Sâm Cau – Tiên Mao

Sâm Cau hay gọi Tiên Mao- một thảo dược được ví như V-I-A-G-R-A tự nhiên. Sâm cau có tác dụng cực tốt tới sức khỏe sinh lý con người. Nên sâm cau được ứng dụng trong các bài thuốc chữa yếu sinh lý…

SÂM CAU

Theo Đông y, dược liệu tên mao có vị cay, tính ấm, hơi độc, có tác dụng thêm sức nóng cường dương, ích tinh, làm se, giảm đau, hạ áp, chống viêm, mạnh gân xương,…

Tiên mao, thuộc họ sâm cau, tên khác là tiên mao sâm, sâm cau, ngải cau, cồ lốc lan, là một cây thảo, cao 20 – 30cm. Thân rễ mập, hình trụ dài, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá xếp nếp như lá cau, gân song song. Hoa nhỏ, màu vàng. Quả nang, thuôn dài.

Mô tả cây Sâm Cau

Cây thảo, lá hẹp, cao 20 – 30cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp. Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất. Ở dạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con to bám quanh thân dễ chính. Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá mọc tụ họp lại thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau hình mũi mác hẹp, dài 20-30cm, rộng 2,5-3cm gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm. Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng, lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm. Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm. Hạt 1 – 4, phình ở đầu.

SÂM CAU

Sâm Cau phân bố

Sâm cau là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy. Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất, hoa quả hàng năm, khi già tự mở để hạt phát tán ra xung quanh. Sâm cau phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, tuy nhiên, trước những năm 1980, Sơn La và Hòa Bình khai thác quá mức, đến nay đã khan hiếm.

Rễ cây Sâm cau có chất Curculigin A giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng tần suất, thời gian quan hệ, tăng sinh tinh gần 2 lần. Thân và rẽ của cây Sâm Cau có chứa nhiều Curculigin A nhất, là dược liệu tăng cường bản lĩnh phái mạnh gấp 1,5 lần so với các dược liệu có tác dụng tương tự, được ví như là “Viagra” tự nhiên tốt nhất cho nam giới. >>Nguồn Wikipedia

Nghiên cứu tác dụng của Sâm Cau

Tại Việt Nam, công trình nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương năm 2005 cho thấy: Sâm cau thể hiện tác dụng tăng lực tốt nhất (tốt hơn cả sâm bố chính và sa sâm) chỉ sau 7 ngày và 14 ngày sử dụng.

Hoa và củ Sâm cau (đen)

Một công trình nghiên cứu khác của Bùi Minh Giang cho thấy: Cao cồn sâm cau có tác dụng tăng hoạt tính sinh dục nam cao gấp 1,5 lần so với các loài khác có tác dụng tương tự, làm tăng trọng lượng tinh hoàn 150,2%.

Nghiên cứu trên thực nghiệm của TS. Phan Quốc Kinh cũng cho thấy: Sâm cau làm tăng gấp đôi trọng lượng tinh hoàn, tăng khối lượng tinh hoàn có thể giúp làm tăng nồng độ testosterone, yếu tố quan trọng quyết định hoạt động tình dục, vì thế mà sâm cau được xem là “viagra” tự nhiên tốt cho nam giới.

Sâm cau có thể dùng đơn lẻ bằng cách ngâm rượu, tuy nhiên để sử dụng sâm cau một cách hiệu quả nhất, thì ngoài việc dùng đúng dược liệu, Sâm cau thường được dùng phối hợp với nhung hươu, nhân sâm hoặc một số vị thuốc khác… để gia tăng tác dụng, dùng dài ngày còn giúp làm trẻ hóa cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa, săn chắc cơ bắp, đặc biệt giúp cơ thể hồi phục khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone.

Theo Jitendra Mehta (ĐH Kota, Ấn Độ) đăng trên Pharm.& Biomedi. Res 2014, 1(1) tr.12-16, Sâm cau đã được khoa học hiện đại chứng minh có một số tác dụng như: Kích dục ở liều 100mg cao cồn/kg thể trọng và 200mg cao nước/kg thể trọng, tác dụng tăng sản xuất tinh trùng (spermatogenic), tác dụng tăng cường miễn dịch trên mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid, chống viêm và chống mệt mỏi mạn tính.

Trong bài tổng quan về các loài cây thuốc có tác dụng tăng cường hoạt động tình dục, đăng trên tạp chí Biomed. Research International năm 2014, cho thấy: Sâm cau là cây thuốc truyền thống có tác dụng tăng cường khả năng hoạt động tình dục, tăng khoái cảm. Tác dụng này của sâm cau được đánh giá trên độ cương cứng của dương vật khi sử dụng liều 200mg cao nước trong 14 ngày.

Sâm cau được sử dụng cho nam giới suy giảm thời gian và số lần giao hợp, suy nhược sức lực tình dục, tăng khả năng sản sinh tinh dịch, tốt cho người suy giảm khả năng tình dục, do suy giảm sức lực, suy giảm chức năng của các bộ phận sinh dục.

Năm 2014, Đại học Y khoa Tamil Nadu đã tài trợ cho viện Siddha, nghiên cứu lâm sàng trên 50 bệnh nhân thiếu hụt tinh trùng, không có các bệnh về gan, thận và đường tiết niệu, tinh trùng được định lượng trước và sau khi sử dụng thuốc. Đại đa số bệnh nhân đã cải thiện tốt khả năng hoạt động tình dục, có sự thay đổi đáng kể về thời gian sống của tinh trùng sau 1 tháng uống thuốc, ở tháng thứ 2 bắt đầu có sự tăng về số lượng và tăng khả năng vận động của tinh trùng, sau 3 tháng điều trị, số lượng tinh trùng đã khôi phục lại được 80% so với người khỏe mạnh, 15 trong số 50 cặp vợ chồng sau đó đã sinh con.

