Bị nhiễm nấm Candida nên ăn gì và kiêng gì?
Viêm nhiễm phụ khoa mà cụ thể hơn là nhiễm nấm Candida gây ngứa ngáy, khó chịu vùng kín là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải hiện nay. Bên cạnh việc áp dụng các liệu pháp điều trị, chị em còn cần chú ý đến thói quen sinh hoạt đặc biệt là chế độ ăn uống. Nếu chị em đang thắc mắc khi bị nhiễm nấm Candida nên ăn gì và kiêng gì thì đừng bỏ qua những thông tin cực kỳ hữu ích trong bài viết này.
Bị nhiễm nấm Candida nên ăn gì?
Khi bị nhiễm nấm Candida thì việc xác định được mình nên ăn gì, kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số thực phẩm chị em nên ăn để giảm cảm giác ngứa rát vùng kín, hỗ trợ tích cực cho việc điều trị:
1. Sữa chua
Nhiều chị em cho rằng chế độ ăn uống thì làm sao có thể ảnh hưởng đến vùng kín. Thế nhưng thực tế thì các chất đi vào cơ thể có tác dụng toàn thân và kể cả vùng kín. Khi nhiễm nấm Candida, môi trường âm đạo bị mất cân bằng, các lợi khuẩn bị lấn át bởi hại khuẩn và nấm. Do đó lúc này chị em nên bổ sung lợi khuẩn để cân bằng nồng độ pH.
Để bổ sung lợi khuẩn, chị em có thể mua men vi sinh ở các hiệu thuốc và đặc biệt nên dùng thêm sữa chua. Trong một hộp sữa chua không đường hoặc ít đường chứa rất nhiều lợi khuẩn Lactobacilus Acidophilus. Mỗi ngày, bạn nên bổ sung 1 – 2 hộp sữa chua không đường hoặc ít đường để giúp cân bằng nồng độ pH trong môi trường âm đạo.
Lưu ý: Không dùng sữa chua có đường hoặc sữa chua hoa quả. Các sản phẩm nhiều đường không tốt cho người nhiễm nấm âm đạo bởi đường là chất yêu thích của ký sinh trùng và nấm.
2. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen và cũng là loại vitamin cần thiết cho sự hoạt động của xương, mạch máu, các mô liên kết và cơ bắp. Không chỉ vậy, vitamin C còn giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp ức chế sự phát triển của nấm Candida. Các thực phẩm giàu vitamin C mà bạn có thể bổ sung vào bữa ăn bao gồm ổi, ớt chuông, bông cải xanh, dâu tây, kiwi, cam, quýt, súp lơ, cà chua…
Bổ sung vitamin C rất tốt cho sức khỏe, nhất là chị em nhiễm nấm Candida. Tuy nhiên, cần tránh các loại trái cây quá ngọt vì chúng sẽ khiến các ký sinh trùng có cơ hội phát triển. Ngoài ra, cũng nên bổ sung nhiều loại trái cây khác để bổ sung chất chống oxy hóa và các vitamin khác như vitamin A, B, E…
3. Hành tây và tỏi
Hành tây được sử dụng trong rất nhiều món ăn và được chị em vô cùng ưa chuộng. Khi bị nhiễm nấm candida, chị em nên bổ sung loại thực phẩm này trong bữa ăn bởi hành tây có đặc tính chống nấm mạnh giúp ngăn ngừa sự phát triển của loại nấm này.
Bên cạnh hành tây, tỏi cũng thường được khuyên dùng khi nhiễm nấm candida. Tỏi được xem là một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khỏe do chứa lưu huỳnh và các hoạt chất allicin. Nhờ có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, tỏi phát huy rất tốt công dụng chống viêm, giảm đau, giải độc của mình trong các trường hợp như viêm chân răng, viêm đường hô hấp, viêm nhiễm vùng kín…
Chị em chỉ cần ăn đều đặn mỗi ngày một tép tỏi sống vào buổi sáng sẽ giúp các triệu chứng như ngứa rát vùng kín, khí hư ra nhiều… được cải thiện đáng kể. Nếu không thích ăn sống, có thể thêm tỏi vào chế biến cùng các món ăn thông thường để sử dụng.
