Tác dụng của các loại thuốc tây trị bệnh gout và giảm acid uric hiện nay
Tổng hợp các nhóm thuốc tây sử dụng trong điều trị và giảm đau cho bệnh gút, giảm acid uric ở người có chỉ số acid uric cao mà bạn chưa biết về công dụng, thành phần cũng như tác dụng của thuốc với từng trường hợp bệnh gút. bài viết dưới đây chúng tôi hướng dẫn về cách sử dụng thuốc tránh:
- Nhóm thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau trong cơn gout cấp
- Nhóm thuốc có tác dụng hạ Acid Uric
- Thuốc mới trong điều trị bệnh Gout
A. NHÓM THUỐC CÓ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU TRONG CƠN GOUT CẤP
1. NHÓM GIẢM ĐAU CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID ( NSAIDs):
Hiện nay được coi là các thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị gout cấp. Thuốc có hiệu quả trên 90% bệnh nhân, làm giảm triệu chứng của bệnh trong vòng 5-8 ngày. Tất cả các thuốc trong nhóm này đều có tác dụng chống viêm, giảm đau trong cơn Gout cấp. Một số thuốc hay dùng là:
1.1 Diclofenac ( Voltaren)
a. Hàm lượng
Viên nén: 25 mg; 50 mg; 100 mg.
Ống tiêm: 75 mg/2 ml; 75 mg/3 ml.
Viên đạn: 25 mg; 100 mg.
b. Liều dùng và cách dùng
Điều trị: 100-150mg/ngày, chia 3 lần, uống trong bữa ăn
Duy trì: 75-100mg/ngày
c. Tác dụng không mong muốn
Toàn thân: Nhức đầu, bồn chồn.
Tiêu hóa: Ðau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, trướng bụng, chán ăn, khó tiêu
Gan: Tăng các transaminase
Tai: Ù tai.
d. Chống chỉ định
Quá mẫn với thuốc
Loét dạ dày tiến triển.
Người bị hen hay co thắt phế quản, chảy máu, bệnh tim mạch, suy thận nặng hoặc suy gan nặng.
Người đang dùng thuốc chống đông coumarin.
Người suy tim, suy thận
Người mang kính sát tròng.
e. Thận trọng
+ Người có tiền sử loét, chảy máu hoặc thủng đường tiêu hóa.
+ Người bệnh suy thận, suy gan, bị lupus ban đỏ toàn thân.
+ Người bệnh tăng huyết áp hay bệnh tim có ứ nước hoặc phù
+ Người có tiền sử rối loạn đông máu, chảy máu.
Cần khám nhãn khoa cho người bệnh bị rối loạn thị giác khi dùng diclofenac.
f. Tương tác thuốc
Diclofenac có thể làm tăng hay ức chế tác dụng của các thuốc khác.
Không nên dùng diclofenac phối hợp với:
+ Aspirin hoặc glucocorticoid: Làm giảm nồng độ diclofenac trong huyết tương và làm tăng nguy cơ cũng như làm tăng nghiêm trọng tổn thương dạ dày – ruột.
+ Methotrexat: Diclofenac làm tăng độc tính của methotrexat.
Có thể dùng diclofenac cùng với các thuốc sau nhưng phải theo dõi sát người bệnh:
+ Cyclosporin: Nguy cơ bị ngộ độc cyclosporin. Cần thường xuyên theo dõi chức năng thận của người bệnh.
+ Thuốc lợi niệu: Diclofenac và lợi niệu có thể làm tăng nguy cơ suy thận thứ phát do giảm lưu lượng máu đến thận vì diclofenac ức chế prostaglandin.
+ Thuốc chữa tăng huyết áp (thuốc ức chế men chuyển đổi, thuốc chẹn beta, thuốc lợi niệu).
Dùng thuốc chống toan có thể làm giảm kích ứng ruột bởi diclofenac nhưng lại có thể làm giảm nồng độ diclofenac trong huyết thanh.
