Những nguy hiểm sẽ gặp phải khi bị suy thận giai đoạn cuối và cách điều trị
Suy thận giai đoạn cuối là nỗi ám ảnh của nhiều người. Bệnh diễn ra âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt. Bệnh nhân thường chỉ phát hiện ra khi bệnh đã nặng. Liệu khi bị bệnh có cầm chắc “án tử” hay có thể điều trị khỏi bệnh? Những lưu ý gì giúp chữa bệnh và phòng chống bệnh hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh suy thận.
Suy thận giai đoạn cuối là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Suy thận giai đoạn cuối là giai đoạn vô cùng nguy hiểm. Nhiều người không nghĩ ra lý do vì sao mình mắc bệnh: Do môi trường sống? Do thói quen sinh hoạt hay vì một lý do nào khác? Tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây để hiểu thêm.
Suy thận giai đoạn cuối là gì?
Suy thận giai đoạn cuối hay còn gọi là suy thận mạn. Khác với suy thận cấp, suy thận mạn khó có khả năng phục hồi hơn. Lúc này thận không còn khả năng hoạt động để đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể. Bệnh thường diễn ra âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt. Thường đến khi bệnh nặng mới phát hiện ra. Suy thận mạn là giai đoạn thứ 5 và được đánh giá bằng mức độ lọc của cầu thận.
Nguyên nhân gây bệnh
Suy thận giai đoạn cuối có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và nguyên nhân phổ biến là bệnh đái tháo đường và huyết áp cao. Ngoài ra do các bệnh:
- Sỏi thận làm tắc nghẽn đường tiết niệu quá lâu
- Viêm cầu thận mãn tính
- Do bất thường ở bụng gây suy thận bẩm sinh
- Trào ngược nước tiểu vào niệu quản – bàng quang
- Các dạng bệnh ung thư
Suy thận giai đoạn 5 có nguy hiểm không? Các biến chứng của suy thận mạn
Bệnh suy thận được chia thành 5 cấp độ khác nhau tương ứng với mức độ nặng hay nhẹ. Suy thận giai đoạn 5 nếu không phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối bao gồm:
- Xương cốt yếu đi, mắc các bệnh về xương khớp
- Cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nhiễm trùng da gây ngứa ngáy
- Gây rối loạn làm hệ thần kinh bị ảnh hưởng
- Mức độ đường huyết thay đổi
- Thay đổi chất điện giải
- Suy gan
- Co giật
- Lượng hồng cầu giảm gây thiếu máu
- Dạ dày và ruột bị chảy máu
- Các bệnh về mạch máu và tim mạch
- Dịch nhầy ở phổi bị tích tụ
- Ảnh hưởng đến trí não gây mất trí nhớ
Suy thận giai đoạn cuối có nguy hiểm hay không? Với những biến chứng kể trên thì chắc chắn rằng suy thận cấp độ 5 rất nguy hiểm.
Bị suy thận mạn sống được bao lâu?
Suy thận cấp độ 5 sống được bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có cơ thể khỏe mạnh và ít mắc các bệnh lý khác thì khả năng kéo dài và phục hồi sau khi điều trị
sẽ tốt hơn. Những người có nhiều bệnh nền thì việc chữa trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Thứ 2 là khả năng đáp ứng của cơ thể sau khi điều trị. Thông thường bệnh nhân suy thận độ 5 sẽ không dùng thuốc mà phải can thiệp bằng các phương pháp điều trị ngoại khoa. Vậy thì suy thận giai đoạn 5 sống được bao lâu? Với sự phát triển của y tế, người bị suy thận giai đoạn cuối có thể sống trên 20 năm nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
Các phương pháp chữa trị suy thận giai đoạn cuối
Suy thận cấp độ 5 là giai đoạn cuối trong các cấp bậc của bệnh suy thận. Các giai đoạn bệnh nhẹ người bệnh có thể sử dụng thuốc để chữa trị. Cách điều trị lúc này không thể sử dụng thuốc mà bệnh nhân bắt buộc phải điều trị thay thế thận nếu muốn duy trì sự sống. Các phương pháp điều trị thay thế thận bao gồm:
Phương pháp ghép thận
Phương pháp ghép thận là dùng quả thận khỏe mạnh từ người hiến thận để ghép thay thế cho thận đã bị tổn thương của người bệnh. Ưu điểm là sau khi được ghép thận thì cơ thể hoạt động bình thường, chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Tuy nhiên cách này để thực hiện khá khó khăn vì không dễ để tìm được người hiến thận cũng như quả thận tương thích với cơ thể. Chi phí để thực hiện ghép thận cũng khá đắt đỏ, không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện.
