Biến chứng của gout bệnh nhân nên biết và cách phòng tránh
Biến chứng của gout sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con người và có thể gây nhiều căn bệnh khác nhau điển hình như bại liệt, viêm bao hoạt dịch, biến dạng khớp,… Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn đọc một số những thông tin cũng như cách để phòng tránh biến chứng khi bị bệnh.
Các biến chứng của gout bệnh nhân phải biết
Bệnh gout được xếp vào nhóm bệnh viêm khớp khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Chúng phát triển từ tình trạng nồng độ axit uric trong máu tăng cao quá mức hình thành nên những ổ sưng viêm.
Khi bị bệnh, người bệnh sẽ phải gánh chịu những cơn đau đơn đột ngột, cảm giác nóng rát, sưng và cứng khớp cùng. Khi đó nếu không có hướng điều trị kịp thời sẽ rất dễ xuất hiện biến chứng của gout ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Cụ thể như sau:
Tác động đến những hoạt động hằng ngày
Biến chứng đầu tiên mà người bệnh sẽ trực tiếp cảm nhận được chính là ảnh hưởng đến những hoạt động hằng ngày. Hầu hết những cơn đau gout lại rất hay xuất hiện vào ban đêm, điều này sẽ tác động đến giấc ngủ, hay thức dậy lúc nửa đêm, khó ngủ, ngủ trằn trọc.
Khi giấc ngủ bị ảnh hưởng cũng khiến cho tinh thần rơi vào trạng thái lo lắng không ổn định, căng thẳng kéo dài và nhiều hệ lụy về rối loạn cảm xúc. Thêm vào đó, các cơn đau gout cũng thường bị ở đầu ngón tay, ngón chân khiến cho việc đi lại, hoạt động sinh hoạt hằng ngày gặp khó khăn hơn.
Hình thành hạt Tophi
Hạt Tophi là những khối tinh thể urate cứng được hình thành ngay dưới da. bình thường chúng hay xuất hiện ở đầu ngón tay, ngón chân, các khớp mắt cá và một số rất ít thì xuất hiện trên vai. Tophi sẽ được người bệnh cảm nhận là những vết sưng ngay dưới da nhưng không gây đau. Tuy nhiên, khi bị gout, các hạt Tophi này có thể bị sưng viêm và hình thành nên những cơn đau gout cấp tính.
Hạt Tophi cũng có thể phát triển theo thời gian, chúng ăn mòn da và các mô ở xung quanh khớp xương. Điều đó nhanh chóng dẫn đến tổn thương sụn khớp, xương hoặc nguy hiểm nhất là phá hủy cấu trúc hệ xương khớp.
Biến chứng của gout – Viêm bao hoạt dịch
Một trong những biến chứng của gout khá nguy hiểm chính là viêm bao hoạt dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến các mô ở khuỷu tay, khủy chân. Người bệnh khi gặp biến chứng này sẽ thấy những cơn đau gấp nhức nhối cùng tình trạng cứng khớp, sưng to.
Trong nhiều trường hợp nguy hiểm hơn, viêm bao hoạt dịch
có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn chính là nhiễm trùng dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn. Khi bị nhiễm trùng, các khớp thường sưng đỏ, bất thường, căng da, mất khả năng hoạt động.
Biến dạng khớp
Ở người bị bệnh gout, khớp xương chính là bộ phận bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Sự lắng đọng các tinh thể urat ở mô, cạnh xương, sụn, gân, dây chằng có thể gây hủy hoại cấu trúc khớp xương vốn có. Lâu dần các khớp bị biến dạng và gây đau kèm theo triệu chứng cứng khớp.
Tùy từng tình trạng bệnh nhân sẽ xuất hiện mức độ tổn thương nặng hay nhẹ. Có người đến giai đoạn mãn tính nhưng có người lại xuất hiện ngay khi ở các đợt gout cấp. Các triệu chứng biến dạng khớp lại gần giống viêm khớp dạng thấp nên rất nhiều bệnh nhân hay bị nhầm lẫn. Trong trường hợp này không điều trị sớm, khớp có thể bị phá hủy hoàn toàn, người bệnh sẽ đứng trước tình trạng mất hẳn khả năng vận động, thậm chí là bại liệt.
Biến chứng ở thận
Ngoài khớp xương thận cũng là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề khi người bệnh bị gout. Các tinh thể urat tích tụ và lắng đọng ở hệ thống đường tiết niệu và hình thành nên bệnh sỏi thận.
Những viên sỏi này có thể được thấy thông qua phát hiện siêu âm cản quang, chúng có kích thước khá góc cạnh chứ không như sỏi hình thành do một số nguyên nhân khác.
Đồng thời chúng có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau như thận, đài bể thận, niệu quản, bàng quang hay là niệu đạo cũng có thể có. Lượng sỏi hình thành ngày càng nhiều gây tắc nghẽn đài bể thận, cọ xát trong đường tiết niệu gây chảy máu, nhiễm trùng và nhiều biến chứng khác.
Với những người bị bệnh gout mãn tính còn có nguy cơ suy giảm chức năng lọc máu của thận – đó chính là biểu hiện của bệnh suy thận. Mà chức năng suy thận giảm khiến lượng axit uric lại không được đào thải ra ngoài khiến bệnh gout ngày càng nặng nề hơn. Một vòng tuần hoàn bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe dẫn đến tử vong.
Ảnh hưởng đến hệ tim mạch
Trong các biến chứng của gout thì chắc chắn phải kể đến chính là ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Bởi lượng axit uric dư thừa này vốn ở trong máu, gây ra tình trạng lắng đọng ở thành mạch máu.