+ Probenecid có thể làm nồng độ diclofenac tăng lên gấp đôi nếu được dùng đồng thời. Ðiều này có thể có tác dụng lâm sàng tốt ở người bị bệnh khớp nhưng lại có thể xảy ra ngộ độc diclofenac, đặc biệt ở những người bị suy giảm chức năng thận. Tác dụng thải acid uric – niệu không bị ảnh hưởng. Nếu cần thì giảm liều diclofenac.
1.2. Piroxicam
a. Hàm lượng
Viên nén, viên nang:10mg, 20mg
Ống tiêm: 20mg/ml
b. Liều lượng và cách dùng
Điều trị gout cấp: 40mg/ngày, uống trong 5-7 ngày, uống trong hoặc gần bữa ăn
c. Tác dụng không mong muốn
+ Viêm miệng, chán ăn, đau vùng thượng vị, buồn nôn, táo bón, đau bụng, ỉa chảy, khó tiêu.
+ Giảm huyết cầu tố và hematocrit, thiếu máu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin.
+ Ngứa, phát ban.
+ Hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ.
+ Tăng urê và creatinin huyết.
+ Nhức đầu, khó chịu.
+ Ù tai.
+ Phù.
d. Chống chỉ định
+ Quá mẫn với piroxicam.
+ Loét dạ dày, loét hành tá tràng cấp.
+ Người có tiền sử bị co thắt phế quản, hen, polyp mũi và phù Quincke hoặc mày đay do aspirin, hoặc một thuốc chống viêm không steroid khác gây ra.
+ Xơ gan.
+ Suy tim nặng.
+ Người có nhiều nguy cơ chảy máu.
+ Người suy thận với mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút.
e. Thận trọng
+ Người cao tuổi.
+ Rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, có tiền sử loét dạ dày – tá tràng, suy gan hoặc suy thận.
+ Người đang dùng thuốc lợi niệu.
f. Tương tác thuốc
– Vì liên kết protein cao, piroxicam có thể đẩy các thuốc khác ra khỏi protein của huyết tương.
– Không nên điều trị thuốc đồng thời với aspirin, vì như vậy sẽ hạ thấp nồng độ trong huyết tương của piroxicam (khoảng 80% khi điều trị với 3,9 g aspirin), và không tốt hơn so với khi chỉ điều trị với aspirin, mà lại làm tăng những tác dụng không mong muốn
– Khi điều trị thuốc đồng thời với lithi, sẽ tăng độc tính lithi do làm tăng nồng độ của lithi trong huyết tương, vì vậy cần theo dõi chặt chẽ nồng độ của lithi trong huyết tương.
– Dùng piroxicam đồng thời với các chất kháng acid không ảnh hưởng tới nồng độ của piroxicam trong huyết tương.
1.3 Celecoxib
a. Hàm lượng
viên nén 100mg, 200mg
b. Liều dùng và cách dùng
+ Cần thăm dò dùng liều thấp nhất cho bệnh nhân
+ Thường dùng 100mg x 2 lần/ngày
+ Liều giới hạn 200-400mg/24h
c. Tác dụng không mong muốn
+ Xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, mất ngủ
+ Có thể gặp choáng ngất, các phản ứng dị ứng,suy thận, suy tim.
d. Chống chỉ định
+ Quá mẫn
+ Bệnh nhân dị ứng với các sulfonamid
+ Bệnh nhân có tiền sử dị ứng, nổi mề đay sau khi dùng Aspirin và các NSAIDs khác.
e. Thận trọng
+ Bệnh nhân có tiền sử viêm loét đường tiêu hóa, bệnh thận tiến triển, bệnh phù, tăng huyết áp, bệnh nhân hen suyễn, phụ nữ có thai và đang cho con bú, bệnh nhân suy gan.
+ Bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển.
f. Tương tác thuốc
+ Sử dụng đồng thời Celecoxib với Aspirin và các NSAIDs khác làm tang nguy cơ gây viêm loét dạ dày.
+ Fluconazol làm tăng nồng độ của Celecoxib trong máu.
+ Tăng nguy cơ viêm loét dạ dày trên bệnh nhân uống rượu.
