Mẩn ngứa da cảnh báo bệnh nguy hiểm gì? Đâu là cách điều trị hiệu quả, an toàn?
Mẩn ngứa, da nổi cục như muỗi đốt, mụn nước là những dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm đang tiềm ẩn bên trong cơ thể của bạn. Để kịp thời phát hiện, nhận diện, đánh giá mức độ tiến triển và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, độc giả có thể tham khảo những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết sau đây.
Nổi mẩn ngứa là bệnh gì?
Da nổi mẩn ngứa, xuất hiện các nốt ngứa diện tích nhỏ hoặc thành mảng lớn, nổi cục như muỗi đốt, cảm giác ngứa ngáy khó chịu là những dấu hiệu ngoài da có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên mẩn ngứa da cũng có thể cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm mà cơ thể bạn đang phải đối mặt. Dưới đây là những bệnh lý phổ biến gây ra hiện tượng này:
Mẩn ngứa nổi mề đay
Nổi mẩn ngứa rồi lặn da, mẩn ngứa thành mảng là những dấu hiệu thường gặp ở người mắc bệnh nổi mề đay. Bệnh khởi phát do sự rối loạn chức năng của hệ miễn dịch, kích thích sản sinh các chất trung gian gây viêm nhiễm, làm tích tụ nước dưới da, tăng tính thấm ở thành bì từ đó tạo nên các nốt ngứa sẩn phù, nổi thành cục. Người bệnh thường có cảm giác ngứa da vào ban đêm, càng gãi diện tích tổn thương lại càng lớn. Mề đay có xu hướng mọc rải rác và sau đó liên kết với nhau tạo thành mảng lớn.
Đây là dạng bệnh tự miễn nên đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể đặc trị hoàn toàn. Nếu chủ quan để lâu, mề đay có thể chuyển biến sang dạng mãn tính, gây nhiều biến chứng nguy hiểm: phù nề đường thở, tim đập nhanh, đột quỵ, sốc phản vệ…
Ngứa da nổi mẩn đỏ do côn trùng cắn
Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, rất khó để bảo vệ hoàn toàn làn da khỏi sự tấn công của các loại côn trùng. Mẩn ngứa do nguyên nhân này thường xuất phát từ các loại n
hư kiến, muỗi, dĩn, rận chó mèo. Tuy chỉ là biểu hiện ngoài da và không gây biến chứng nguy hiểm cho tính mạng như triệu chứng này có xu hướng kéo dài với mức độ ngứa dai dẳng. Đặc biệt hơn, một vài trong số những loại công trùng đó có thể chứa độc tố hoặc mang theo nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Nổi mẩn đỏ trên da do thủy đậu
Thủy đậu được đánh giá là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất tại Việt Nam. Ngoài cảm giác ngứa da, thủy đậu có thể gây nên những nốt mụn nước lan nhanh chóng ra toàn bộ cơ thể đi kèm với sốt cao, mệt mỏi. Trái ngược với những bệnh lý ngoài da tự miễn, thủy đậu gây ra bởi virus Varicella nên có tính lây nhiễm cao, thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm hoặc dùng chung đồ cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh. Đối với người từng mắc bệnh, cơ thể sẽ tự động sản sinh miễn dịch cản trở tối đa khả năng tái phát.
Da mẩn ngứa cảnh báo viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc thường kéo theo phát ban ngoài da, mụn nước đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, đỏ rát da. Bệnh không gây tổn thương diện rộng và thường chỉ giới hạn trong vùng da tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, vùng da bị bệnh có thể xuất hiện các bọng nước vỡ, đem theo mủ và dịch viêm, gây viêm loét, gia tăng diện tích viêm da.
Mẩn ngứa da do tổ đỉa
Trong số các bệnh lý ngoài da, tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một trong những căn bệnh để lại hậu quả nặng nề tới thẩm mỹ và hoạt động hằng ngày. Tổ đỉa sẽ hình thành các mụn nước li ti ẩn sâu dưới da. Thông thường các nốt này rất khó để bị vỡ, có bờ cứng. Đối với các mụn to xuất hiện ở lòng bàn chân, tay còn khiến nguy cơ bị nhiễm trùng tăng cao, gây khó khăn cho sinh hoạt của người bệnh.
