Sưng amidan nhưng không đau có nguy hiểm & cần trị?

Sưng amidan nhưng không đau là triệu chứng khiến nhiều người bệnh lo lắng vì biểu hiện khá… bất thường. Nguyên nhân là vì amidan khi sưng thường kèm theo triệu chứng đau rát rất khó chịu. Một số thông tin cho rằng điều này rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư amidan. Quan trọng hơn hết là người bệnh cần được thăm khám và điều trị y tế để kịp thời ngăn chặn các diễn tiến xấu xảy ra.

Tình trạng sưng amidan nhưng không đau là triệu chứng của tình trạng phì đại Amidan có thể gây khó thở

Bị sưng amidan nhưng không đau là bệnh gì

Amidan là cơ quan nằm tại hệ hô hấp, khu vực cuống họng bên trái và phải đều có amidan tương ứng. Nhiệm vụ của amidan là giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại xâm nhập qua đường ăn, đường thở, trước khi chúng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, do amidan nằm tại vị trí giao thoa này mà chúng cũng dễ bị tấn công và gây sưng viêm. Triệu chứng thường gặp nhất khi bị sưng amidan là cơn đau rát khó chịu ở 2 bên hầu họng.

Đối với những người bị sưng amidan nhưng không có biểu hiện đau đến từ nhiều nguyên nhân. Có thể là do vệ sinh răng miệng kém, hoặc do điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng yếu, hoặc do hút thuốc lá nhiều cũng sẽ gây tổn thương viêm amidan và sưng lên trong thời gian ngắn. Không chỉ là biểu hiện của tổn thương do tiếp xúc với một số tác nhân gây kích ứng. Sưng amidan nhưng không đau còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như:

Triệu chứng phì đại amidan

Hiện tượng phì đại amidan là đặc trưng của triệu chứng nhiễm trùng. Biểu hiện là tình trạng amidan sưng to lên một cách bất thường. Ở dạng cấp tính, tình trạng sưng có thể tiến triển trong 1 – 2 ngày và tự biến mất nếu người bệnh có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên nếu là phì đại mãn tính, amidan sưng do nhiễm trùng tái phát nhiều lần hoặc là do hội chứng trào ngược dạ dày mãn tính.

Nhìn chung tình trạng phì đại amidan không quá nguy hiểm. Bệnh không gây đau rát hay chảy máu, không gây sốt cho bệnh nhân như khi sưng amidan bình thường. Tuy nhiên tình trạng diễn biến kéo dài sẽ khiến người bệnh bị khàn giọng, ngưng thở khi ngủ và gặp khó ăn khi ăn uống.

Dấu hiệu ung thư amidan

Triệu chứng sưng amidan nhưng không đau có thể xảy ra do ung thư. Thông thường, ung thư amidan tương đối hiếm gặp, thường xảy ra khi có khối u ác tính xuất hiện tại amidan. Triệu chứng gây sưng to ở amidan và không gây đau. Có thể nhận diện đặc trưng qua sự không đồng nhất về kích thước giữa 2 amidan. Kèm theo đó là những triệu chứng như khó thở, người bệnh khó nuốt, nhạt miệng, khô miệng, nước bọt có lẫn máu,…

Mặc dù hiếm gặp nhưng bệnh ung thư amidan có thể xuất phát từ những nguyên nhân đơn giản. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là người thường xuyên hút thuốc lá trong thời gian dài, lạm dụng rượu bia, vệ sinh răng miệng kém. Hoặc những người bị nhiễm virus HPV chủng 16 và 18 cũng có nguy cơ bị bệnh ung thư amidan.

Amidan sưng nhưng không đau có tự khỏi được không?

Tình trạng sưng amidan nhưng không đau có tự khỏi không sẽ tùy thuộc từng trường hợp. Các bác sĩ đã phân chia hiệu quả điều trị theo từng đặc điểm sau:

  • Trường hợp 1:Bệnh nhân bị sưng amidan không đau, nguyên nhân do virus, mức độ viêm amidan tương đối nhẹ thì không cần dùng
    thuốc kháng sinh. Triệu chứng có thể tự khỏi sau 4 -5 ngày. Tuy nhiên, đối với những trường hợp người bệnh bị sưng viêm amidan kèm theo sốt vẫn phải sử dụng thuốc hạ sốt nếu áp dụng các cách hạ sốt cơ bản không có chiều hướng giảm.

  • Trường hợp 2: Bệnh nhân bị sưng amidan do thời tiết thay đổi, triệu chứng phụ của cảm cúm, cảm lạnh,… cần được điều trị bệnh kịp thời. Bởi vì amidan bị sưng chỉ mới là dấu hiệu khởi phát, cho thấy hệ miễn dịch của người bệnh đang bị tấn công. Nếu như bệnh phát triển nặng hơn, những triệu chứng khác sẽ lần lượt xuất hiện như tình trạng viêm rát họng, đau họng, sốt, nổi hột trong họng,…

Đặc biệt đối với bệnh nhân bị viêm amidan nhưng không sưng, triệu chứng do vi khuẩn gây ra cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh để tránh biến chứng áp xe amidan tại chỗ, viêm xoang, thấp khớp,… Kết hợp với điều trị bằng thuốc, người bệnh cần chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý bệnh bệnh được chữa khỏi. Đặc biệt, người bệnh nhân cũng có thể dùng nước muối để ngậm giúp cải thiện tình trạng sưng, viêm amidan.

