5 ngày để chấm dứt tạm thời triệu chứng này: Codein, Loperamide, Diarsed, Pepto-Bismol, Racecadotril,…
Tuy nhiên về lâu dài, người bệnh nên tìm cách điều trị đau dạ dày tận gốc bằng các phác đồ đặc trị của Tây y và Đông y. Hãy lưu ý về tác dụng phụ và hiệu quả lâu dài của các loại thuốc để lựa chọn cho đúng.
Theo ý kiến của Thạc sĩ, Bác sĩ Tuyết Lan: Với tình trạng bị đau dạ dày đi ngoài tiêu chảy thì Đông y là giải pháp thích hợp nhất. Vì khi đó cơ thể người bệnh sẽ suy nhược và mất sức rất nhiều, quá trình hấp thụ dinh dưỡng không đảm bảo. Việc dùng Đông y sẽ giúp bù lại chất điện giải. Đồng thời thành phần dược liệu bổ trong thuốc có thể giúp người bệnh bồi bổ và phục hồi thể trạng, làm lành các tổn thương để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Hiện nay, khoa học công nghệ hiện đại phát triển, Đông y cũng có những bước tiến vượt bậc trong điều chế thuốc nên người bệnh hoàn toàn có thể loại bỏ lo ngại về sự cầu kỳ đun sắc của phương pháp này.
Rất nhiều cơ sở uy tín về Y học cổ truyền hiện nay đã thành công trong việc áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị dạ dày. Trong đó có Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc. Bài thuốc Sơ Can Bình Vị Tán được điều chế bởi đội ngũ bác sĩ ở đây đã giúp chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân trên cả nước.
Thạc sĩ, bác sĩ Tuyết Lan đồng hành cùng chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt chia sẻ giải pháp điều trị dạ dày hiệu quả bằng Đông y
Tìm hiểu thêm:
- Đánh giá của bác sĩ chuyên khoa và chia sẻ người bệnh về hiệu quả bài thuốc chữa đau dạ dày Sơ Can Bình Vị Tán
- NSND Trần Nhượng và quá trình điều trị đau dạ dày tại trung tâm Thuốc Dân Tộc
Bên cạnh đó, để có hiệu quả phục hồi bệnh tốt và hạn chế đi ngoài tiêu chảy, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt sao cho hợp lý.
2. Thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm soát triệu chứng đau dạ dày bị đi ngoài và tiêu chảy bằng cách thay đổi một số thói quen sinh hoạt và ăn uống.
- Nên giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột bằng cách bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa như cá, ngũ cốc, rau xanh, trứng, trái cây, sữa chua… Đồng thời nên uống nhiều nước để trung hòa dịch vị dạ dày và điều hòa nhu động ruột.
- Cần ăn uống đúng giờ và thay đổi thói quen ăn uống bừa bãi, bỏ bữa và ăn khuya. Nên ăn từng bữa nhỏ và ăn tối trước 20 giờ nhằm ổn định hoạt động của dạ dày và đường ruột.
- Hạn chế các thức uống và nhóm thực phẩm không lành mạnh như thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường, axit và dầu mỡ, đồng thời nên tránh uống rượu bia, cà phê và trà đặc.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, thức khuya và căng thẳng thần kinh.
- Nên tăng cường vận động và tập thể dục từ 15 – 30 phút/ ngày nhằm nâng cao sức khỏe và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.
Kết hợp đồng thời giữa việc áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu với lối sống lành mạnh có thể kiểm soát triệu chứng đi ngoài, tiêu chảy và hạn chế một số biểu hiện đi kèm như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, nóng rát dạ dày, đau thượng vị,…
Đau dạ dày bị đi ngoài, tiêu chảy – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trong một số trường hợp, đau dạ dày bị tiêu chảy và đi ngoài có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày và xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:
- Đi ngoài hơn 3 lần/ ngày, phân có lẫn máu hoặc có màu đen.
- Buồn nôn và nôn mửa liên tục
- Người sụt cân bất thường
- Nôn mửa ra máu hoặc nôn ra dịch có màu cà phê
- Người mệt mỏi và yếu đột ngột
Ung thư dạ dày và xuất huyết tiêu hóa là các vấn đề sức khỏe có mức độ nghiêm trọng. Vì vậy bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời.
Ngoài những triệu chứng thông thường, đau dạ dày có thể đi kèm theo tình trạng đi ngoài và tiêu chảy. Tuy nhiên triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau khi điều trị bệnh lý nguyên nhân và thay đổi một số thói quen sinh hoạt, ăn uống. Hi vọng những thông tin cung cấp trên đây đã giúp ích cho bạn trong quá trình chữa bệnh dạ dày nói chung và đau dạ dày đi ngoài tiêu chảy nói riêng. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh.
Xem thêm: Sỏi Niệu Quản – Triệu chứng & Cách điều trị, tránh biến chứng
Tin mới nhất
- Bệnh viêm đại tràng mạn tính
- Nấm lim xanh chữa bệnh gì và tác dụng của nấm lim xanh tự nhiên
- Đau nhức xương khớp toàn thân: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả
- Quái vật hồ Loch Ness xuất hiện gây xôn xao ở Nga
- Đái tháo đường típ 2 nguy hiểm đến sức khỏe của bạn như thế nào?
- Môi bị sưng 1 cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
- Bệnh Charcot – Marie – Tooth (bệnh teo cơ Mác)
- Viêm khớp ức sườn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Cây dâu tằm và cây tầm gửi trên cây dâu – “thần dược” trị viêm họng viêm amidan
- Viêm nang lông