Bật mí cách chữa bệnh Gout bằng thảo dược tự nhiên
Bệnh Gout thường xảy ra do lượng axit uric trong cơ thể quá cao gây tích tụ lại ở các khớp xương. Vì vậy, điều trị bệnh Gout bằng thảo dược tự nhiên sẽ giúp giảm được lượng aric uric này, cải thiện tình trạng bệnh cho bệnh nhân mắc bệnh Gout. Đồng thời, những loại thảo dược dưới đây còn có khả năng chống viêm và giảm sự tái phát của bệnh Gout.
Vì sao nên lựa chọn cách chữa bệnh Gout bằng thảo dược tự nhiên?
Thảo dược là những loại cây cỏ sống trong tự nhiên, đối với một số loại thảo dược có khả năng chữa bệnh Gout hiệu quả, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh bởi:
Tính an toàn, không gây tác dụng phụ
Hầu như mọi loại thảo dược tự nhiên đều có thể sử dụng hằng ngày mà chúng ta không sợ sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, việc sử dụng thảo dược trong thời gian dài sẽ giúp cơ thể được thanh lọc và khỏe mạnh hơn.
Chi phí thấp
Với ưu điểm dễ kiếm vì những loại thảo dược này thường sẽ có sẵn ở khu vực gần nhà, vì vậy chúng ta sẽ không mất quá nhiều chi phí để có thể mua chữa trị như các phương pháp Tây y khác. Chính vì vậy, đây có thể xem là một phương pháp hiệu quả cho những bệnh nhân không đủ điều kiện kinh tế chữa trị.
Hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh Gout
Các tinh chất trong thành phần thảo dược được sử dụng sẽ có tác dụng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh gout một cách hiệu quả.
Ngoài ra, nó còn cải thiện chức năng gan và thận và hoạt động như một chất chống viêm giúp tránh được tình trạng tái phát.
Các loại thảo dược chữa bệnh Gout
1/ Cây móng quỷ
Cây móng quỷ có tên khoa học là Harpagophytum Procumbens, có nguồn gốc từ miền nam Châu Phi, đặc biệt tập trung nhiều nhất là ở sa mạc Kalahari, Namibia và Madagascar.
Đây là một loại cây lâu năm có lá màu trắng, mặt dưới của lá có nhiều lông, hoa của cây móng quỷ có hình dạng như những chiếc kèn màu đỏ tím. Toàn bộ xung quanh trái của nó được bao phủ bở những cái có hình như móng vuốt.
Cây móng quỷ có khả năng chống viêm và giảm đau cho những người mắc bệnh xương khớp. Ở những người bị bệnh Gout , cây móng quỷ sẽ giúp giảm lượng axit uric trong cơ thể.
Cách dùng:
Sử dụng khoảng 2,1 gam rễ khô của cây móng quỷ để nghiền nhỏ thành bột. Chia đều lượng thảo dược vừa nghiền ở trên thành ba phần để sử dụng trong một ngày, mỗi phần khoảng 600 – 800 mg. Sử dụng mỗi ngày để đạt hiệu quả cao trong điều trị.
2/ Hạt giống cây cần tây
Theo dân gian, hạt giống của cây cần tây được sử dụng để thải các chất chuyển hóa có tính axit uric qua thận, đồng thời nó cũng rất hiệu quả trong điều trị các bệnh thấp khớp, viêm khớp và bệnh gout.
Hạt giống cần tây đã được chứng minh có khả năng chống viêm mãn tính ở người. Vì vậy những người mắc bệnh gout nên sử dụng để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt viêm bằng cách sử dụng hạt cần tây.
Với những người mắc bệnh thận nên cân nhắc trong việc sử dụng hạt giống cần tây để điều trị bệnh gout.
3/ Củ nghệ
Củ nghệ có tên khoa học là Curcuma longa, thường được tìm thấy ở nhiều khu vực nhiệt đới trên thế giới và được trồng rộng rãi khắp vùng nhiệt đới. Nghệ là mộ
t loại thảo mộc thân rễ lâu năm, có thành phần hoạt chất là curcumin.
Nghệ được xem là một gia vị phổ biến ở các nước khu vực Nam Á và có dược tính mạnh. Ở Việt Nam nghệ cũng được sử dụng rộng rãi và phổ biến, tuy nhiên không phải ai cung biết đến công dụng chữa bệnh gout của nó.
Củ nghệ hoạt động như một chất chống viêm vì nó làm giảm nồng độ histamine. Bên cạnh đó curcumin có trong thành phần của nghệ còn giúp cho việc điều trị viêm khớp, thấp khớp và bệnh gout. Khi sử dụng curcumin ở liều cao, nó sẽ kích hoạt giải phóng cortisol trong cơ thể, ức chế quá trình viêm nhiễm trong khớp.
Cách dùng:
Nghệ ở dạng bột hoặc chiết xuất curcumin ở dạng lỏng được sử dụng để uống hỗ trợ trong việc điều trị bệnh gout.
4/ Cây Boswellia
Boswellia có tên khoa học là Boswellia serrata, đây là một loại cây chỉ có ở vùng Ấn Độ và Pakistan. Boswellia có thân màu xám, lá màu xanh và xen kẽ là những chùm hoa màu trắng.
Nhựa cây Boswellia được sử dụng làm thảo dược điều trị bệnh gout vì các thành phần hoạt chất axit boswellic có trong nhựa cây có khả năng làm giảm sự hình thành của bạch cầu gây ra viêm ở những người bị gout.
