Viêm da cơ địa ở trẻ em: Triệu chứng và hướng điều trị
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em hiện nay khá phổ biến, thậm chí trẻ sơ sinh vẫn có thể mắc bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu sau này. Bài chia sẻ hôm nay chúng tôi sẽ giúp phụ huynh tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này, tìm cách xử lý an toàn, phù hợp với thể trạng của bé.
Viêm da cơ địa ở trẻ em là gì?
Viêm da cơ địa ở trẻ em là một dạng bệnh mãn tính có các biểu hiện đặc trưng như da sưng đỏ, phù nề, đau rát, bong tróc và ngứa ngáy. Bệnh lý thường khởi phát ở trẻ dưới 2 tuần tuổi, trẻ bụ bẫm sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Giai đoạn mắc bệnh, trẻ bị viêm da cơ địa không chỉ có những tổn thương ngoài da mà còn có thể mắc thêm một số bệnh lý khác như viêm tai giữa, ỉa chảy.
Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ thường xuất hiện ở da mặt. Những trường hợp bệnh nặng, biểu hiện bệnh lý có thể lan xuống cổ, tay và thân mình.
Theo thống kê của tổ chức y tế ghi lại, có khoảng 50% trường hợp bé bị viêm da cơ địa toàn thân có triệu chứng giảm dần khi đến tuổi trưởng thành. Một số trường hợp bệnh lý có thể kéo dài dai dẳng và tiến triển đến suốt đời.
Những trẻ có bệnh lý nặng, kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô hoặc viêm kết mạc.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Em bé bị viêm da cơ địa thường do yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình. Số liệu thống kê ghi lại, có khoảng 80% trường hợp trẻ bị viêm da mãn tính do có người thân cận huyết mắc bệnh da liễu, viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn,…
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác có thể gây bùng phát viêm da cơ địa ở trẻ em có thể kể đến như:
- Do sức đề kháng của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy các bé rất dễ mắc các bệnh da liễu và hô hấp.
- Do thời tiết lạnh và khô khiến các bệnh da liễu như viêm da cơ địa có điều kiện thuận lợi bùng phát. Khi thời tiết ấm lên các triệu chứng ngoài da sẽ có xu hướng giảm dần.
- Do chế độ dinh dưỡng tác động một phần khiến bé bị viêm da cơ địa. Nếu trẻ thường xuyên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu hóa có thể khiến các triệu chứng bệnh bùng phát nhanh chóng.
- Ngoài ra còn có một số yếu tố khác gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có thể kể đến như do nhiễm trùng, tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh, sử dụng sữa tắm có độ pH cao,…
Triệu chứng gây viêm da cơ địa ở trẻ em
Phụ huynh cần nắm rõ thông tin triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để có thể tìm ra biện pháp chăm sóc và đưa con đến cơ sở y tế để điều trị.
Do viêm da có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác vì vậy bố mẹ hãy nắm chắc các biểu hiện phổ biến như sau:
Triệu chứng của viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh như sau:
- Trẻ có biểu hiện sớm khoảng từ 3 tuần tuổi trở đi, thậm chí có thể kéo dài từ 18 đến 24 tháng.
- Trên da xuất hiện các đám đỏ, ngứa rát, mụn nước dễ vỡ, chảy máu, đóng vảy tiết là những hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường thấy. Giai đoạn này rất dễ bội nhiễm vi khuẩn, nổi hạch,…
- Viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh có những vết mẩn
đỏ, thậm chí có thể xuất hiện ở tay, chân, cổ, trán, da đầu,… - Trẻ sơ sinh dễ nhảy cảm với các yếu tố gây dị ứng như lông động vật, mùi hương,…
Các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ lớn:
- Biểu hiện viêm da cơ địa ở trẻ lớn kéo dài từ giai đoạn sơ sinh.
- Trên da có những vết tổn thương xuất hiện, có nốt sần đỏ, mụn nước lan rộng, nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn,…
- Viêm da cơ địa ở trẻ em thường xuất hiện ở khe, nếp gấp khuỷu tay, mí mắt và cổ,…
- Những trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa nặng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và suy dinh dưỡng.
