“Điểm mặt” những nguyên nhân bệnh á sừng không thể bỏ qua
Nguyên nhân bệnh á sừng phần lớn có liên quan đến di truyền và cơ địa. Một số yếu tố khác như thời tiết, thực phẩm, rối loạn nội tiết… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn. Để chữa dứt điểm bệnh á sừng, việc xác định chính xác nguyên nhân rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn “điểm mặt” 6 nguyên nhân gây bệnh á sừng phổ biến nhất, đồng thời đưa ra cách chữa căn bệnh da liễu da dẳng này.
Nguyên nhân bệnh á sừng
Á sừng (Tên khoa học là dermatitis plantaris sicca) là trạng thái lớp da của cơ thể sừng hóa chưa hoàn chỉnh gây nên tình trạng da khô ráp, nứt nẻ, chảy máu… Cũng giống như phần lớn các bệnh viêm da cơ địa khác, á sừng là một bệnh ngoài da, sinh ra bởi sự bất thường trong chuyển hóa và miễn dịch của cơ thể.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh á sừng là gì. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một số yếu tố dưới đây có thể là nguyên nhân gây bệnh hoặc khiến tình trạng bệnh nặng hơn:
Nguyên nhân bệnh á sừng – Do di truyền
Đây là nguyên nhân lớn nhất gây nên bệnh á sừng trên toàn thế giới. Theo số liệu nghiên cứu gần đây, á sừng có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Tỉ lệ một đứa trẻ sinh ra trong gia đình có người bị á sừng có nguy cơ mắc bệnh lên tới 45%. Con số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống xung quanh.
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng
Có rất nhiều loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc và bảo vệ làn da của chúng ta như A, D, C, E…. Do đó khi cơ thể thiếu các vitamin này sẽ gây nên tình trạng suy giảm chức năng bảo vệ và rối loạn chuyển hóa của da. Khi đó, da trở nên suy yếu và tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, trong đó có bệnh á sừng.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng – Rối loạn nội tiết
Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ đang mang bầu hoặc đang cho con bú. Sự thay đổi nồng độ hormon trong cơ thể người mẹ sẽ gây ra các rối loạn chuyển hóa, khiến làn da bị ảnh hưởng và tăng nguy cơ bị á sừng hơn so với người bình thường.
Thời tiết
Thời tiết cũng là một nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh á sừng. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm xuống thấp khiến da bị mất nước nghiêm trọng. Nếu bạn không biết cách chăm sóc làn da của mình trong những thời điểm như vậy thì đây chính là điều kiện thuận lợi cho bệnh á sừng bùng phát và diễn biến nặng hơn.
Tiếp xúc với hóa chất
Đây là nguyên nhân khiến bệnh á sừng dễ tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Thường xuyên tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, nước – đất bẩn, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc… có thể là yếu tố xúc tác gây nên các bệnh viêm da nguy hiểm, trong đó có á sừng. Do vậy, tỉ lệ người làm việc trong các môi trường đặc thù như sản xuất hóa chất, lọc hóa dầu… bị bệnh á sừng sẽ cao hơn người bình thường.
Cơ địa dị ứng
Với những người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu hoặc quá mẫn , bệnh á sừng sẽ dễ bùng phát khi họ tiếp xúc với các tác nhân dị ứng nhưn lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc….
Chăm sóc và điều trị bệnh á sừng
Á sừng là một bệnh lý da liễu không quá nguy hiểm, nhưng rất khó chữa dứt điểm. Trên thực tế, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi 100% căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu người bệnh phát hiện sớm và xác định chính xác căn nguyên gây bệnh thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao hơn rất nhiều.
Để cải thiện các triệu chứng cũng như hạn chế bệnh á sừng tái phát, người bệnh cần nắm rõ một số phương pháp phòng và điều trị bệnh dưới đây:
Điều trị bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian
Dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa bệnh á sừng từ những nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm tại nhà như:
- Chữa bệnh á sừng bằng lá lốt: Lấy một nắm lá lốt rửa sạch, đun sôi trong nước sạch khoảng 10 – 15 phút rồi dùng để xông hoặc ngâm rửa vùng da cần điều trị.
- Chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không: Dùng một nắm lá trầu không rửa sạch, vò nát và đun sôi với nước cùng một ít muối hạt trong khoảng 10 – 15 phút. Dùng nước lá trầu không này để tắm hoặc ngâm rửa.
- Chữa á sừng bằng dầu dừa: Bôi nhẹ 1 -2 lớp dầu dừa lên vùng da bị á sừng sẽ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy, khô ráp, đau nhức da.
- Chữa á sừng bằng tỏi: Bằng cách dùng tăm bông chấm nước cốt tỏi lên vùng da bị á sừng.
Theo Ths.Bs. Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, các bài thuốc dân gian chữa bệnh á sừng khá phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, cấp tính nhằm hạn chế những tác dụng không mong muốn của thuốc Tây. Tuy nhiên, hiệu quả của những bài thuốc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa đáp ứng của mỗi người. Do vậy, để đem lại hiệu quả tốt, người bệnh cần kiên trì áp dụng lâu dài. Với những trường hợp nặng hơn, các bài thuốc này hầu như không mang lại nhiều tác dụng và rất khó để trị dứt điểm.
Điều trị á sừng bằng phương pháp Tây y
Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay vì tính tiện lợi và cho hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh. Thông thường, việc điều trị á sừng thường kết hợp các loại thuốc bôi ngoài và thuốc uống để rút ngắn thời gian điều trị và ngừa tái phát.