4. Các loại hạt
Một số loại hạt như óc chó, hạnh nhân, bí đỏ, hạt cải, hạt lanh đặc biệt là óc chó rất tốt cho sức khỏe nhất là những chị em bị nhiễm nấm candida. Các hạt này giàu chất chống oxy hóa, chứa nhiều protein và omega-3, vitamin… Sử dụng các loại hạt như món ăn vặt hàng ngày không chỉ giúp cải thiện tình trạng ngứa rát khó chịu vùng kín mà còn giúp nâng cao sức khỏe, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Lưu ý: Không dùng quá nhiều hạt óc chó vì có nguy cơ hình thành sỏi thận do hạt óc chó có hàm lượng oxalat cao.
5. Rong biển
Rong biển đặc biệt giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin, canxi có tác dụng rất tốt với chị em phụ nữ. Không chỉ tốt cho người bị nhiễm nấm vùng kín, rong biển còn giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm tăng sinh tuyến vú, hỗ trợ thúc đẩy các chất cặn bã trong đường ruột và bổ sung canxi cho cơ thể.
Đây thực sự là món ăn bổ dưỡng có tác dụng tốt trong việc điều trị nấm âm đạo. Chị em có thể ăn sống, nấu canh hoặc làm cơm cuộn ăn, cần tránh nấu chè rong biển vì đường trong chè sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
6. Rau họ cải
Các loại rau xanh họ cải chứa nhiều chất chống oxy hóa, lưu huỳnh, nitơ và các hợp chất isothiocyanates có tác dụng ngăn ngừa, chống lại và kìm hãm sự xâm nhập, phát triển của nấm Candidate. Các loại rau cải này có thể kể đến như củ cải, bắp cải, bông cải xanh, rau xà lách rocket (rau arugula), rau cải bruxen…
Bị nhiễm nấm Candida kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc nắm được đâu là những thực phẩm tốt sức khỏe, ngăn ngừa, ức chế sự phát triển của nấm Candida, chị em cũng cần hạn chế sử dụng các thực phẩm sau đây:
1. Đồ ăn nhiều đường và tinh bột
Theo thống kê, có đến 90% nấm gây bệnh trong môi trường âm đạo là Candida. Candida là một loại nấm men sống ký sinh ở miệng, phế quản, ruột và đặc biệt là âm đạo phụ nữ. Khi nhiễm loại nấm này, chị em cần kiêng các thực phẩm nhiều đường và tinh bột vì đường chính là nguồn thức ăn của loại nấm này.
Việc ăn quá nhiều đồ nhiều đường và tinh bột vào cơ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi, kích thích nấm candida phát triển mạnh mẽ hơn. Đây cũng là lý do mà các chị em tiểu đường đặc biệt là người mắc tiểu đường thai kỳ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa hơn những người khác. Các thực phẩm mà bạn cần tránh bao gồm đường, bánh quy, bánh nước, bánh kẹo, nước ngọt, trái cây ngọt… Tuy nhiên, chỉ cần hạn chế tối đa chứ không nên kiêng hẳn để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.
2. Hải sản
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, người bị nhiễm nấm Candida cũng không nên ăn các loại hải sản như tôm, cua, mực, cá biển. Lý do là hải sản làm tăng thân nhiệt, dễ gây kích ứng khiến tình trạng nóng rát, khó chịu ở vùng kín thêm nghiêm trọng hơn.