Trẻ bị viêm da cơ địa có ảnh hưởng gì không?
Viêm da cơ địa ở trẻ em có lây không, các bác sĩ cho biết bệnh lý không thể lây từ người sang người bên phụ huynh có thể yên tâm. Các triệu chứng do viêm da gây ra có thể kiểm soát được ngay tại nhà.
Về cơ bản, bệnh lý chỉ gây tổn thương ngoài da, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ triệu chứng có thể khiến bé khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc, bú kém và mất ngủ.
Phụ huynh tránh tự ý tìm cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em khi chưa được bác sĩ chỉ định. Nếu áp dụng sai phương pháp điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Viêm da bội nhiễm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém nên nguy cơ bội nhiễm da càng cao hơn. Nếu gặp phải trường hợp này phụ huynh cần chủ động đưa con đến cơ sở y tế ngay để điều trị.
- Hoại tử da là biến chứng nặng của viêm da cơ địa do phụ huynh tự dùng thuốc hoặc áp dụng mẹo chữa dân gian sai cách cho con khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Chữa viêm da cơ địa ở trẻ có thể gặp biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ áp dụng sai cách điều trị, bởi đây là nhóm đối tượng có mức độ nhạy cảm cao. Nếu bé có những biểu hiện bất thường, các mẹ nên chủ động đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em hiệu quả
Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em khác với người lớn do các bé có cơ địa rất nhạy cảm. Bác sĩ cần phải kiểm tra và xác định mức độ bệnh lý để tìm biện pháp phù hợp can thiệp.
Viêm da cơ địa ở trẻ em có thể điều trị kết hợp chữa Đông y, Tây y và các biện pháp chăm sóc tại nhà. Các mẹ có thể hỏi qua ý kiến bác sĩ khi áp dụng các mẹo chữa dân gian.
Cách trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây
Viêm da cơ địa ở chân trẻ em có thể dùng thuốc Tây để bôi tại chỗ. Nhóm thuốc này có công dụng kháng khuẩn, giảm viêm, đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đau.
Đối với trẻ em lớn có thể dùng thuốc dạng uống trong trường hợp có hiện tượng sưng viêm và bội nhiễm kéo dài. Phụ huynh cần dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định dùng chữa viêm da cho trẻ nhỏ như sau:
- Nước muối sinh lý có nồng độ 0,9%.
- Dung dịch thuốc tím metin nồng độ 1%.
- Thuốc bôi có thành phần corticoid kết hợp cùng acid salicylic.
- Dung dịch milian chữa viêm da cơ địa.
- Thuốc mỡ kháng sinh có chứa corticoid.
- Thuống kháng histamin dạng bôi ngoài da.
Đối với trẻ dùng thuốc đường uống chữa viêm da sẽ được dùng các loại như:
- Thuốc kháng histamin thế hệ H1 dành cho trẻ em.
- Thuốc kháng sinh tetracyclin hoặc Erythromycin dùng khi trẻ bị viêm nhiễm.
- Thuốc corticoid đường uống dùng trong thời gian ngắn khi có sự chỉ định.
Một
số trường hợp bác sĩ có thể kê viên uống bổ sung cho trẻ để cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Ngoài việc dùng thuốc Tây, viêm da cơ địa ở trẻ em có thể điều trị được bằng phương pháp quang trị liệu. Biện pháp chữa trị này khá an toàn và có thể áp dụng được cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai.
Quang trị liệu sẽ được áp dụng khi điều trị ngoại khoa không mang đến kết quả. Bác sĩ sẽ sử dụng tia UVB hoặc UVA để chiếu lên vùng da bị tổn thương nhằm cải thiện cơn ngứa, giảm viêm, phục hồi những mô da đã bị tổn thương. Tuy nhiên phương pháp này lại có thể gây lão hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nên người bệnh cần hết sức thận trọng.
Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng thuốc Đông y
Do cơ địa của trẻ em khá nhạy cảm nên việc áp dụng biện pháp điều trị phụ huynh cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Cho đến thời điểm hiện tại, chữa bệnh bằng thuốc Đông y được đánh giá cao nhất về độ an toàn, lành tính cho các bé.