Nhiễm trùng
Khi xuất hiện các vết thương ở, đặc biệt ở đầu khớp nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách có thể tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, virus và bụi bẩn tấn công gây bệnh. Tại vùng da tổn thương có thể xuất hiện mủ viêm lâu lành. Về lâu dài, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải một số căn bệnh như lupus ban đỏ, thâm chí ảnh hưởng tới xương khớp.
Mẩn ngứa do bệnh xã hội
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đường máu như lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV/AIDS khi mới phát bệnh có thể gây ra người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, nổi mề đay. Đây có thể là ảnh hưởng do sự tấn công của các vi khuẩn hoặc dưới tác động của thuốc kháng virus.
Suy giảm chức năng gan thận
Gan và thận là hai cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố tích tụ. Do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học hoặc sự tấn công của các virus khiến tần suất hoạt động của hai cơ quan này bị ảnh hưởng có thể dẫn tới các bệnh ngoài da.
Bệnh hạch bạch huyết
Căn bệnh ác tính Hodgkin hoặc Non-Hodgkin diễn biến phức tạp khiến hạch bạch huyết sưng to, nổi mẩn ngứa da khắp người. Khi mắc bệnh, sự đột biến gen ở hạch huyết bào làm gia tăng tế bào đột biến. Từ đó kéo theo sự tăng sinh bất thường các tế bài lympho trong hệ thống bạch huyết, gây nên căn bệnh ung thư.
Nguyên nhân gây mẩn ngứa
Nắm bắt nguyê
n nhân gây bệnh là chìa khóa then chốt giúp bạn phòng ngừa hiệu quả, đồng thời tránh xa các tác nhân này trong sinh hoạt hằng ngày để ngăn trở bệnh tái phát. Dưới đây là một số yếu tố gây nên hiện tượng mẩn ngứa da.
- Thay đổi thời tiết: Cùng với sự xáo trộn trong nhiệt độ, độ ẩm, sức gió, sức nắng là những yếu tố hàng đầu dẫn tới bệnh nổi mề đay, dị ứng da, cháy nắng, hoặc rôm sảy gây mẩn ngứa da.
- Yếu tố di truyền: Đối với một số dạng bệnh mãn tính, thể tự miễn thường có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố di truyền. Nhóm người trong gia đình có bố hoặc mẹ từng điều trị các bệnh này sẽ có nguy cơ mắc cao hơn so với nhóm còn lại.
- Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên lạm dụng chất kích thích, thuốc lá hoặc thức khuya, không vệ sinh da đúng cách đều là những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ngoài, thường xuyên cảm thấy mẩn ngứa khó chịu.
- Lạm dụng thuốc: Một số sản phẩm (aspirin, các loại thuốc chứa corticoid…) có tác dụng điều trị các bệnh ngoài da nhưng nếu lạm dụng trong thời gian dài mà không có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn tới bào mòn da, kích thích sản sinh chất gây viêm trong cơ thể.
- Tiếp xúc với yếu tố dị ứng: Người sử dụng mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất có tính bào mòn sẽ khiến da bị mất đi độ ẩm, bong tróc, mẩn ngứa, dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Bệnh lý: Mẩn ngứa có thể bị gây ra bởi một số bệnh ngoài hoặc xuất phát từ bên trong cơ thể như suy gan, suy thận, nổi mề đay, dị ứng thời tiết, thủy đậu, tổ đỉa, hắc lào…
Biểu hiện của mẩn ngứa da
Ngoài cảm giác ngứa da, người bệnh có nguy đối mặt với những triệu chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể loại, mức độ bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau:
- Nổi mẩn ngứa trên da, cảm giác ngứa thường gia tăng về đêm, càng gãi càng ngứa và nhanh chóng lan ra toàn thân.
- Da nóng đỏ, khô và bong tróc, có vảy trắng.
- Xuất hiện kèm theo mụn nước nhỏ. Bên trong các mụn nhỏ này thường chứa dịch viêm hoặc mủ, bờ xung quanh màu đỏ.
- Mẩn ngứa xuất hiện thành từng nốt rải rác hoặc tạo thành mẩn ngứa da mảng lớn.
- Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương đối với nguyên nhân nhiễm trùng.
