Khám phá bí mật ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Ung thư tuyến tụy là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, thời gian bệnh nhân “ung thư tuyến tụy sống được bao lâu” là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết người bệnh và gia đình bệnh nhân. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc về vấn đề này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Ung thư tuyến tụy là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, thời gian bệnh nhân “ung thư tuyến tụy sống được bao lâu” là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết người bệnh và gia đình bệnh nhân. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc về vấn đề này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Tụy là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, nằm sau phúc mạc, sát thành bụng sau, được che phủ bởi dạ dày. Tụy có 2 chức năng chính là tiêu hoá và điều chỉnh lượng đường trong máu.

Ung thư tuyến tụy là sự hình thành của các khối u ác tính ở mô tụy, hầu hết trong tuyến tụy ngoại tiết. Các khối u cũng có thể hình thành trong tuyến tụy nội tiết, nhưng đây là những trường hợp không phổ biến và thường lành tính. Quá trình từ khi các tế bào phát triển bất thường, hình thành khối u và di căn sang các cơ quan khác được chia thành các giai đoạn ung thư cụ thể. Những giai đoạn này cũng cho biết bệnh nhân ung thư tụy sống được bao lâu.

Giai đoạn bệnh là cơ sở tiên lượng ung thư tụy sống được bao lâu

Việc xác định giai đoạn ung thư rất quan trọng để bác sĩ lựa chọn các phương pháp điều trị tốt nhất và tiên lượng được thời gian bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu. Tuy nhiên, ung thư tuyến tụy thường được phát hiện ở giai đoạn muộn do khối u nằm khuất sâu trong các cơ quan khác và triệu chứng bệnh không rõ ràng, chủ yếu là mệt mỏi, đau bụng với mật độ không thường xuyên trong giai đoạn đầu. Điều đó vô tình khiến người bệnh chủ quan và bỏ qua cơ hội chữa trị quan trọng của bệnh.

Nhiều trường hợp bệnh không được phát hiện cho đến khi ung thư đã tiến triển đến giai đoạn muộn và di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Đến lúc này, việc khám và điều trị đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều, đồng nghĩa với việc cứu chữa cũng như cơ hội sống cho người bệnh là không cao. Đây là lý do bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và trao đổi với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Trong số các bệnh ung thư thường gặp, ung thư tuyến tụy được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm, thời gian tiến triển bệnh nhanh và người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị tích cực sớm. Đặc biệt, giai đoạn tiến triển ung thư là một trong những yếu tố có vai trò quyết định bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu.

Tụy là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, nằm sau phúc mạc, sát thành bụng sau, được che phủ bởi dạ dày. Tụy có 2 chức năng chính là tiêu hoá và điều chỉnh lượng đường trong máu.

Ung thư tuyến tụy là sự hình thành của các khối u ác tính ở mô tụy, hầu hết trong tuyến tụy ngoại tiết. Các khối u cũng có thể hình thành trong tuyến tụy nội tiết, nhưng đây là những trường hợp không phổ biến và thường lành tính. Quá trình từ khi các tế bào phát triển bất thường, hình thành khối u và di căn sang các cơ quan khác được chia thành các giai đoạn ung thư cụ thể. Những giai đoạn này cũng cho biết bệnh nhân ung thư tụy sống được bao lâu.

Giai đoạn bệnh là cơ sở tiên lượng ung thư tụy sống được bao lâu

Việc xác định giai đoạn ung thư rất quan trọng để bác sĩ lựa chọn các phương pháp điều trị tốt nhất và tiên lượng được thời gian bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu. Tuy nhiên, ung thư tuyến tụy thường được phát hiện ở giai đoạn muộn do khối u nằm khuất sâu trong các cơ quan khác và triệu chứng bệnh không rõ ràng, chủ yếu là mệt mỏi, đau bụng với mật độ không thường xuyên trong giai đoạn đầu. Điều đó vô tình khiến người bệnh chủ quan và bỏ qua cơ hội chữa trị quan trọng của bệnh.