Nguyên tắc điều trị của các bài thuốc Đông y là chữa bệnh tận gốc, mang đến hiệu quả lâu dài và phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh ngoài ý muốn.
Các bài thuốc Đông y hầu hết sử dụng thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh nên không gây hại cho sức khỏe và không có tác dụng phụ, đặc biệt tốt với đối tượng là trẻ em sử dụng. Dưới đây là các bài thuốc Đông chữa viêm da cơ địa mà các phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà cho bé.
Bài thuốc Đông y tiêu phong tán chữa viêm da cơ địa:
- Công dụng bài thuốc: Trừ phong thấp, thanh nhiệt, chống ngứa, chữa viêm da cơ địa và một số loại bệnh da liễu khác.
- Nguyên liệu của bài thuốc: Thử niêm tử, tri loại, thạch nhiều, thuyền thoái, hương truật, nhẫn đông hoa, sinh địa, bồ công anh, hoa múc, rau má, thổ phục linh, vân quy, kinh giới, khổ sâm.
- Cách thực hiện bài thuốc: Làm sách các nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước cạn còn ⅔ thì tắt bếp. Chi nước để uống ngày 3 lần sau khi ăn là được.
Bài thuốc Đông y Kinh phòng bại độc tán chữa viêm da cơ địa cho trẻ em:
- Công dụng của bài thuốc Kinh phòng bại độc tán: Thanh nhiệt, giải độc, tán phong, trừ thấp, hỗ trợ chữa bệnh viêm da cơ địa và các loại bệnh da liễu khác.
- Nguyên liệu bài thuốc cần có: Khương thanh, bạch tiên bì, diếp dại, phục linh, tỉnh ngân hoa, phòng phong, bắc sài hồ, thương hoạt, kinh giới, chỉ xác, thuyền thái, bạch dược.
- Cách thực hiện bài thuốc cho bé: Các mẹ hãy làm sạch các loại dược liệu đã chuẩn bị rồi cho vào ấm để sắc cùng 2 lít nước. Nấu thuốc trên lửa nhỏ trong vòng 1 tiếng rồi lọc lấy phần nước, bỏ xác, chia đều làm 3 phần cho bé uống sau khi ăn là được.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can Thang chữa viêm da cơ địa:
Ngoài hai bài thuốc trên thì các mẹ có thể sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang để chữa viêm da cơ địa cho. Đây là công trình nghiên cứu dựa trên bài thuốc y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông.
Bài thuốc sử dụng toàn bộ nguyên liệu từ thiên nhiên vừa tăng cường sức đề kháng của trẻ, loại bỏ căn nguyên gây bệnh, chống sự xâm nhập của ngoại ta, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
Thuốc Thanh bì Dưỡng can thang hoạt động dựa trên 3 cách là bôi, uống và ngâm rửa. Cụ thể như sau:
- Bài thuốc ngâm rửa sẽ sát khuẩn da, giảm nhanh cơn ngứa, khoanh vùng khu vực bị tổn thương để ngăn chặn tổn thương lan rộng hơn.
- Bài thuốc bôi ngoài da có tác dụng sát khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm cảm giác ngứa ngáy, dưỡng ẩm da, làm lành nhanh các tổn thương đồng thời cung cấp thêm dưỡng chất để tái tạo và phục hồi da.
- Bài thuốc uống điều trị bệnh từ bên trong, giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, khu phong, trừ thấp, ổn định cơ địa, tăng cường sức đề kháng và thể trạng của người bệnh.
Khi áp dụng các bài thuốc Đông y để chữa bệnh các mẹ nên đưa con đến tận nơi để thầy thuốc khám, chẩn đoán chính xác tình trạng của bé và bốc thuốc phù hợp với bệnh lý. Phụ huynh tránh tự ý mua thuốc về dùng để hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng ngoài ý muốn.