2. COLCHICINE
a. Hàm lượng : 1mg
b. Tác dụng:
+ Thuốc có tác dụng đặc hiệu với cơn Gout cấp, tác dụng giảm nhanh trong vòng 48h.
+ Tác dụng chống viêm mạnh, nhanh, vượt trội do: Thuốc có tác dụng chống phân bào, ức chế IL-1beta, TNF- alpha, có ái lực đặc biệt với bạch cầu đa nhân trung tính nên nó làm giảm sự di chuyển của bạch cầu, ức chế thực bào các vi tinh thể muối urat do đó làm ngừng sự tạo thành acid lactic, giữ cho độ PH tại chỗ được bình thường,vì PH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể muối urat lắng đọng tại các ổ khớp
c. Chỉ định:
+ Chống viêm trong cơn Gout cấp
+ Dự phòng cơn Gout cấp, đặc biệt trong vài tháng đầu sử dụng thuốc hạ acid uric.
d. Liều dùng và cách dùng:
– Đợt gút cấp : Liều ban đầu là 1 mg, sau đó cứ cách 2 giờ lại uống 1 mg cho đến khi hết đau hoặc bị nôn hay ỉa chảy. Tổng liều trung bình colchicin uống trong 1 đợt điều trị là 4 – 6 mg, tình trạng đau và sưng khớp thường giảm sau 12 giờ và thường hết hẳn sau khi dùng thuốc 2 – 3 ngày. Nếu uống lại thì đợt uống mới phải cách lần uống cũ 2 – 3 ngày nếu không thì các tổn thương do colchicin gây ra chưa kịp hồi phục và thuốc có thể bị tích tụ.
– Dự phòng xuất hiện cơn cấp ở bệnh nhân gút mãn tính trong giai đoạn đầu điều trị với allopurinol hay các thuốc tăng đào thải acid uric : 1 mg/ ngày, uống vào buổi tối, uống trong 15 ngày.
e. Tác dụng không mong muốn:
Tác dụng không mong muốn thường thấy nhất khi sử dụng là cảm giác khó tiêu, bị sốt nhẹ do lượng bạch cầu suy giảm, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dùng liều cao có thể gây chảy máu dạ dày- ruột, nổi ban, viêm thần kinh ngoại biên, tổn thương gan, thận.
Colchicin có thể có độc tính nghiêm trọng và gây tử vong: Là thuốc có khoảng điều trị hẹp, khoảng cách giữa liều điều trị và liều gây độc rất thấp.
Dùng quá liều với mức liều trên 0,5mg/kg cân nặng thường gây tử vong.
Tổn hại đến tủy xương: Khi dùng liều cao, Colchicin gây tổn hại đến tủy xương dẫn đến thiếu máu, rụng tóc
Colchicin đặc biệt độc với trẻ em
f. Chống chỉ định:
+ Suy thận nặng.
+ Suy gan nặng.
+ Người mang thai
+ Bệnh nhân có nguy cơ bị glôcôm góc hẹp bị bí đái.
g. Tương tác thuốc
Nguy cơ ngộ độc Colchicin tăng khi dùng kèm với các thuốc ức chế Cytochrom P450 3A4 hoặc P- glycoprotein như các thuốc chống nấm nhóm azol, thuốc chẹn kênh Calci, kháng sinh nhóm Macrolid.
3. CÁC THUỐC CORTICOID:
Là thuốc có tác dụng chống viêm rất mạnh, tuy nhiên thuốc có chỉ định rất hạn chế trong bệnh Gout vì có nhiều tác dụng phụ. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giảm thải aid uric làm tăng acid uric khiến bệnh dễ tái phát và chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Chỉ định dùng Corticoid trong các trường hợp sau:
Bệnh nhân viêm nhiều khớp do Gout không đáp ứng với NSAIDs hay Colchicin
Chống chỉ định Colchicin và NSAIDs ở những bệnh nhân có loét dạ dày tá tràng hay bệnh thận
Bệnh nhân phụ thuộc Corticoid
3.1 Prednisolon
a. Hàm lượng
Viên nén hoặc viên nén bao tan trong ruột 2,5mg; 5mg; 10mg; 20mg; 50 mg prednisolon.