- Mệt mỏi, đau họng, sốt nhẹ, khó nuốt.
- Nổi mẩn ngứa thành mảng.
Những đối tượng nào dễ bị mẩn ngứa da nhất
Mẩn ngứa da có thể xảy ra ở rất nhiều đối tượng khác nhau, không có sự phân biệt rõ ràng trong độ tuổi hoặc giới tính. Tuy nhiên, dưới đây là một số nhóm có nguy cơ cao, đồng thời việc điều trị cần đặc biệt thận trọng.
- Phụ nữ mang thai, sau sinh: Trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ, sau sinh là thời điểm cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi hormone mạnh mẽ nhất. Chính những xáo trộn này đã khiến chức năng của các cơ quan cũng bị ảnh hưởng. Từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là nổi mề đay khi mang thai, nổi mề đay sau sinh. Việc điều trị cần ưu tiên sự lành tính, an toàn do chỉ một tác động nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Mẩn ngứa ở trẻ: Hệ cơ quan chưa hoàn thiện, chức năng miễn dịch kém là những lý do khiến cho trẻ nhỏ trở thành đối tượng dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Không chỉ vậy, việc lạm dụng kháng sinh, thuốc tây vốn đem lại hiệu quả cao cũng không được khuyến khích trong trường hợp này do những nguy cơ tổn thương lên sự phát triển sau này.
- Người có làn da nhạy cảm:
Đối với người có làn da nhạy cảm thường dễ phản ứng với sự tác động của nước, nhiệt độ, khói bụi và lông thú nuôi. Tuy nhiên, những người này còn có thể dị ứng với thành phần của một số loại thuốc bôi ngoài da. Đồng thời khả năng phục hồi da chậm hơn so với các loại da thường.
Các biến chứng nguy hiểm khi bị mẩn ngứa
Mẩn ngứa da không phải bệnh lý mà chỉ là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị các yếu tố ngoại lai xâm nhập và tấn công. Sự hiểu lầm này vô tình hình thành cho người bệnh tâm lý chủ quan, coi nhẹ biểu hiện ngoài da, không điều trị kịp thời dẫn tới nguy cơ biến chứng cao. Tùy theo từng loại bệnh mà sự ảnh hưởng tới cơ thể sẽ khác nhau:
- Nổi mề đay mẩn ngứa: Nổi mề đay mãn tính, phù mạch, phù đường thở dẫn tới suy hô hấp, đột quỵ, nhiễm trùng da, phù mi mắt, rối loạn nhịp tim.
- Bệnh tổ đỉa: biến dạng móng tay, chân, bội nhiễm da để lại sẹo thâm không thể khắc phục.
- Viêm da tiếp xúc: Gây viêm da thần kinh, da bị sừng hóa, nhiễm trùng da dẫn tới sẹo vĩnh viễn, tâm lý tự ti, suy nhược thần kinh.
- Bệnh lý xuất phát từ bên trong cơ thể: Viêm gan, suy thận, bạch hầu đều có thể nhanh chóng diễn biến ảnh hưởng tới hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Nghiêm trọng hơn, bệnh bạch hầu nếu tiến triển sang giai đoạn 2, 3 có thể trở thành di căn dẫn tới nguy hiểm tính mạng.
- Mẩn ngứa ở trẻ em, sau sinh hoặc phụ nữ mang thai: ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của trẻ, tăng nguy cơ sinh non và mắc các bệnh hậu sản.
Cách điều trị mẩn ngứa toàn diện nhất hiện nay
Để chủ động phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất, tham khảo ý kiến chuyên gia. Tránh tự ý điều trị khi chưa biết chính xác bệnh dẫn tới nhiều hậu quả trái ngược.
Thuốc điều trị mẩn ngứa
- Thuốc bôi chứa corticoid: Trong trường hợp mẩn ngứa kéo dài, người bệnh có thể áp dụng các loại thuốc bôi ngoài da để cải thiện nhanh chóng cảm giác khó chịu, mẩn đỏ trên da, nhẹ nhàng lấy đi lớp da chết. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng corticoid ở mức nhẹ hoặc trung bình, không sử dụng trên diện tích tổn thương quá lớn.