Ở Trung Quốc, nước sắc Sâm cau được dùng làm thuốc bổ, thuốc hồi sức để điều trị bệnh suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính…(bài thuốc: “Nhị Tiên thang”). Ở Ấn Độ, Sâm cau tươi thái nhỏ, hầm với gà để bồi bổ cơ thể. Ở Ấn Độ, Nepal, Philipin và Việt Nam, thân rễ Sâm cau được dùng làm thuốc bổ và thuốc kích dục. Ở Ấn Độ người ta có thói quen, hòa bột tán mịn rễ sâm cau với sữa uống, khi cảm thấy mệt mỏi, yếu sinh lý hay bị bệnh tiểu đường. Ở Ấn Độ, hiện nay đang lưu hành trên thị trường một số sản phẩm bào chế từ sâm cau giúp tăng cường sức khỏe và sinh lý nam.

Trong thân và rễ Sâm Cau có nhóm chất cycloartan triterpen saponin có tác dụng làm tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone, chống co thắt, làm thư giãn cơ và giảm ức chế thần kinh. Ngoài ra, Sâm cau còn chứa chất curculosid có tác dụng chống ngưng tập beta-amyloid, qua đó bảo vệ tế bào thần kinh, làm dịu căng thẳng. Curculigosaponin C và F kích thích sản sinh tế bào lympho lách, làm tăng khả năng miễn dịch. >>Nguồn DanTri

BÀI THUỐC VỚI SÂM CAU

Chữa thận dương suy yếu, liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi, phong thấp: tiên mao 50g thái nhỏ (sao vàng) ngâm với 500ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần vào trước 2 bữa ăn chính, mỗi lần 25 – 30ml.

  • Hoặc tiên mao 20g; thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 16g; hồi hương 4g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: tiên mao 8g; sâm bố chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc mỗi vị 12g; cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

  • Hoặc tiên mao, dâm dương hoắc, ngũ gia bì, mỗi vị 125g; nhãn bỏ hạt 100 quả. Tất cả thái nhỏ ngâm với rượu trắng 1.500 – 2.000ml trong 20 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml.

Thuốc bổ thận cho người trung niên và cao tuổi: tiên mao, dâm dương hoắc, tang thầm, tử hà xa, hoài sơn, thỏ ty tử, hoàng tinh, thục địa mỗi vị 15g; sơn thù nhục 12g; thận dê 2 quả. Tất cả nấu nhừ, ăn cái uống nước làm 2 – 3 lần trong ngày.

Chữa tăng huyết áp, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh: tiên mao, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.

Chữa sốt xuất huyết: tiên mao 20g (sao đen), cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g (sao đen) quả dành dành 8g (sao đen). Tất cả thái nhỏ, sắc uống ngày 1 thang.

Chữa tê thấp, đau mình mẩy: tiên mao, hy thiêm, hà thủ ô đỏ mỗi vị 50g; rượu trắng 700ml. Ngâm trong 7 ngày hoặc hơn. Ngày uống 50ml, chia làm 2 lần.

Bài thuốc Sâm Cau theo nguồn: Đỗ Huy Bích
Báo Suckhoedoisong

Phân Biệt Các Loại Sâm Cau

Hiện nay, có 02 loại sâm cau theo cách gọi dân dã là:

  1. Sâm cau đỏ
  2. Sâm cau đen

Củ sâm cau đỏ sau thu hoạch (theo cách gọi dân gian)

Thực chất Sâm cau đỏ là Rễ cây bồng bồng: Có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, hoàn toàn không có tác dụng sinh lý. Thậm chí, rễ cây bồng bồng còn có độc ở vỏ, khi sử dụng phải biết loại bỏ độc tố này.

  • Sâm cau đen hay tên gọi theo đông y là củ Tiên mao
  • Sâm cau đỏ – cây giáng ông – cây bồng bồng có thể nói là cùng tên gọi củ mọc thành chùm như củ sắn, có vỏ màu đỏ, nếu còn bám đất hay củ già thường rẽ màu trắng nhưng lấy dao cạo phần vỏ sẽ ra rễ màu đỏ au.

Sâm cau đỏ vị rượu đặc trưng thơm, mát và dễ uống cũng như ít tính độc hơn sâm cau đen, sâm cau đen cơ bản khó uống nếu không chế biến đúng cách có thể gây ngứa. Nhưng nếu về tác dụng của sâm cau đen thì sâm cau đen tốt hơn đặc biệt là tác dụng bổ dương, tăng cường sinh lý.

Sâm cau đỏ tác dụng tốt nhất giúp nhuận tràng, lợi tiểu….KHÔNG có tác dụng tăng cường sinh lý !

Phân Biệt Các Loại Sâm Cau

Cây Bồng bồng có tên khoa học là Dracaena angustifolia, thuộc họ Huyết giác (Dracaenaceae), là cây nhỏ, cao 1 – 2m. Rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng. Ở dạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con bám quanh thân rễ chính.

Xem thêm: Khi tiến hành hóa trị ung thư bệnh nhân hóa trị ung thư nên ăn gì?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!