b. Liều lượng và cách dùng:
. Liều 0,5mg/kg/24h sau đó giảm liều 5mg/ngày, uống vào khoảng thời gian 6- 8h sáng. Dùng uống trong 1-2 tuần
c. Tác dụng không mong muốn
Tăng đường máu
Tăng huyết áp
Suy thượng thận
Loét dạ dày
Loãng xương
Giảm canxi máu, hạ kali máu
d. Chống chỉ định
Loét dạ dày, tá tràng
Lao tiến triển
Đái tháo đường
Tăng huyết áp
e. Thận trọng
Sử dụng thận trọng ở những người bệnh loãng xương, người mới nối thông (ruột, mạch máu), rối loạn tâm thần, loét dạ dày, loét tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim và trẻ đang lớn.
Khi dùng toàn thân cho người cao tuổi, với liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể được.
Suy tuyến thượng thận cấp có thể xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dài điều trị hoặc khi có stress.
3.2 Hydrocortison acetate (tiêm)
a. Hàm lượng
25 mg/ml và 50mg/ml (tính theo dẫn chất acetat).
b. Cách dùng:
Tiêm khớp: 40mg ở khớp lớn, 5-20mg ở khớp nhỏ
c. Tác dụng không mong muốn
Hội chứng Cushing ở một mức độ nào đó.
Nếu dùng thời gian dài, thì phải quan tâm đến nguy cơ ức chế trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận, gây tác dụng không mong muốn toàn thân.
Khi dùng liều cao, cần rất thận trọng ở người bệnh bị loãng xương, mới nối ruột, loạn tâm thần, loét dạ dày tá tràng, lao, tăng huyết áp do đái tháo đường, suy tim
d. Chống chỉ định
Loét dạ dày, tá tràng
Lao tiến triển
Đái tháo đường
Tăng huyết áp
Nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm nấm và kí sinh trùng.
e. Tương tác thuốc
Dùng đồng thời corticoid với các thuốc barbiturat, carbamazepin, phenytoin, primidon, rifampicin, thì corticoid bị tăng chuyển hóa và giảm tác dụng.
Khi dùng đồng thời corticoid với các thuốc lợi tiểu làm giảm kali, như các thiazid, furosemid thì càng tăng sự thiếu hụt kali.
Dùng đồng thời corticoid và các thuốc chống viêm không steroid sẽ làm tăng tỷ lệ chảy máu và loét dạ dày – tá tràng.
Corticosteroid làm tăng nhu cầu thuốc chống đái tháo đường và thuốc chống tăng huyết áp.
B. NHÓM THUỐC CÓ TÁC DỤNG HẠ ACID URIC
1. CÁC THUỐC ỨC CHẾ TỔNG HỢP ACID URIC
1.1 Allopurinol
a. Hàm lượng: 100mg, 300mg
b. Tác dụng
Allopurinol và chất chuyển hóa của nó là oxypurinol có tác dụng ức chế enzyme Xanthin- oxidase, ức chế sự chuyển đổi Hypoxanthin thành xanthin rồi thành acid uric. Thuốc có tác dụng hạ acid uric máu và niệu. Allopurinol còn ngăn ngừa được sự tạo sỏi acid uric trong thận.
c. Chỉ định
Điều trị và dự phòng mọi trường hợp Gout, nhất là trường hợp có tăng acid uric niệu, sỏi thận, suy thận.
Dự phòng trước hóa trị liệu
Dị ứng với các thuốc tăng thải acid uric, song không nên dùng khi đang có cơn Gout cấp vì Allopurinol có thể làm giảm đột ngột acid uric máu gây khởi phát cơn Gout cấp.
d. Liều lượng và cách dùng:
50-100mg/ngày sau đó tăng dần liều 50-100mg 2 tuần/lần. Liều dùng có thể đến 200-400mg/24h, liều thường dùng nhất là 300mg/ngày.