Nhiều trường hợp bệnh không được phát hiện cho đến khi ung thư đã tiến triển đến giai đoạn muộn và di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Đến lúc này, việc khám và điều trị đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều, đồng nghĩa với việc cứu chữa cũng như cơ hội sống cho người bệnh là không cao. Đây là lý do bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và trao đổi với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Trong số các bệnh ung thư thường gặp, ung thư tuyến tụy được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm, thời gian tiến triển bệnh nhanh và người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị tích cực sớm. Đặc biệt, giai đoạn tiến triển ung thư là một trong những yếu tố có vai trò quyết định bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm

Theo dữ liệu từ chương trình SEER* (2010 – 2016) của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người bị ung thư tuyến tụy ngoại tiết là 10%. Dữ liệu này cũng được phân nhóm theo từng giai đoạn** cụ thể. Tỷ lệ sống sót trong 5 năm của mỗi nhóm như sau:

  • Giai đoạn 0: khi khối u có kích thước không vượt quá 2cm và vẫn giới hạn trong tuyến tụy, bệnh nhân có khoảng 39.4% cơ hội sống.
  • Giai đoạn 1: khi khối u có kích thước khoảng 2 – 4cm, cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán của bệnh nhân khoảng 15% – 39.4%.
  • Giai đoạn 2: khi khối u có kích thước lớn hơn 4cm nhưng chưa di căn đến hạch hay các cơ quan lân cận, bệnh nhân có khoảng 13.3% cơ hội sống. Ở cuối giai đoạn 2, khối u có thể phát triển với kích thước khó xác định (nhỏ hơn 2cm, trong khoảng 2 – 4cm hay lớn hơn 4cm), lan đến nhiều nhất khoảng 3 hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn xa, người bệnh có khoảng 10% – 13.3% cơ hội sống.
  • Giai đoạn 3: khối u có thể đạt kích thước bất kỳ, lan đến ít nhất 4 hạch bạch huyết gần đó nhưng chưa di căn xa, người bệnh có khoảng 3% – 10% cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh.
  • Giai đoạn 4: khi khối u đã di căn đến các cơ quan ở xa, tỷ lệ sống của người bệnh chỉ còn khoảng 2.9%.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc ung thư thần kinh nội tiết tuyến tụy (PNETs), tỷ lệ sống sót trung bình các giai đoạn lên đến 54% theo dữ liệu thống kê tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người mắc bệnh này từ chương trình SEER (2010 – 2015) của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ.

*SEER = Surveillance, Epidemiology, and End Results (Giám sát Dịch tễ và kết quả điều trị)

**Ung thư thường được phân loại theo hệ thống TNM của Ủy ban liên hợp về ung thư Hoa Kỳ (AJCC) (bao gồm giai đoạn 1, giai đoạn 2…). Tuy nhiên, dữ liệu trong SEER lại được phân nhóm thành các giai đoạn tại chỗ, lây lan trong khu vực và di căn xa.

Ý nghĩa của tỷ lệ sống sót

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm

Theo dữ liệu từ chương trình SEER* (2010 – 2016) của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người bị ung thư tuyến tụy ngoại tiết là 10%. Dữ liệu này cũng được phân nhóm theo từng giai đoạn** cụ thể. Tỷ lệ sống sót trong 5 năm của mỗi nhóm như sau:

  • Giai đoạn 0: khi khối u có kích thước không vượt quá 2cm và vẫn giới hạn trong tuyến tụy, bệnh nhân có khoảng 39.4% cơ hội sống.
  • Giai đoạn 1: khi khối u có kích thước khoảng 2 – 4cm, cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán của bệnh nhân khoảng 15% – 39.4%.
  • Giai đoạn 2: khi khối u có kích thước lớn hơn 4cm nhưng chưa di căn đến hạch hay các cơ quan lân cận, bệnh nhân có khoảng 13.3% cơ hội sống. Ở cuối giai đoạn 2, khối u có thể phát triển với kích thước khó xác định (nhỏ hơn 2cm, trong khoảng 2 – 4cm hay lớn hơn 4cm), lan đến nhiều nhất khoảng 3 hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn xa, người bệnh có khoảng 10% – 13.3% cơ hội sống.
  • Giai đoạn 3: khối u có thể đạt kích thước bất kỳ, lan đến ít nhất 4 hạch bạch huyết gần đó nhưng chưa di căn xa, người bệnh có khoảng 3% – 10% cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh.
  • Giai đoạn 4: khi khối u đã di căn đến các cơ quan ở xa, tỷ lệ sống của người bệnh chỉ còn khoảng 2.9%.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc ung thư thần kinh nội tiết tuyến tụy (PNETs), tỷ lệ sống sót trung bình các giai đoạn lên đến 54% theo dữ liệu thống kê tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người mắc bệnh này từ chương trình SEER (2010 – 2015) của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ.