Các trường hợp ghép thận tương thích thì đều phải uống thuốc chống thải ghép cả đời. Chỉ có duy nhất trường hợp thận được lấy từ anh, chị em sinh đôi cùng trứng thì mới phù hợp 100% và không cần phải uống thuốc.
Phương pháp lọc màng bụng
Lọc màng bụng là sử dụng chính màng bụng của bệnh nhân làm màng lọc, khoang màng bụng trở thành khoang dịch lọc. Khoang máu chứa máu chảy trong lòng mạch máu của màng bụng. Lọc màng bụng có 2 cách:
Lọc màng bụng CAPD (ngoại trú liên tục )
Phương pháp này người bị suy thận có thể tự thực hiện thay dịch lọc tại nhà. Khoảng 4 tiếng một lần bệnh nhân xả dịch lọc cũ và thay 2 lít dịch lọc mới qua ống thông vào khoang màng bụng. Người bệnh vẫn có thể đi lại, sinh hoạt bình thường trong thời gian lọc màng bụng. Đây là cách khá thuận tiện và chủ động.
Lọc màng bụng ADP (chu kỳ tự động)
Đây là hình thức lọc màng bụng có sự trợ giúp của máy móc. ADP được chia thành 2 cách:
- Lọc màng bụng liên tục chu kỳ (CCPD): Máy móc sẽ trao đổi dịch lọc vào cơ thể tự động 3-10 lần vào ban đêm. Ban ngày, bệnh nhân sẽ lưu một lượng dịch lọc trong ổ bụng. Thể tích dịch này được tháo ra trước chu kỳ lọc vào ban đêm.
- Lọc màng bụng cách quãng ban đêm (NIPD): Người bệnh không lưu dịch lọc trong ổ bụng ban ngày mà tăng số lượt trao đổi dịch vào ban đêm để loại bỏ nước và các chất chuyển hóa tích tụ ban ngày.
Phương pháp lọc màng bụng khá đơn giản, dễ thực hiện và không bị phụ thuộc vào máy móc. Người bệnh chỉ cần đến viện mỗi tháng một lần để nhận dịch lọc nên vẫn có thể học tập, làm việc bình thường. Chế độ ăn uống cũng khá thoải mái, không cần phải kiêng cữ quá nhiều.
Muốn thực hiện lọc màng bụng bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật để đặt ống thông trên người. Cần tuyệt đối tuân thủ theo các hướng dẫn kỹ thuật để vệ sinh ống thông sạch sẽ. Nếu không thực hiện đúng thì vị trí ống thông có thể bị nhiễm trùng, rò rỉ dịch từ ổ bụng, tăng đường máu,…
Phương pháp chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối được lựa chọn sử dụng nhiều nhất. Nguyên lý của phương pháp này là tạo ra một vòng tuần hoàn bên ngoài cơ thể. Máu được dẫn ra bộ lọc của máy móc để lọc các chất cặn bã, nước thừa trong quá trình chuyển hóa. Cuối cùng máu được bơm trở lại cơ thể.
Phương pháp chạy thận sẽ được thực hiện tầm 3- 5 lần mỗi tuần tùy thuộc và tình trạng bệnh và kéo dài mỗi lần 4 tiếng. Muốn thực hiện phương pháp này bệnh nhân sẽ trải qua phẫu thuật FAV để tạo đường dẫn máu.
Đường dẫn bao gồm đường động mạch để dẫn máu ra ngoài cơ thể và một đường tĩnh mạch để dẫn máu từ máy về cơ thể sau khi được lọc sạch. Khi thực hiện thao tác này bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc heparin để chống máu bị đông.