Đối với bệnh nhân suy thận, cần hiệu chỉnh liều dựa trên độ thanh thải Creatinin.
e. Tác dụng không mong muốn
Tiêu hóa: Buồn nôn và nôn.
Phản ứng nặng nhất là hội chứng quá mẫn bao gồm sốt, ban đỏ, tăng bạch cầu ái toan, viêm gan,suy thận tiến triển và tử vong.Có thể sốt, hoại tử thượng bì, rụng tóc, suy tủy, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu, vàng da, viêm mạch
f. Chống chỉ định
Quá mẫn với Allopurinol hoặc bất kì thành phần nào của thuốc
Bệnh nhân bị bệnh gan thận nặng
Chứng nhiễm sắc tố sắt vô căn
g. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể xảy ra nghiêm trọng khi dùng với azathioprine hoặc mercaptopurine
Một số thuốc có thể làm giảm tác dụng Allopurinol bao gồm: Warfarin, ampicillin, amoxicillin, thiazide
1.2 Thiopurinol
a. Hàm lượng: 250mg
b. Tác dụng và cơ chế tương tự như Allopurinol
c. Liều lượng và cách dùng: Uống 250-500mg/24h. Thuốc thường dùng cho bệnh nhân có biến chứng trên thận và suy thận.
2. CÁC THUỐC CÓ TÁC DỤNG LÀM TĂNG ĐÀO THẢI ACID URIC
a. Cơ chế: Các thuốc nhóm này có tác dụng ức chế tái hấp thu acid uric ở ống thận, tăng thải acid uric qua thận, tăng acid uric niệu, giảm acid uric máu.
b. Chỉ định: Các thuốc này được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp với các thuốc ức chế tổng hợp acid uric
c. Chống chỉ đinh:
– Gout có tổn thương thận hoặc tăng acid uric niệu( >600mg/24h)
– Sỏi thận
2.1. Probenecid
a. Hàm lượng: 500mg
b. Liều lượng và cách dùng:
500- 1000 mg /24h. Liều duy trì từ 500mg đến 3g/24h chia 2-3 lần
Tuần đầu uống 250mg x 2 lần/ngày, tăng dần từng tuần. Tối đa 2g/ngày. Nên uống nhiều nước để tránh sỏi urat ở thận.
Dùng lâu dài: Phối hợp với Allopurinol
c. Tác dụng không mong muốn
Tăng nguy cơ sỏi thận, dùng lâu dài có tác dụng trên đường tiêu hóa, phản ứng quá mẫn và ban đỏ.
d. Chống chỉ định:
Có tổn thương thận
Tăng acid uric niệu ( trên 600m/24h)
Sỏi thận
e.Tương tác thuốc
Probenecid còn ức chế có tranh chấp quá trình thải trừ chủ động tại ống lượn gần của một số acid yếu như penicilin, para aminosalicylat, salicylat, clorothiazid, indometacin, sunfinpyrazon, v.v…làm các thuốc này lưu giữ lâu trong cơ thể.
2.2 Sulfinpyrazon
a. Hàm lượng: 50mg
b. Chỉ định:
Urat niệu dưới 800mg/24h, chức năng thận bình thường, không có hạt Tophi, không có sỏi
c. Tác dụng không mong muốn: tương tự probenecid
d. Chống chỉ định
– Dị ứng, suy thận, tổn thương thận, ung thư, dùng hóa trị liệu
e.Liều dùng và cách dùng
. Khởi đầu 100mg/24h, chia 2 lần, tăng liều sau vài tuần 100-200mg x 3-4 lần/ngày. Liều thường dùng 300-400mg/ngày chia 3-4 lần. Liều hiệu quả tối đa là 800mg/ngày
2.3 Benzbromazon
a. Hàm lượng 50mg
b. Liều lượng và cách dùng
-Thuốc dung nạp tốt ở bệnh nhân ghép thận, có thể dùng cho bệnh nhân suy thận trung bình
– Liều thường dùng 100mg x 1 lần/ngày, có thể dùng liều 100-200mg/ngày
c. Tác dụng không mong muốn
Phản ứng quá mẫn: Phát ban da, mề đay, đỏ mặt, ngứa.