Mẹo dân gian trị viêm da cơ địa ở trẻ em
Viêm da cơ địa ở trẻ em cấp độ nhẹ bạn có thể áp dụng các mẹo chữa dân gian đơn giản tại nhà để khắc phục triệu chứng. Một số mẹo dân gian bạn có thể áp dụng cho con như sau:
- Tắm nước lá khế: Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế rất đơn giản chỉ cần sử dụng 30g lá dược liệu làm sạch, ngâm nước muối loãng trong thời gian 15 phút sau đó cho vào nồi nấu 20 phút rồi tắt bếp. Hòa nước lá khế với ít nước mát để tắm cho bé, phần bã dùng chà xát nhẹ lên da. Mỗi tuần
thực hiện từ 2 đến 3 lần là được. - Tắm nước lá kinh giới: Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới làm sạch, ngâm nước muối loãng rồi ép lấy nước cốt. Hòa nước cốt lá kinh giới cùng 2 lít nước ấm để tắm cho bé từ 1 đến 2 lần mỗi tuần.
- Tắm nước lá sài đất: Tương tự với hai cách làm trên, mẹ hãy làm sạch 100g lá sài đất, cho vào nồi đun sôi 10 phút rồi hòa cùng nước mát để tắm cho con mỗi ngày 1 lần.
Các mẹ chú ý, mẹo chữa dân gian và bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm vì vậy phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có hiệu quả. Ngoài ra khi sử dụng các loại cây thuốc nam này người bệnh cần làm sạch và ngâm nước muối để loại bỏ hết vi khuẩn và tạp chất tránh tình trạng bội nhiễm.
Phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa cho trẻ nhỏ
Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ có thể kéo dài và tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy các mẹ cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây để kiểm soát triệu chứng, bảo vệ da, và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, ngăn ngừa bệnh lý tái phát.
- Phụ huynh có thể sử dụng các loại mỹ phẩm lành tính để bôi lên da của bé vừa có tác dụng dưỡng ẩm vừa bảo vệ da, hạn chế nguy cơ bong tróc, khô da, làm dịu và giảm cơn ngứa.
- Thường xuyên cắt gọn móng tay, kiểm soát hoạt động cào gãi của trẻ để tránh làm tổn thương da diện rộng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
- Nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng cho bé trong ngày thời tiết hanh khô để giữ ẩm cho bé, ngăn ngừa các triệu chứng bệnh bùng phát.
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống để loại bỏ dị nguyên, hạn chế nguy cơ mắc bệnh của bé.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, viêm da.
- Chú ý để trẻ mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi. Không nên để bé mặc đồ được may từ chất liệu dày cứng hay bó sát cơ thể.
- Sản phẩm chăm sóc da của bé phải lựa chọn dòng có nguồn gốc từ thiên nhiên, độ pH trung bình, không có chứa hương liệu hóa học.
- Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lí để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hô hấp bởi đây cũng là một yếu tố gây viêm da cơ địa ở trẻ em.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để nâng cao hệ miễn dịch của bé, hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh viêm da và các loại bệnh dị ứng khác.
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho bé đặc biệt là trẻ sơ sinh để hạn chế nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan.
- Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm da cơ địa phụ huynh cần chủ động đưa con đến cơ sở y tế ngay để khám và tìm cách xử lý kịp thời.
Viêm da cơ địa ở trẻ em và các thông tin liên quan chúng tôi đã giúp phụ huynh tìm hiểu kỹ lưỡng. Hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc con đúng cách để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ mắc tái phát của bệnh lý.
Xem thêm: Siro ho cho bà bầu loại nào tốt? Các lưu ý khi dùng
Tin mới nhất
- Bị viêm da cơ địa ở vùng kín nên lưu ý những điều này
- Ung thư thanh quản
- Ung thư tuyến tụy và những điều bạn cần phải biết
- Bật mí cách nhanh có thai mà bạn nên tìm hiểu
- Cây vòi voi và công dụng chữa viêm da cơ địa ít người biết
- Thảo Dược Nấm Linh Chi – Bí Quyết Bảo Vệ Thận Khỏe
- Bệnh trĩ nội độ 1: Cách nhận biết và điều trị
- Nội soi trực tràng là gì? Có đau không?
- Top 10 thuốc chữa bệnh á sừng hiệu quả, an toàn – Cập nhật mới nhất
- Vảy phấn hồng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách trị bệnh hiệu quả