3. Thực phẩm lên men
Thực phẩm lên men cũng nằm trong danh sách cần kiêng của chị em bị nhiễm nấm Candida. Những thực phẩm này trong quá trình chế biến có lên men sẽ khiến nấm Candida phát triển mạnh mẽ gây khó khăn cho việc điều trị, điều này làm bệnh dễ tái phát. Do đó, khi bị nhiễm nấm vùng kín, bạn nên kiêng các loại thực phẩm như bánh mì, dưa chua, dấm, pho mát, rượu, nước tương, giăm bông…
4. Thức ăn chứa nhiều chất béo
Không chỉ kiêng đồ ngọt mà người bị nấm Candida cũng cần kiêng đồ ăn chứa nhiều chất béo hoặc được chiên qua nhiều dầu mỡ. Nhóm thực phẩm này dễ gây kích thích sự phát triển của nấm khiến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khí hư ra nhiều thêm nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm cần kiêng bao gồm pho mát, mỡ động vật, khoai tây chiên, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp chế biến sẵn.
5. Đồ ăn chứa chất kích thích
Dễ gây mất cân bằng hệ vi sinh, tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển và sản sinh ra nhiều độc tố hơn. Do đó, khi nhiễm nấm, bạn tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể bao gồm cà phê, thuốc lá, rượu bia, nước có ga…
6. Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng là nhóm thực phẩm không chỉ người nhiễm nấm Candida cần kiêng mà bất cứ bệnh gì cũng không nên sử dụng. Bởi lẽ nó làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến tình trạng tổn thương, viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, nó còn làm giảm đi đáng kể chức năng bài tiết, loại bỏ độc tố trong cơ thể của gan, thận. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến các triệu chứng viêm nhiễm vùng kín thêm rõ ràng, trầm trọng hơn. Bạn cần tránh tương ớt, hạt tiêu, ớt, mù tạt…
Một số lưu ý cho chị em bị nhiễm nấm candida
Bên cạnh việc nắm bị nhiễm nấm Candida nên ăn gì và kiêng gì, chị em cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chị em nên chịu khó uống nước mỗi ngày để giải nhiệt cơ thể và cải thiện cảm giác ngứa, nóng rát vùng kín
- Nên bổ sung các thực phẩm như đậu đỏ, trứng gà, dầu ô liu, đậu phụ…
- Không nên ăn quá mặn, kiêng đồ ngọt, tốt nhất là nên ăn thức ăn nhạt
- Hãy vệ sinh vùng kín đúng cách, dùng dung dịch vệ sinh rửa vùng kín từ 2 – 3 lần/ngày
- Thay đổi quần lót thường xuyên, tránh dùng các chất kích thích như sữa tắm, xà phòng, chất khử mùi ở vùng kín
- Quan hệ tình dục an toàn, tốt nhất nên kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn xác định được khi bị nhiễm nấm Candida nên ăn gì và kiêng gì. Nếu tình trạng viêm nhiễm ngày một nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- Nhiễm nấm Candida có nguy hiểm không? Có chữa được không?
- Nấm Candida có lây không? Lây qua đường nào?
Xem thêm: Trứng gà chứa nhiều cholesterol: Ăn trứng nhiều có tốt không?
Tin mới nhất
- Tiểu đường ăn yến được không? Liều lượng và cách chế biến hiệu quả
- Viêm họng đau tai (trái, phải) là bị gì? Cách điều trị
- Lạc nội mạc tử cung có gây ung thư? Nguy hiểm cỡ nào?
- Ý nghĩa ngày cúng ông Táo 23 tháng Chạp và tục cúng Táo Quân ở các miền
- Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Trung tâm Y khoa Đại học Đà Nẵng
- Chảy máu mũi là biểu hiện của bệnh gì?
- 13 lợi ích tuyệt vời khi bạn ăn dưa lưới
- Đau tinh hoàn và bụng dưới cảnh báo bệnh lý gì?
- Cấy chỉ ở đâu tốt nhất 2020? Uy tín, giá rẻ, tay nghề cao
- Viễn Chí và tác dụng chữa bệnh của Viễn Chí