Sưng amidan nhưng không đau có nguy hiểm không?

Cần xác định rõ nguyên nhân gây sưng amidan nhưng không đau để có phương pháp điều trị phù hợp

Để đưa ra đánh giá đúng đắn liệu tình trạng sưng amidan không đau ở bệnh nhân có nguy hiểm hay không cần căn cứ vào bệnh lý liên quan đến nó và tình trạng bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân bị phì đại amidan sẽ gặp nguy hiểm nếu có biểu hiện ngưng thở khi ngủ hay khó ngủ.

Bên cạnh đó, đối trường trẻ em bị sưng amidan phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn nếu như không sớm điều trị đúng cách. Những biến chứng do bệnh phì đại amidan gây ra gồm có ngưng thở thời gian ngăn làm hạn chế oxy lên não, người bệnh bị suy giảm khả năng miễn dịch, tăng huyết áp, mở rộng tim, rối loạn hành vi…. Nhìn chung hệ hô hấp chính là cơ quan chịu ảnh hưởng lớn nhất nếu bệnh nhân bị sưng amidan do phình mạch.

Tình trạng bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn khi amidan bị sưng nhưng không đau do ung thư.  Bệnh có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Trong giai đoạn sớm, nếu phát hiện ung thư amidan sớm và can thiệp kịp thời thì sức khỏe bệnh nhân vẫn có thể kiểm soát được. Tuy nhiên nếu các tế bào ung thư di căn sẽ trở nên rất nguy hiểm. Chúng có thể tàn phá các cơ quan lân cận như hầu, lưỡi, vòm họng, phổi hay xương.

Cách xử lý khi bị sưng amidan nhưng không đau 

Để xử lý đúng cách khi bị sưng amidan nhưng không đau, đầu tiên người bệnh cần can thiệp để ngăn chặn tổn thương và phòng ngừa hư hại. Những biện pháp đối phó ban đầu gồm có:

Thăm khám và chẩn đoán

Nhiễm trùng liên cầu khuẩn (Streptococcus) và ung thư amidan là các bệnh lý nguy hiểm cần phòng tránh đầu tiên nếu có biểu hiện sưng amidan không đau. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra biến chứng nặng nề và đe dọa đến tính mạng. Bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sưng amidan sớm, ngay cả khi tình trạng sưng không kèm đau nhức, sốt, hay ho. Việc chủ quan là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều căn bệnh mạn tính ở hệ hô hấp.

Trong quá trình chẩn đoán, để đưa ra kết quả chính xác, các bác sĩ có thể sinh thiết mô amidan, tiến hành xét nghiệm máu, heterophil, monospot, hoặc thực hiện xét nghiệm kháng thể EBV,… Quá trình chẩn đoán nhằm giúp bác sĩ đánh giá chính xác bệnh lý mà bạn mắc phải.

Sử dụng thuốc Tây

Tình trạng amidan sưng nhưng không đau do virus không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên nếu sử dụng kháng sinh trị đúng bệnh, triệu chứng có thể thuyên giảm sau 5 – 10 ngày.

Thuốc kháng sinh được dùng ban đầu để đối phó với tình trạng sưng viêm do amidan

Điều trị sưng amidan nhưng không đau bằng thuốc Tây thường được chỉ định cho trường hợp sưng amidan không đau liên quan đến chứng phì đại. Tuy nhiên, thu
ốc chỉ mang lại hiệu quả điều trị với những bệnh nhân ở mức độ nhẹ. Phì đại phát triển do amidan bị nhiễm trùng tiềm ẩn nên ban đầu thuốc kháng sinh được dùng để điều trị. Thời gian điều trị trong khoảng 7 – 10 ngày tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng.

Nếu như amidan bị phì đại là do dị ứng thì bác sĩ điều trị có thể kê toa các loại thuốc corticosteroid dạng xịt cho mũi. Đồng thời sử dụng các thuốc kháng Histamine với mục đích chính là hỗ trợ khắc phục triệu chứng.

Phương pháp phẫu thuật

Mặc dù tỉ lệ bệnh nhân bị phẫu thuật là rất ít, nhưng phương án này cũng đạt hiệu quả nhất định trong điều trị các tổn thương ở amidan. Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp phì đại nghiêm trọng ảnh hưởng đến đường thở mà nguyên nhân không phải do nhiễm trùng gây ra. Phương pháp này cũng được thực hiện đối với những bệnh nhân bị viêm amidan liên quan đến bệnh ung thư amidan.

Mục đích của phẫu thuật cắt amidan giúp cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ hay khó thở, gây thiếu oxy lên não. Bệnh nhân được phẫu thuật loại bỏ tuyến adenoid nằm ở phía sau mũi gần vòm miệng. Phẫu thuật đơn giản, không gây tổn thương hay biến chứng hậu phẫu, thời gian hồi phục khoảng 7 – 10 ngày.