Ưu điểm nổi bật của cách này là lọc sạch được nước và chất thải. Phương pháp này không thể tự thực hiện mà bệnh nhân cần đến bệnh viện. Với sự trợ giúp của các nhân viên y tế chuyên môn và điều kiện cơ sở vô khuẩn để hạn chế nhiễm trùng.
Nhược điểm phương pháp này chính là bệnh nhân bị phụ thuộc vào bệnh viện. Điều trị chạy thận chiếm quá nhiều thời gian gây xáo trộn trong cuộc sống sinh hoạt. Thực đơn ăn uống của bệnh nhân cũng cần theo dõi chặt chẽ, hạn chế muối và các thức ăn nhiều kali. Các biến chứng có thể xảy ra khi chạy thận như: Tai biến về tim mạch, đau đầu, tụt huyết áp,…
Các can thiệp ngoại khoa chỉ giúp hỗ trợ được các rối loạn chức năng bài tiết của thận nhưng không thể thay thế được nội tiết. Vì vậy khi điều trị cần kết hợp điều trị thêm các bệnh lý do suy giảm chức năng nội tiết như thiếu máu, tăng huyết áp…
Các lưu ý ăn uống khi bị suy thận mạn
Khi bị suy thận nên ăn gì? Khi bị suy thận giai đoạn 5 thì cơ thể sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng tích nước. Để kiểm soát bệnh suy thận giai đoạn cuối cần chú ý đến cân nặng nếu bị tăng cân nhanh chóng. Chế độ ăn của bạn cần chú ý:
- Kiêng muối vì muối sẽ được thải qua nước tiểu, khi thận gặp vấn đề thì muối sẽ bị ứ đọng trong cơ thể gây phù nề, huyết áp cao, tim mạch…
- Các loại thức ăn chứa muối nên tránh: Dưa cải muối, đồ hộp, đồ ăn sẵn…
- Không ăn nhiều đồ ngọt như bánh ngọt, kẹo, đồ uống có gas.
- Kiêng chất đạm, ăn nhiều đạm sẽ gây tích tụ ure trong cơ thể vì vậy cần phải giảm lượng đạm.
- Nên ăn đạm thực vật từ các loại hạt, thịt màu trắng, sữa tách béo,…
- Không nên ăn các loại đạm từ các loại thịt khác, kể cả đạm từ thực vật vì có nhiều chất kali.
- Kiêng Kali, vì kali sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn và dẫn đến tử vong. Thông thường chất này sẽ được thải qua nước tiểu nhưng khi thận làm việc không tốt nên gây ứ đọng kali trong cơ thể. Nếu lượng kali tăng cao sẽ gây ngừng tim đột ngột dẫn đến tử vong. Các loại trái cây và rau củ nhiều Kali không nên ăn gồm có cam, đào, dâu, các loại hạt khô…
- Nên ăn các loại quả ít kali như: Dưa hấu, táo…
- Kiêng các loại đồ uống có cồn và chất kích thích: Bia rượu, thuốc lá, café…
- Sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung thêm các khoáng chất và vitamin như: Vitamin D, vitamin C, canxi và sắt.
Ngoài việc biết cách chữa trị khi bị suy thận giai đoạn cuối thì mọi người cũng cần trang bị thêm kiến thức để phòng chống căn bệnh này. Nên chủ động khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh ở các giai đoạn đầu cũng như xây dựng chế độ ăn lành mạnh, nếp sinh hoạt khoa học.
Tin mới nhất
- Chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cả nhà
- Bạn đã biết cách chọn thảm tập yoga chưa?
- Viêm amidan mủ ở trẻ em: Cảnh báo nguy hiểm nếu không phát hiện sớm!
- Nấm lim xanh tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân sau xạ trị ung thư
- Hay ngứa toàn thân về đêm: Nguyên nhân cách chữa và phòng ngừa
- Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa
- Viêm họng mủ là gì, có tự khỏi không? Những thông tin cần biết
- Tổng quan kiến thức cần biết về ung thư máu
- [Infographic] Ăn gì để tinh trùng khỏe và nhiều?
- 14 lợi ích tuyệt vời của trái măng cụt cho sức khỏe