Cúm A (H1N1)
Mùa xuân năm 2009, một chủng virus cúm được phát hiện và đã gây ra đại dịch cúm nghiêm trọng chính là cúm A (H1N1). Virus H1N1 chứa một tổ hợp gene gây cúm độc nhất chưa từng thấy trước đây ở động vật hay người.
Mùa xuân năm 2009, một chủng virus cúm được phát hiện và đã gây ra đại dịch cúm nghiêm trọng chính là cúm A (H1N1). Virus H1N1 chứa một tổ hợp gene gây cúm độc nhất chưa từng thấy trước đây ở động vật hay người.
Để tìm hiểu thông tin về dịch bệnh này, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.
Để tìm hiểu thông tin về dịch bệnh này, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.
Tìm hiểu chung
Cúm A (H1N1) là cúm gì?
Bệnh cúm A (H1N1) từng gây ra một đại dịch lớn trên thế giới (bao gồm cả Việt Nam) và đôi khi được gọi với tên “cúm lợn” vì ban đầu các nhà khoa học cho rằng chủng virus này có nguồn gốc từ lợn. Tuy nhiên, chủng virus này thực tế kết hợp từ nhiều virus từ lợn, chim và người gây ra bệnh ở người.
Vì chúng lây nhiễm nhanh và gây nhiễm trùng đường hô hấp cho rất nhiều người trên thế giới vào khoảng thời gian 2009 nên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố bệnh cúm A H1N1 là một đại dịch tại thời điểm đó. Đến tháng 8 năm 2010, WHO công bố đại dịch này chấm dứt.
Hiện nay, cúm A (H1N1) vẫn dễ dàng lây lan từ người sang người như các loại cúm mùa thông thường khác nhưng đã được kiểm soát và có thể phòng ngừa nhờ vào chích ngừa vắc-xin cúm mùa.
Cúm A (H1N1) là cúm gì?
Bệnh cúm A (H1N1) từng gây ra một đại dịch lớn trên thế giới (bao gồm cả Việt Nam) và đôi khi được gọi với tên “cúm lợn” vì ban đầu các nhà khoa học cho rằng chủng virus này có nguồn gốc từ lợn. Tuy nhiên, chủng virus này thực tế kết hợp từ nhiều virus từ lợn, chim và người gây ra bệnh ở người.
Vì chúng lây nhiễm nhanh và gây nhiễm trùng đường hô hấp cho rất nhiều người trên thế giới vào khoảng thời gian 2009 nên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố bệnh cúm A H1N1 là một đại dịch tại thời điểm đó. Đến tháng 8 năm 2010, WHO công bố đại dịch này chấm dứt.
Hiện nay, cúm A (H1N1) vẫn dễ dàng lây lan từ người sang người như các loại cúm mùa thông thường khác nhưng đã được kiểm soát và có thể phòng ngừa nhờ vào chích ngừa vắc-xin cúm mùa.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm A H1N1 là gì?
Dấu hiệu cúm và các triệu chứng cũng giống như các chủng cúm khác, bao gồm:
- Sốt đột ngột, thường là trên 38 độ hoặc cao hơn
- Ho (thường ho khan)
- Viêm họng
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Chảy nước, mắt đỏ
- Nhức mỏi cơ thể
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Tiêu chảy
- Buồn nôn và ói mửa
Hầu hết mọi người thường bị cúm nhẹ và có thể hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm A H1N1 là gì?
Dấu hiệu cúm và các triệu chứng cũng giống như các chủng cúm khác, bao gồm:
- Sốt đột ngột, thường là trên 38 độ hoặc cao hơn
- Ho (thường ho khan)
- Viêm họng
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Chảy nước, mắt đỏ
- Nhức mỏi cơ thể
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Tiêu chảy
- Buồn nôn và ói mửa
Hầu hết mọi người thường bị cúm nhẹ và có thể hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể nặng hơn và có nhiều biến chứng như:
- Khó thở
- Viêm phổi
- Rối loạn tri giác
- Tử vong
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn thường không cần phải đi khám bác sĩ nếu khỏe mạnh và chỉ có những triệu chứng giống như cúm. Tuy nhiên, nếu thuộc nhóm nguy cơ cao bị H1N1, bạn nên gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm. Hơn nữa, ở các vùng dịch, nếu có bất kỳ triệu chứng liệt kê ở trên, bạn không nên xem thường và cần phải thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Ngoài ra, khi bạn hoặc con bạn sốt cao, khó thở, ói mửa liên tục, hỗn loạn hoặc co giật, bạn nên khẩn trương đến phòng cấp cứu để được chăm sóc y tế.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể nặng hơn và có nhiều biến chứng như:
- Khó thở
- Viêm phổi
- Rối loạn tri giác
- Tử vong
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn thường không cần phải đi khám bác sĩ nếu khỏe mạnh và chỉ có những triệu chứng giống như cúm. Tuy nhiên, nếu thuộc nhóm nguy cơ cao bị H1N1, bạn nên gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm. Hơn nữa, ở các vùng dịch, nếu có bất kỳ triệu chứng liệt kê ở trên, bạn không nên xem thường và cần phải thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Ngoài ra, khi bạn hoặc con bạn sốt cao, khó thở, ói mửa liên tục, hỗn loạn hoặc co giật, bạn nên khẩn trương đến phòng cấp cứu để được chăm sóc y tế.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh cúm A H1N1 là gì?