Gan: các giá trị S-GOT, S-GPT tăng.
Tiêu hoá: đau bụng, đau dạ dày, khó chịu dạ dày, nóng dạ dày, tiêu chảy, phân loãng…
Các phản ứng phụ khác: phù, khó chịu vùng tim.
d. Chống chỉ định
. Suy gan
e. Thận trọng
Thuốc làm giảm đáng kể acid uric máu nên cơn đột phát bệnh gút khi khởi đầu điều trị bằng thuốc có thể xảy ra.
Sau khi điều trị bằng thuốc, sự bài tiết acid uric trong nước tiểu tăng lên nên cần phải kiềm hoá nước tiểu và uống nhiều nước.
Định kỳ kiểm tra chức năng gan trong điều trị kéo dài.
3. THUỐC TIÊU ACID URIC (URICOZYME)
3.1: Uricase (Uric acid oxidase)
a. Hàm lượng: 8mg
b. Tác dụng: Là enzyme tiêu urat, chuyển acid uric thành allatoine dễ hòa tan để đào thải ra ngoài
c. Chỉ định:
– Tăng acid uric cấp trong các bệnh về máu
– Dùng để dự phòng tăng acid uric máu nghiêm trọng do hóa trị ung thư, dùng cho các bệnh nhân kháng với các thuốc thường dùng.
d. Tác dụng không mong muốn
-Uricase có tính kháng nguyên nên có thể xuất hiện các kháng thể kháng lại thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc, có thể gây shock phản vệ, một số phản ứng như:Dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa, da bầm tím
-Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa
e. Chống chỉ định
Chống chỉ định ở những bệnh nhân bị thiếu hụt G6PD do nguy cơ tan máu và nhiễm độc Methemoglobin.
Thận trọng dùng cho người bị cao huyết áp hoặc mắc các bệnh tim mạch
Phụ nữ có thai và cho con bú
3.2. Pegloticase
a. Hàm lượng:
b. Tác dụng: Tương tự như Uricase
c. Liều lượng và cách dùng: Tiêm truyền, liều 8mg/ml
d. Chỉ định:
Bệnh nhân Gout mạn không đáp ứng với các thuốc thông thường
e.Tác dụng không mong muốn: Tương tự như Uricase
f. Chống chỉ định
Chống chỉ định ở những bệnh nhân bị thiếu hụt G6PD do nguy cơ tan máu và nhiễm độc Methemoglobin.
Thận trọng dùng cho người bị cao huyết áp hoặc mắc các bệnh tim mạch
Phụ nữ có thai và cho con bú
C. CÁC THUỐC MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ GOUT
1. THUỐC ỨC CHẾ IL- 1beta ( Anakinra)
a. Hàm lượng 100mg
b. Tác dụng và cơ chế
Nghiên cứu mới đây của nhóm nghiên cứu Rock ở trường Y khoa, đại học Masachusetts Hoa Kỳ công bố trên tạp chí nghiên cứu lâm sàng (The Journal of Clinical Investigation) năm 2006 của hội nghiên cứu lâm sàng Hoa Kỳ đã chứng minh được các tinh thể urat kích thích phản ứng viêm thông qua con đường khác với con đường mà các vi sinh vật kích thích phản ứng viêm. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba yếu tố tham gia quyết định phản ứng viêm mãnh liệt trong Gout là:
Interleukin -1 ( IL-1)
– Thụ thể interleukin-1 (IL-1R )
– Tín hiệu của thụ thể IL-1R là MyD88
Khi bị tác động bởi các tinh thể urat, đại thực bào hoặc bạch cầu đơn nhân sẽ sản xuất ra IL-1b, IL-1b sẽ kích hoạt phản ứng viêm thong qua con đường phụ thuộc vào IL- 1R/ MyD88 chứ không phải qua các thụ thể thông thường của các phản ứng viêm trong cơ chế miễn dịch tự nhiên, tạo ra các chemokine và các chất trung gian hóa học gây viêm, khởi phát quá trình viêm và đồng thời các chất này quay lại kích thích sự sản sinh IL-1b và làm phản ứng viêm trầm trọng hơn.