*SEER = Surveillance, Epidemiology, and End Results (Giám sát Dịch tễ và kết quả điều trị)

**Ung thư thường được phân loại theo hệ thống TNM của Ủy ban liên hợp về ung thư Hoa Kỳ (AJCC) (bao gồm giai đoạn 1, giai đoạn 2…). Tuy nhiên, dữ liệu trong SEER lại được phân nhóm thành các giai đoạn tại chỗ, lây lan trong khu vực và di căn xa.

Ý nghĩa của tỷ lệ sống sót

Tỷ lệ sống sót cho biết tỷ lệ phần trăm những người bị ung thư tuyến tụy sống được bao lâu sau một số năm nhất định.

Ví dụ: Nếu tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư tụy ngoại tiết là 10%, điều đó có nghĩa là 10% những người được chẩn đoán mắc bệnh vẫn còn sống sau 5 năm kể từ lần chẩn đoán đầu tiên nếu được điều trị tích cực. Tuy nhiên, đây là con số thấp và hầu hết số người bệnh còn lại có tỷ lệ sống sót không quá 5 năm.

Tỷ lệ sống sót là một trong những căn cứ để dự đoán người bệnh ung thư tuyến tụy sống được bao lâu sau chẩn đoán ban đầu của bác sĩ. Dù vậy, cần lưu ý rằng những con số thống kê này không cho biết chính xác triển vọng hay tuổi thọ của bất cứ trường hợp cụ thể nào. Mỗi người đều có các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tiến triển bệnh.

Những người hiện đang được chẩn đoán ung thư có thể có triển vọng tốt hơn những tỷ lệ này. Nguyên nhân là do các phương pháp điều trị được cải thiện theo thời gian và những con số nêu trên chỉ dựa theo những bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị hơn 5 năm trước.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?”. Bạn cần ghi nhớ rằng tỷ lệ sống chỉ là những con số thống kê, chúng không cho biết tuổi thọ chính xác của bất cứ trường hợp ung thư nào. Cách tốt nhất để bạn biết được tiên lượng thời gian bệnh nhân ung thư tụy sống được bao lâu là trao đổi với bác sĩ điều trị.

Tỷ lệ sống sót cho biết tỷ lệ phần trăm những người bị ung thư tuyến tụy sống được bao lâu sau một số năm nhất định.

Ví dụ: Nếu tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư tụy ngoại tiết là 10%, điều đó có nghĩa là 10% những người được chẩn đoán mắc bệnh vẫn còn sống sau 5 năm kể từ lần chẩn đoán đầu tiên nếu được điều trị tích cực. Tuy nhiên, đây là con số thấp và hầu hết số người bệnh còn lại có tỷ lệ sống sót không quá 5 năm.

Tỷ lệ sống sót là một trong những căn cứ để dự đoán người bệnh ung thư tuyến tụy sống được bao lâu sau chẩn đoán ban đầu của bác sĩ. Dù vậy, cần lưu ý rằng những con số thống kê này không cho biết chính xác triển vọng hay tuổi thọ của bất cứ trường hợp cụ thể nào. Mỗi người đều có các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tiến triển bệnh.

Những người hiện đang được chẩn đoán ung thư có thể có triển vọng tốt hơn những tỷ lệ này. Nguyên nhân là do các phương pháp điều trị được cải thiện theo thời gian và những con số nêu trên chỉ dựa theo những bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị hơn 5 năm trước.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?”. Bạn cần ghi nhớ rằng tỷ lệ sống chỉ là những con số thống kê, chúng không cho biết tuổi thọ chính xác của bất cứ trường hợp ung thư nào. Cách tốt nhất để bạn biết được tiên lượng thời gian bệnh nhân ung thư tụy sống được bao lâu là trao đổi với bác sĩ điều trị.

Xem thêm: Cách sống an toàn trong mùa dịch bệnh COVID-19

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!