Đối với bệnh nhân bị ung thư amidan, thực hiện phẫu thuật để loại bỏ tận gốc khối u ác tính. Phương pháp phẫu thuật phù hợp với từng đặc điểm về kích thước, cũng như độ nghiêm trọng của khối u. Bệnh nhân thường bị ảnh hưởng đến giọng nói và khả năng phát âm sau phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Chữa sưng amidan bằng dân gian

Người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp dân gian chữa sưng amidan nhưng không đau do dị ứng hoặc virus. Trong đó những những phương thuốc thường 

Dùng rau húng tần

Trong Đông y ghi nhận, rau húng tần (húng chanh) có vị cay, ấm, hơi chua, tác dụng chính là lợi phế, trừ đờm, hỗ trợ thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra thì loại dược liệu này còn được sử dụng để điều trị viêm họng, viêm amidan và chữa chứng cảm lạnh.

Theo nhận định của các chuyên gia, rau húng tần có chứa thành phần hoạt chất colein. Hiệu quả chính của hoạt chất này là làm ức chế vi khuẩn nên rau húng tần có hiệu quả tương tự như kháng sinh. Nhờ đó mà dược liệu có thể giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm ở amidan và hầu họng.

Cách thực hiện: Bệnh nhân chuẩn bị khoảng 1 nắm lá húng tần và đường phèn vừa đủ. Đem húng tần thái sợ rồi cho vào chén chưng cách thủy cùng đường phèn trong vòng 10 phút.  Sau khi hấp, bệnh nhân lọc bỏ bã và lấy nước uống. Thực hiện bài thuốc mỗi ngày 2 lần.

Dùng tỏi

Hỗn hợp tỏi và mật ong có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn ở vòng họng

Tỏi là nguyên liệu thân thuộc được dùng để chế biến món ăn và tham gia điều trị một số bệnh lý liên quan đến sức khỏe. Trong dân gian ghi nhận tỏi là nguyên liệu có thể dùng để giải cảm, giảm ho và cải thiện cơn đau họng. Trong tỏi có thành phần Allicine dồi dào, với tác dụng chính là kháng khuẩn và ức chế virus gây nhiễm trùng. Vì thế người bệnh có thể sử dụng tỏi để giảm nhanh tình trạng amidan sưng to do viêm, nhiễm trùng hoặc do virus.

Cách thực hiện: Sử dụng 2 thìa cà phê mật ong và 3 tép tỏi tươi, cắt thành lát mỏng và cho mật ong vào để trong 10 phút. Lọc hỗn hợp lấy nước uống 2 – 3 lần mỗi  ngày có thể hỗ trợ điều trị chứng amidan sưng to.

Dùng gừng tươi

Một cách giảm sưng amidan có công dụng rất hiệu quả là dùng gừng. Trong ghi nhận dân gian, gừng là nguyên liệu có vị cay nồng, tính ấm, công dụng chính là chỉ thống (giảm đau), giải cảm, đồng thời gừng cũng hỗ trợ giảm ho và chống tiêu viêm. Thành phần gingerol trong gừng còn được chứng minh có hiệu quả chữa viêm amidan hiệu nghiệm.

Theo ghi nhận của Tây Y, một vài hợp chất thực vật có trong gừng có tác dụng kiểm soát nồng độ enzyme cyclooxygenase và cải thiện hiện tượng viêm và cải thiện cơn đau.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 2 thìa mật ong nguyên chất. Đầu tiên cạo vỏ gừng, đập dập và ngâm trong hỗn hợp mật ong trong vòng 15 phút. lọc lấy nước pha cùng nước ấm uống trực tiếp, còn bã dùng ngậm dần trong 30 phút.

Phương pháp chăm sóc tại nhà

Vệ sinh răng miệng tích cực để phòng ngừa tình trạng sưng amidan nhưng không đau

Song song với việc điều trị bằng thuốc dân gian, thuốc tây y kể trên, bệnh nhân nên lưu ý chăm sóc tại nhà đúng cách để mang lại hiệu quả điều trị tích cực. Cụ thể những biện pháp chăm sóc cho người bị sưng amidan nhưng không đau gồm:

  • Người bệnh nên chú ý nghỉ ngơi, hạn chế làm việc quá sức trong thời gian này.
  • Mỗi ngày người bệnh cần uống đủ 2 lít nước và bổ sung thêm nước ép để phòng khô họng.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, chải răng và súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày để loại bỏ vi khuẩn, virus..
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chủ yếu là đạm, chất xơ và vitamin hỗ trợ đề kháng.
  • Hạn chế tiếp xúc với người khỏe mạnh để không lây nhiễm virus cho đối phương.
  • Kiêng cữ những hoạt động ngoài trời, nên giữ ấm cho cơ thể – đặc biệt là vùng cổ.
  • Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân kích thích như bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá, nấm mốc,…

Trên đây là những thông tin quan trọng về triệu chứng sưng amidan nhưng không đau. Để xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác, cách tốt nhất là nhanh chóng tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tìm hướng điều trị phù hợp.  Người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm: 10 loại thực phẩm “vi diệu” chống lão hóa da

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!