Bạn sẽ mắc bệnh nếu bị lây nhiễm virus cúm A (H1N1) từ người mang virus này. Con đường lây lan cũng tương tự như bệnh cúm thông thường là qua các giọt bắn hô hấp truyền trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện.
Bạn cũng có thể nhiễm virus này khi chạm tay, tiếp xúc vào các bề mặt dính virus sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. Việc dùng chung vật dụng cá nhân như ly uống nước, khăn tắm, bàn chải đánh răng… với người bệnh cũng có thể bị lây nhiễm virus này.
Tuy nhiên, bạn sẽ không nhiễm phải virus H1N1 khi ăn thịt lợn.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ gặp biến chứng cúm A (H1N1)?
Một số người đặc biệt có nguy cơ cao bị biến chứng nặng do cúm, bao gồm:
Nguyên nhân gây ra bệnh cúm A H1N1 là gì?
Bạn sẽ mắc bệnh nếu bị lây nhiễm virus cúm A (H1N1) từ người mang virus này. Con đường lây lan cũng tương tự như bệnh cúm thông thường là qua các giọt bắn hô hấp truyền trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện.
Bạn cũng có thể nhiễm virus này khi chạm tay, tiếp xúc vào các bề mặt dính virus sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. Việc dùng chung vật dụng cá nhân như ly uống nước, khăn tắm, bàn chải đánh răng… với người bệnh cũng có thể bị lây nhiễm virus này.
Tuy nhiên, bạn sẽ không nhiễm phải virus H1N1 khi ăn thịt lợn.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ gặp biến chứng cúm A (H1N1)?
Một số người đặc biệt có nguy cơ cao bị biến chứng nặng do cúm, bao gồm:
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người còn 2 tuần trước thời điểm dự sinh.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt là dưới 2 tuổi.
- Những người có bệnh mạn tính nào đó (như hen suyễn hoặc bệnh phổi, bệnh tim, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh gan nặng hoặc một số bệnh thần kinh).
- Những người béo phì nặng, có chỉ số cơ thể BMI > 40.
- Những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, bao gồm nhiễm HIV.
- Những người từ 65 tuổi trở lên hiếm khi bị nhiễm cúm. Nhưng nếu mắc bệnh, họ sẽ có nguy cơ cao phát triển các biến chứng nghiêm trọng.
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người còn 2 tuần trước thời điểm dự sinh.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt là dưới 2 tuổi.
- Những người có bệnh mạn tính nào đó (như hen suyễn hoặc bệnh phổi, bệnh tim, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh gan nặng hoặc một số bệnh thần kinh).
- Những người béo phì nặng, có chỉ số cơ thể BMI > 40.
- Những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, bao gồm nhiễm HIV.
- Những người từ 65 tuổi trở lên hiếm khi bị nhiễm cúm. Nhưng nếu mắc bệnh, họ sẽ có nguy cơ cao phát triển các biến chứng nghiêm trọng.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh cúm lợn?
Các triệu chứng của bệnh cúm theo mùa và cúm A (H1N1) là hoàn toàn giống nhau, trừ khi bạn có biến chứng nghiêm trọng. Bác sĩ chỉ có thể dùng các xét nghiệm để biết bạn có mắc cúm hay không. Để kiểm tra, bác sĩ sẽ lấy gạc mũi hoặc họng và sử dụng nhiều kỹ thuật di truyền, xét nghiệm để xác định các loại virus. Tuy nhiên, bác sĩ không thường xuyên đề nghị xét nghiệm, bạn chỉ cần làm nếu đang ở trong nhóm nguy cơ cao được liệt kê ở trên.
Nếu có nhiễm trùng lan rộng, bạn không cần phải xét nghiệm mà chỉ cần điều trị dựa trên các triệu chứng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị cúm A (H1N1)?
Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng 7–10 ngày mà không cần điều trị.
Có hai loại thuốc kháng virus hiệu quả nhất để điều trị cúm A (H1N1) là oseltamivir và zanamivir. Tuy nhiên, bác sĩ thường kê toa các loại thuốc này cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng để làm giảm việc kháng thuốc. Bạn cần dùng thuốc trong vòng 48 giờ đầu tiên khi có triệu chứng cảm cúm để làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng và biến chứng.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh cúm lợn?