Trong quá trình sử dụng, muốn đạt hiệu quả cao có thể kết hợp Boswellia với các loại thảo dược khác như hạt cần tây, nghệ,…
Liều lượng khuyên sử dụng để điều trị bệnh gout là 300 – 400 mg chiết xuất nhựa cây Boswellia có chứa 65% axit boswelic mỗi ngày.
5/ Quả anh đào
Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy quả anh đào có thể chữa trị được bệnh gout nhưng nhiều người đã sử dụng và cho biết các triệu chứng của bệnh gout đã biến mất khi họ ăn nó.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết thành phần của quả anh đào chua có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Bên cạnh đó, quả anh đào cũng chứa magie giúp giảm các triệu chứng đau một cách hiệu quả.
6/ Cây thạch nam
Cây thạch nam có tên khoa học là Calluna vulgaris, nó là một loại cây bụi thuộc họ Ericaceae, có lá hình kim nhỏ, hoa màu tím hoặc màu trắng.
Thạch nam thường phổ biến ở những vùng ôn đới trên khắp bán cầu bắc, nó sống trên những vùng đất nóng, cánh đồng hoang, đầm lầy và sườn núi.
Trong những năm gần đây, thạch nam thường được dùng để điều trị các cơn đau ở bệnh nhân bị gout bởi nhưng bông hoa của thạch nam có chứa một chất có khả năng loại bỏ axit uric dư thừa trong cơ thể
Cách dùng:
Để điều trị viêm khớp, bệnh gout và thấp khớp có thể pha trà thảo dược làm từ hoa thạch nam để uống hoặc đun nước từ cây để tắm.
Để đạt hiệu quả điều trị cao nên dùng mỗi ngày 1 – 2 cốc trà thạch nam. Mỗi cốc nên pha 4 muỗng cafe trà để sử dụng.
7/ Cây huệ đất
Chất colchicine có trong cây huệ đất được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong việc điều trị bệnh gout. Colchicine không ảnh hưởng đến nồng độ axit uric nhưng có khả năng ngăn chặn sự viêm nhiễm ở bệnh nhân bị gout.
Tuy nhiên, đây là một loại cây chứa nhiều độc tố và tác dụng phụ nghiêm trọng vì vậy không được tự ý điều trị tại nhà mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
8/ Tía tô
Đây là một loại cây khá phổ biến ở Việt Nam và các nước Châu Á. Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong cây tía tô có đến 4 chất khác nhau có khả năng ức chế enzym xanthine oxyase. Loại enzym này thúc đẩy sự hình thành axit uric, vì vậy tía tô rất hữu hiệu trong việc ngăn chặn và giữ cho mức axit uric ở mức thấp nhất.
Cách dùng:
- Có thể sử dụng lá tía tô rửa sạch và đun sôi không quá 15 phút để lấy nước uống hằng ngày.
- Đắp lá tía tô: dùng lá và cành của lá tía tô rửa sạch sau đó giã nhuyễn rồi đắp vào vùng khớp bị viêm nhiễm.
- Ăn sống: cách đơn giản có thể áp dụng trong mỗi bữa ăn hằng ngày chính là ăn sống kèm với thức ăn. Hoặc có thể nhai và nuốt lá tía tô để phòng ngừa tình trạng sưng tái phát.
- Ngâm trong nước lá tía tô: với phương pháp này người bệnh chỉ cần bỏ ra 30 phút mỗi ngày để ngâm chân hoặc vị trí bị gout trong nước nấu từ lá tía tô sẽ giảm được tình trạng bệnh.
- Sử dụng bột lá tía tô để uống có thể ngăn chặn và phòng ngừa bệnh gout.
9/ Vỏ cây liễu trắng
Cây liễu trắng có tên khoa học là Salix alba, được trồng chủ yếu ở Trung Âu, Nam Âu và Bắc Mỹ. Vỏ cây liễu trắng thường được sử dụng như một loại thảo dược để chữa trị các bệnh về xương khớp, bệnh gout.
Các hoạt chất hoạt động salicylate glycoside có trong vỏ cây liễu trắng có khả năng chống viêm hiệu quả bằng cách can thiệp vào việc truyền đau trong hệ thống thần kinh, điều trị nguyên nhân gây ra viêm ở người bệnh gout.
Cách dùng:
Vỏ cây liễu trắng thường được thu hoạch vào những tháng mùa hè sau đó sấy khô để sử dụng như có thể sắc nước uống, tán thành bột, ngâm rượu,…
Liều lượng được khuyên dùng là 50 mg mỗi lần, nên dùng từ 2 – 3 lần một ngày.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thảo dược trên để điều trị bệnh gout, người mắc bệnh nên kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện sức khỏe với những bộ môn thể thao phù hợp. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị.
Trên đây là cách chữa bệnh gout bằng những thảo dược từ thiên nhiên. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên về y khoa vì vậy bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm: Vì sao hàng ngàn Việt Kiều đổ về Nhất Nam Y Viện khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền?
Tin mới nhất
- Sưng bìu tinh hoàn
- Chàm bìu là gì, ai hay bị? Dấu hiệu và cách trị bệnh
- Nổi mề đay ở tay: Biểu hiện bệnh lý và hướng điều trị
- Điều trị viêm khớp: 5 lý do tại sao bạn cần giảm cân
- Ung thư tuỵ
- Những triệu chứng của một cơn đột quỵ ở thùy trán là gì?
- Người già mất ngủ nên uống thuốc gì? TOP 9+ thuốc giúp người già dễ ngủ, an giấc hơn
- Viêm Hang Vị Dạ Dày [2019] Tổng Hợp Những Kiến Thức Quan Trọng Nhất
- Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì? 11 loại thuốc phổ biến nhất
- 5 bệnh viện chữa u xơ tử cung tốt nhất tại Hà Nội