- Thuốc kháng histamin: Để loại bỏ các tác nhân gây nổi mẩn thành từng cục kèm theo cảm giác ngứa, người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc kháng histamin. Hiện nay, loại thuốc này được cải tiến và phân chia thành H1 và H2. Trong đó H1 thường gây buồn ngủ, phù hợp điều trị mề đay vật lý. Và H2, ít gây buồn ngủ hơn, thường dùng cho mề đay cấp và mãn tính.
- Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Trường hợp rối loạn miễn dịch gây ra các bệnh tự miễn như mề đay, tổ đỉa, viêm da tiết bã rất khó để điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, phương pháp sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch, ngăn sản xuất kháng thể tiết ra chất trung gian gây viêm là sự lựa chọn tối ưu nhất đối với thể bệnh này.
- Thuốc trị nấm: Nấm da có thể hình thành trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, gây nên các bệnh như hắc lào, lang ben, thủy đậu…. Do đặc tính lây lan cao nên khi sử dụng, người bệnh nên chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi bôi. Một số sản phẩm tiêu biểu bao gồm Clotrimazole, Gentrisone, Terbinafine hoặc Miconazole
- Corticoid dạng viên uống: Trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện biến chứng và không đáp ứng với các loại thuốc bôi, người bệnh sẽ được chỉ định dùng corticoid dưới dạng viên uống. Liều lượng và chủng loại sử dụng cần tuân thủ chặt chẽ theo sự chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn nguy cơ tác dụng phụ.
- Thuốc ức chế thần kinh: Các sản phẩm điều trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa hoặc các bệnh tự miễn khác thường được xem xét sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Mặc dù đem lại hiệu quả cao nhưng trong một vài trường hợp, người dùng sẽ có dấu hiệu tổn thương hệ thần kinh, tâm lý bất ổn
Cách chữa mẩn ngứa da tại nhà
Các phương pháp từ mẹo dân gian đem đến cho người bệnh sự an toàn, lành tính. Tuy nhiên khi chưa biết chính xác căn bệnh khiến da bị mẩn ngứa, bạn hoàn toàn không nên sử dụng các bài chữa mẹo quá lâu, hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng với tâm lý nhanh chóng nhìn thấy hiệu quả. Dưới đây là những mẹo dân gian phổ biến nhất trong hỗ trợ giảm mẩn ngứa da:
- Chữa bệnh ngứa da bằng nha đam: Trong phần ruột trong của cây nha đam chứa rất nhiều d
ưỡng chất có khả năng cấp ẩm nhanh chóng, làm dịu da và giảm ngứa. Người bệnh có thể lọc sạch phần vỏ và gai, sử dụng trực tiếp lên vùng da bị viêm. Sau 15 phút cho nhựa khô lại thì mát xa nhẹ nhàng với nước ấm. - Sử dụng lá khế chữa mẩn ngứa: Lá khế có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp se mụn và làm sạch vết thương. Chỉ cần đun nước lá khế tươi dùng tắm hằng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt chỉ sau 1 – 2 tuần.
- Bài thuốc trị mẩn ngứa từ lá trầu không: Để phát huy hiệu quả tối ưu nhất từ thành phần của lá trầu không, bạn nên rửa sạch từ 5 – 7 lá. Sau đó đem giã nát cùng với 1 thìa muối tinh và đắp lên da bị ngứa. Sau 10 phút có thể bỏ ra và rửa lại với nước ấm.
- Mật ong chữa nổi mẩn ngứa: Ngoài công dụng dưỡng da, những tinh chất có lợi trong mật ong đem lại rất nhiều hiệu quả trong việc giảm thiểu mẩn ngứa, đỏ rát và mụn nhọt. Bạn nên kết hợp mật ong với một số nguyên liệu khác như sữa chua không đường, chanh, khoai tây hoặc trứng. Trộn đều hỗn hợp để đắp lên mặt. Sau 10 phút mát xa nhẹ nhàng, rửa lại bằng nước ấm.