Anakinra là thụ thể IL-1 người tái tổ hợp, có tác dụng ức chế cạnh tranh sự kết hợp IL-1 với IL-1R, ngăn chặn phản ứng viêm xảy ra.
c. Liều dùng và cách dùng:
Tiêm dưới da mỗi ngày 1 lần
d. Tác dụng không mong muốn
. Phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
. Có thể có phản ứng nhiễm trùng
e. Chống chỉ định
. Mẫn cảm với các thành phần của thuốc
. Nhiễm trùng
f. Thận trọng
. Người bị bệnh thận, hen suyễn, suy giảm miễn dịch
2. Febuxostat
a. Hàm lượng : 80mg
b. Tác dụng và cơ chế
Thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc men Xanthin Oxydase. Thuốc có cấu trúc hóa học khác Allopurinol và không chứa nhân purin.
Thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp acid uric mạnh, làm giảm nồng độ acid uric máu tốt hơn allopurinol.
Thuốc dung nạp tốt, làm giảm kích thước hạt Tophi
c. Cách dùng và liều lượng
. Là một giải pháp tốt cho bệnh nhân không dung nạp hay quá mẫn vơi Allopurinol, dùng được cho bệnh nhân suy thận mức độ nhẹ và trung bình mà không phải hiệu chỉnh liều.
. 80mg x 1 lần/ngày
. Đối với bệnh nhân mà không đạt được lượng axit uric trong huyết thanh ít hơn
6mg /dl sau 2 tuần dùng 40mg thì được khuyển cáo chuyển sang febuxostat 120mg x 1 lần/ngày. Nên điều trị dự phòng đợt bùng phát bệnh Gout trong ít nhất 6 tháng
d. Chỉ định
Tăng acid uric mạn tính, đặc biệt trong các trường hợp đã có lắng đọng các tinh thể muối urat.
e. Tác dụng không mong muốn
Đau ngực hoặc cảm giác nặng nề, cơn đau lan rộng ra vùng cánh tay hoặc vai, buồn nôn, đổ mồ hôi, cảm giác yếu toàn thân;
Tình trạng tê cóng hoặc suy nhược đột ngột, đặc biệt là ở một bên cơ thể;
Đau đầu đột ngột, lú lẫn, các vấn đề về thị giác, giọng nói hoặc giữ thăng bằng;
Buồn nôn, đau bụng, sốt nhẹ, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân có màu đất sét,vàng da.
f. Chống chỉ định
. Quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc
. Bệnh nhân đang được điều trị với azathioprin hoặc mercaptopurin
g. Tương tác thuốc
Febuxostat có thể làm tăng nồng độ mercaptopurin hoặc azathioprine trong huyết tương, dẫn đến độc tính.
Thận trọng khi dùng chung thuốc NSAIDs và Probenecid (theo dõi acid uric huyết thanh 1-2 tuần sau khi bắt đầu điều trị)
Bài viết liên quan
.fb-comments, .fb-comments span, .fb-comments iframe {width: 100% !important;}
Xem thêm: Top 10 cách chữa viêm đại tràng bằng dân gian cực hiệu quả
Tin mới nhất
- Đi tìm lời đáp cho vấn đề thủ dâm có gây vô sinh không
- Sữa cho bà bầu: Loại nào mới thực sự tốt cho thai nhi?
- Điều trị ung thư gan thêm nhiều hy vọng tốt lành với nấm lim xanh
- Công dụng chữa bệnh của nấm lim rừng cách sử dụng nấm lim xanh?
- Các giai đoạn của ung thư đại tràng và hướng điều trị
- 7 lợi ích của các bài tập HIIT giúp bạn tăng hiệu quả gấp đôi
- 10 công dụng của Dưa Hấu cho sức khỏe & kiêng kỵ
- Viêm amidan hốc mủ bã đậu: Nguyên nhân và cách trị như thế nào?
- Tinh hoàn ẩn
- Nhũ hoa có đốm trắng là biểu hiện của bệnh gì?