Một số loại thuốc trị á sừng thường được các chuyên gia da liễu chỉ định gồm:
- Acid salicylic: Dùng dạng bôi ngoài da có tác dụng giảm bong sừng, bạt vẩy, giúp làn da dần khôi phục dáng vẻ mềm mại như ban đầu. Thuốc còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn, hạn chế nguy cơ bội nhiễm tại vùng da bị tổn thương.
- Corticoid: Prednisolon, Dexamethason, Betamethason… Dùng trong những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng. Các hoạt chất corticoid có tác dụng chống viêm, giảm sừng hóa, đồng thời cung cấp dưỡng chất giúp da nhanh chóng lành lại.
- Kháng histamin: Cetirizin, Fexofenadin… Được sử dụng với mục đích cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, rát và bong da.
- Thuốc điều hòa miễn dịch: Pimecrolimus, Tacrolimus.. vừa có tác dụng chống viêm, vừa ngăn ngừa các phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, điều hòa và làm giảm quá trình tăng sừng hóa da.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh á sừng:
- Tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ về liều lượng, cách dùng và thời gian dùng, đặc biệt là với thuốc kháng sinh, corticoid và thuốc điều hòa miễn dịch.
- Không được tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Không lạm dụng các loại thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng nhanh vì dễ gây phụ thuộc thuốc và những tác dụng không mong muốn khác trên cơ thể như mỏng gia, giãn tĩnh mạch dưới da, suy gan, thận….
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường nên dừng sử dụng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
- Sau 2 – 4 tuần sử dụng thuốc không thấy cải thiện triệu chứng, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng hoặc đổi thuốc phù hợp. Không tự ý tăng liều hoặc đổi thuốc.
Các thuốc Tây trị bệnh á sừng thường được ưa chuộng vì cho hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh. Tuy nhiên, chúng cũng gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Do vậy, người bệnh nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng.
Điều trị bệnh á sừng bằng Đông y
Y học cổ truyền quan niệm á sừng thường xảy ra ở những người có cơ địa máu nóng, máu phong ngứa nhiều. Vì thế, nguyên tắc chữa bệnh thường là thanh nhiệt, giải độc và trư phong.
Các bài thuốc Đông y thường kết hợp song song giữa loại trừ căn nguyên và điều trị triệu chứng. Có nghĩa là, một mặt thuốc tích cực giải độc gan và bồi dưỡng can thận, trừ phong, thanh nhiệt, giải độc. Mặt khác, thuốc tăng cường xử lý, cải thiện các tổn thương da bên ngoài, giảm ngứa, giảm đau, khôi phục làn da mềm mại như bình thường.
Do kết hợp điều trị từ trong ra ngoài, tập trung đi sâu và loại bỏ căn nguyên gây bệnh, hạn chế nguy cơ tái phát nên thuốc đông y chữa bệnh á sừng thường cần thời gian điều trị dài hơn so với phương pháp tây y. Nhưng cũng chính vì vậy mà thuốc thường mang lại hiệu quả điều trị lâu dài và ít nguy cơ tái phát hơn.
Ngoài ra, các bài thuốc Đông y thường có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên khá an toàn và ít gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Một số lưu ý trong quá trình điều trị và chăm sóc
Để rút ngắn thời gian điều trị, giúp bệnh nhanh chóng hồi phục và hạn chế nguy cơ tái phát, người bệnh cần chú ý:
- Chú ý dưỡng ẩm da bằng các chế phẩm chuyên dụng an toàn
- Không chà xát mạnh, bóc vảy tại vùng da đang điều trị
- Hạn chế đi bộ khi đang điều trị á sừng ở chân
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất độc hại, chất tẩy rửa. xà phòng và các tác nhân dị ứng khác.
- Nghỉ ngơi tối đa, giữa giãn và giữ lối sống lành mạnh, vui vẻ.
- Xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E và tránh xa rượu bia, các chất kích thích.
Mặc dù các nguyên nhân bệnh á sừng chưa rõ ràng, tuy nhiên để phòng ngừa bệnh bùng phát hoặc tiến triển nặng hơn, người bệnh không nên chủ quan. Luôn xây dựng cho mình một thói quen sống lành mạnh và tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ là cách tốt nhất để phòng và điều trị căn bệnh da liễu khó chịu này.
Có thể bạn cần: 3 Cách chữa bệnh á sừng được các bác sĩ da liễu khuyên dùng
Xem thêm: Viêm khớp nhiễm khuẩn
Tin mới nhất
- Hormone vỏ thượng thận (ACTH)
- Sự thật về công dụng điều trị bệnh của nấm lim xanh Quảng Nam
- CẢNH BÁO Ung thư phổi có bị lây hay không và lây qua đường nào
- Cách chăm sóc da mặt đơn giản mà vẫn rạng rỡ
- Mẹo hay giúp mẹ giảm đau lưng dưới trong thai kỳ
- Thuốc giục sinh: Khi nào nên sử dụng?
- Nấm lim xanh có hỗ trợ điều trị bệnh ung thư da hay không?
- Thu mua nấm lim xanh Lạng Sơn và nấm lim xanh bao nhiêu tiền 1kg?
- Chữa ung thư bằng liệu pháp tự nhiên
- 7 công dụng tuyệt vời của nước trái nhàu với sức khỏe