Các triệu chứng của bệnh cúm theo mùa và cúm A (H1N1) là hoàn toàn giống nhau, trừ khi bạn có biến chứng nghiêm trọng. Bác sĩ chỉ có thể dùng các xét nghiệm để biết bạn có mắc cúm hay không. Để kiểm tra, bác sĩ sẽ lấy gạc mũi hoặc họng và sử dụng nhiều kỹ thuật di truyền, xét nghiệm để xác định các loại virus. Tuy nhiên, bác sĩ không thường xuyên đề nghị xét nghiệm, bạn chỉ cần làm nếu đang ở trong nhóm nguy cơ cao được liệt kê ở trên.
Nếu có nhiễm trùng lan rộng, bạn không cần phải xét nghiệm mà chỉ cần điều trị dựa trên các triệu chứng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị cúm A (H1N1)?
Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng 7–10 ngày mà không cần điều trị.
Có hai loại thuốc kháng virus hiệu quả nhất để điều trị cúm A (H1N1) là oseltamivir và zanamivir. Tuy nhiên, bác sĩ thường kê toa các loại thuốc này cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng để làm giảm việc kháng thuốc. Bạn cần dùng thuốc trong vòng 48 giờ đầu tiên khi có triệu chứng cảm cúm để làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng và biến chứng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cúm A (H1N1)?
Nếu bạn không thuộc nhóm trên, bạn nên tự chăm sóc ở nhà và thử một số điều trị bao gồm:
- Dùng thuốc paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt và đau cơ. Không sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 19 tuổi.
- Uống càng nhiều nước nhiều càng tốt.
- Nghỉ ngơi nếu bạn còn cảm thấy mệt mỏi.
- Ngủ nhiều nhất bạn có thể.
Ngoài ra, nghỉ ngơi tại nhà, tránh nơi làm việc, trường học, các địa điểm đông người và các cuộc tụ họp ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt để tránh lây nhiễm cho người khác.
Bạn cần tiêm phòng để ngăn chặn cúm A (H1N1). Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo nên cho trẻ hơn 6 tháng tuổi đi tiêm phòng ngừa cúm. Tiêm phòng cúm cũng giúp bạn chống lại hai hoặc ba loại virus khác phổ biến trong mùa cúm.
Bên cạnh việc tiêm phòng cúm, một số lời khuyên để bạn có thể giữ gìn sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh cúm:
- Rửa tay thường xuyên
- Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi
- Làm sạch bề mặt các vật dụng mà nhiều người tiếp xúc
- Giữ sức khỏe bằng cách có chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cúm A (H1N1)?
Nếu bạn không thuộc nhóm trên, bạn nên tự chăm sóc ở nhà và thử một số điều trị bao gồm:
- Dùng thuốc paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt và đau cơ. Không sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 19 tuổi.
- Uống càng nhiều nước nhiều càng tốt.
- Nghỉ ngơi nếu bạn còn cảm thấy mệt mỏi.
- Ngủ nhiều nhất bạn có thể.
Ngoài ra, nghỉ ngơi tại nhà, tránh nơi làm việc, trường học, các địa điểm đông người và các cuộc tụ họp ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt để tránh lây nhiễm cho người khác.
Bạn cần tiêm phòng để ngăn chặn cúm A (H1N1). Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo nên cho trẻ hơn 6 tháng tuổi đi tiêm phòng ngừa cúm. Tiêm phòng cúm cũng giúp bạn chống lại hai hoặc ba loại virus khác phổ biến trong mùa cúm.
Bên cạnh việc tiêm phòng cúm, một số lời khuyên để bạn có thể giữ gìn sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh cúm:
- Rửa tay thường xuyên
- Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi
- Làm sạch bề mặt các vật dụng mà nhiều người tiếp xúc
- Giữ sức khỏe bằng cách có chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì để khỏi bệnh
Tin mới nhất
- Xét nghiệm tiểu đường: Khi nào bạn cần thực hiện?
- Bài thuốc thanh hầu bổ phế thang trị ho Quân Dân 102 có tốt không? Phản hồi của người bệnh
- Sáng ngủ dậy bị đau họng có đờm: Nguyên nhân và cách xử lý
- Giá nấm lim xanh Tiên Phước với địa chỉ bán nấm lim tại Hồ Chí Minh
- Đông Trùng Hạ Thảo có thật sự là thảo dược Thần Thánh như tin đồn?
- Nấm Linh Chi Có Thật Sự Tốt Cho Bệnh Đại Tràng Co Thắt?
- Tắc ruột
- Trải lòng của người phụ nữ nông thôn khi phát hiện viêm cổ tử cung ở độ tuổi ngũ tuần
- Chuyên gia giải đáp: Ung thư đại tràng là gì mức độ nguy hiểm của bệnh
- Ngứa da: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh [TỪ A-Z]