Thuốc Đông y chữa mẩn ngứa da
Việc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền thường đòi hỏi áp dụng trong thời gian dài, đi sâu vào khắc phục các tổn thương bên trong cơ thể. Nhờ các thảo dược lành tính, phương pháp này đáp ứng tối đa hiệu quả trên cơ địa người Việt. Đặc biệt giải quyết nỗi lo trong điều trị mẩn ngứa da cho phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ. Sau đây là một vài bài thuốc phổ biến mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Bài thuốc chữa mẩn ngứa do nóng gan: Chuẩn bị các dược liệu bao gồm thương nhĩ, phòng phong, cúc tần, ngải cứu, bồ công anh, diệp hạ châu, cam thảo đất, hồng hoa đem đun sắc cùng nhau. Đổ khoảng 500ml nước nồi và sắc trong khoảng 30 phút. Cho tới khi thuốc cạn vừa đủ 3 bát thì tắt bếp. Ngày uống 3 lần.
- Bài thuốc chữa mẩn ngứa do dị ứng thực phẩm: Đem đun sắc tiêu tân lang, mề gà, địa phu tử, phục linh, thược dược, hoa cúc khô, tiêu tân lang, tiêu sơn tra cùng với 450ml nước. Cho tới khi thuốc trong nồi cạn chỉ còn ½ thì đổ ra bát uống dần. Nên dùng khi còn ấm sẽ giúp dược tính thẩm thấu nhanh hơn.
Cách phòng chống mẩn ngứa da hiệu quả cho mọi đối tượng
Các dấu hiệu gây mẩn ngứa da có thể tiềm ẩn xung quanh chúng ta và mỗi dạng bệnh sẽ kéo theo những biến chứng nguy hiểm khác nhau. Chủ động tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức về biện pháp phòng ngừa là cách hữu hiệu nhất giúp bảo vệ bạn khỏi tác động xấu từ bên ngoài.
- Tích cực bảo vệ da thường xuyên với kem chống nắng, kem dưỡng thể, mũ, áo choàng…
- Uống đủ nước mỗi ngày để da được cung cấp độ ẩm từ bên trong, tránh mất nước khi trời nắng nóng hoặc độ ẩm thấp bất thường.
- Bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D, E tốt cho da và sức đề kháng của cơ thể.
- Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế bệnh truyền nhiễm và sự lây lan vi khuẩn, virus. Không sờ tay lên mặt, mắt hoặc miệng khi chưa được vệ sinh đúng cách.
- Không áp dụng chế độ kiêng khem một cách thiếu khoa học. Vệ sinh da thường xuyên, đúng cách với nước ấm, từ 10 – 15 phút mỗi ngày.
- Tránh xa các loại chất kích thích, thực phẩm có hại như thức ăn nhanh, sữa động vật, gia vị cay, nhiều vị mặn…
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện và điều trị mầm bệnh.
Mẩn ngứa da không chỉ là dấu hiệu bên ngoài mà còn cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bên trong cơ thể. Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã có thêm kiến thức để nhận diện, điều trị và bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
Thông tin nên đọc:
- Da mẩn ngứa sau khi tắm là bệnh gì, chữa thế nào?
- Ngứa khắp người không nổi mẩn và cách điều trị
Xem thêm: Men gan cao là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Tin mới nhất
- Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? TOP thực phẩm “vàng” bạn nên biết
- Top 6 thuốc Đông y trị viêm dạ dày được dùng phổ biến
- Công dụng chữa bệnh của cây Bối Mẫu
- Bệnh viêm da dầu có chữa được không? Giải đáp
- Bị viêm phụ khoa lâu ngày – Giải pháp cứu cánh cấp tốc
- Cây thuốc dân gian chữa bệnh gan hiệu quả
- Bài nam dược chữa viêm mũi xoang Tiêu xoang linh dược thang dùng cho đối tượng nào?
- Triệu chứng khó tiêu
- Bụng cồn cào khó chịu buồn nôn là bị gì? Làm sao khỏi?
- Ung thư tinh hoàn
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Đông Trùng Hạ Thảo Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Tiền Liệt Tuyến
- TIN TỨC UNG THƯ Bạch cương tàm điều trị nám tàn nhang, liệt dương, động kinh
- TIN TỨC UNG THƯ Tiểu rắt ở nam giới nguyên nhân do đâu? Cách điều trị dứt điểm bệnh
- TIN TỨC UNG THƯ 4 tác hại của nấm hương bạn nên biết để phòng tránh