Chúng gây cản trở quá trình lưu thông máu đến các chi, não bộ và nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch, van tim, màng cơ tim và nguy hiểm nhất chính là ở mạch máu não. Khi lượng axit uric lắng đọng tại đây sẽ gây tai biến, đột quỵ và người bệnh sẽ tử vong nếu không nhập viện kịp thời.
Một số biến chứng của gout liên quan đến điều trị
Ngoài những biến chứng của gout bệnh học được trình bày trên đây thì người bệnh gout còn có thể gặp một số những vấn đề khác. Chúng có thể xuất hiện trong quá trình điều trị bệnh gout, nên mỗi bệnh nhân cũng cần nắm rõ và hiểu về vấn đề này, cụ thể như sau:
- Biến chứng khi sử dụng thuốc chống viêm giảm đau: Viêm loét dạ dày, suy gan, xuất huyết tiêu hóa, trào ngược axit dạ dày,…
- Biến chứng khi dùng thuốc colchicin (là loại thuốc phổ biến nhất được dùng để điều trị): Tiêu chảy cấp, viêm dạ dày.
- Biến chứng dị ứng thuốc: Những người bị bệnh gout thường sức đề kháng vô cùng kém lại rất hay bị dị ứng, có nhiều trường hợp họ bị dị ứng với tất cả các loại thuốc điều trị.
- Biến chứng dùng corticoid: Tình trạng loãng xương, đái tháo đường, huyết áp cao,…
- Bệnh gout còn có thể là nguyên nhân gây một số vấn đề về mắt như: Tầm nhìn kém, đục thủy tinh thể khô mắt,…các chứng rối loạn cảm xúc ảnh hưởng đến tâm lý nói chung.
Biện pháp phòng ngừa b
iến chứng của gout
Đế tránh những biến chứng của gout có thể xảy ra thì việc kiểm soát bệnh là vô cùng quan trọng, kiểm soát trong việc dùng thuốc điều trị và sinh hoạt hằng ngày cụ thể là chế độ ăn uống, vận động khoa học. Cụ thể người bệnh cần nhớ những vấn đề như sau:
Tuân thủ hướng dẫn điều trị:
- Ngay khi có những triệu chứng khởi phát của bệnh, người bệnh cần sớm đi thăm khám và có hướng điều trị phù hợp, không nên quá chủ quan để tình trạng nặng, khó kiểm soát.
- Khi có cách điều trị cụ thể, việc tuân thủ đúng sự chỉ định hướng dẫn của bác sĩ là đặc biệt quan trọng. Đặc biệt với thuốc Tây, việc uống đúng liều lượng, quy định, thời điểm để thuốc có thể phát huy hết tác dụng là rất quan trọng. Với những loại thuốc Đông y hay thảo dược khác cần dùng kiên trì và đúng theo giai đoạn.
Chế độ ăn uống khoa học:
- Người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh nhất. Đặc biệt với người bị gout việc giảm tối đa các loại thịt đỏ giàu đạm động vật, purin là vô cùng cần thiết.
- Hạn chế ăn những loại hải sản, những món đồ ăn nhanh, đồ dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, đồ ăn lên men, tươi sống,… Đặc biệt không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê trong giai đoạn điều trị.
- Người bệnh tăng cường các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau xanh, trái cây, hoa quả tươi giàu chất xơ. Ngoài việc ăn trực tiếp trong các nữ hằng ngày có thể ép thành sinh tố, nước ép để tăng khẩu vị hơn.
- Chế biến đồ ăn bằng các phương pháp đơn giản nhất như luộc, hấp, nấu canh, hạn chế tối đa các món nhiều dầu mỡ, có thể làm tăng áp lực chuyển hóa cho cơ thể.
- Bổ sung đủ nước hằng ngày từ 1.5 – 2.5 lít/ ngày. Nước sẽ hòa tan lượng axit uric và đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu.
Vận động thể dục, thể thao:
- Người bệnh bị gout thường sẽ thấy những cơn đau bất thường, do đó để cải thiện nên cố gắng tập luyện nhẹ nhàng.
- Khi vận động cần tập luyện nhẹ nhàng, khởi động tránh tác động mạnh đến những chỗ bị đau. Tập thể dục thường xuyên sẽ nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Trên đây là một số những thông tin về biến chứng của gout rất nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải. Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách để phòng tránh bệnh trở nên nặng hơn và xuất hiện biến chứng.
Xem thêm: Bất ngờ với những dấu hiệu ung thư đại trực tràng bạn không ngờ tới
Tin mới nhất
- Đau dạ dày khi mang thai: Giải pháp điều trị an toàn cho bà bầu
- Nước ép trái cây có thực sự luôn tốt cho sức khỏe?
- Công dụng cây xạ đen. Cách dùng và bảo quản cây xạ đen khoa học
- Viêm nang lông ở lưng – Dấu hiệu và cách chữa trị triệt để
- [Giải Đáp Ngay]: Đậu Đen Có Tác Dụng Gì? Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Bí quyết giúp bạn giảm cân không lo giảm vòng 1
- Kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng có nguy hiểm không?
- Thống kinh là gì và cách điều trị thống kinh hiệu quả
- Người bệnh mất ngủ mọi lứa tuổi chia sẻ kinh nghiệm ngủ ngon tới sáng nhờ bài thuốc quý
- Cây thuốc dân gian chữa bệnh gan hiệu quả