Thế nào là đau thần kinh tọa? Nguyên nhân và cách điều trị
Đau thần kinh tọa là một trong những cơn đau xảy ra phổ biến do tình trạng chèn ép dây thần kinh. Nhiều người chưa năm rõ về nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh dẫn đến không có cách xử lý và điều trị kịp thời gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Đau thần kinh tọa là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Theo chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương – Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, đau thần kinh tọa (tên tiếng Anh Sciatica pain) còn gọi là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân.
Thường gặp đau thần kinh tọa một bên. Trong những năm gần đây, bệnh đang có xu hướng xảy ra nhiều biến chứng phức tạp cũng như trẻ hóa về độ tuổi mắc bệnh. Nguyên nhân thường gặp nhất là do bệnh lý đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa chiếm khoảng 80% trường hợp.
Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, khi huyết bị ứ đọng, không thông, sinh ra những cơn đau buốt, tê bì chạy dọc một hoặc cả hai bên chân. Nếu đau thần kinh tọa xảy ra quá lâu, mạch máu sẽ bị tắc nghẽn, cơ bắp không được nuôi dưỡng, từ đó gây ra đại tiểu tiện không tự chủ, teo cơ, hạn chế vận động…
Ngoài những biến chứng nguy hiểm kể trên, ở một số trường hợp bị đau thần kinh tọa đặc biệt đã được ghi nhận có xuất hiện các biến chứng nguy hiểm khác như co rút cơ chân, teo cơ, thậm chí là bại liệt, phải ngồi xe lăn cả đời
Nguyên nhân bệnh đau thần kinh tọa
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa liên quan chủ yếu đến các bệnh lý ở cột sống, gây ảnh hưởng đến hệ thống các dây thần kinh chạy dọc từ lưng xuống. Bao gồm: Thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, gai đôi s1, các bệnh về tủy sống… Ở một số trường hợp, đau dây thần kinh tọa có liên quan đến chấn thương cột sống hoặc dây thần kinh tọa, làm việc và sinh hoạt không điều độ, tai nạn lao động,…
Cụ thể các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm:
- Bệnh lý thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây đau dây thần kinh tọa. Đặc biệt, những người bệnh thoát vị đĩa đệm L5S1 và L4L5 có nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa cao hơn.
Đĩa đệm là tấm nối giữa những đốt sống, phải chịu các áp lực từ cột sống. Lâu ngày, phần nhân nhầy trong đĩa đệm bị phình ra, thoát khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên các rễ thần kinh và dây thần kinh tọa. Từ đó, gây nên những cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh. Mức độ thoát vị đĩa đệm càng nghiêm trọng, những cơn đau dây thần kinh tọa càng dữ dội và có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh.
- Thóa hóa cột sống
Thoái hóa cột sống cũng gây nên những tổn thương ở dây thần kinh tọa. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp, phần xương dưới sụn và đĩa đệm cột sống. Những tổn thương này sẽ tác động trực tiếp đến dây thần kinh tọa và gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng.
- Hẹp ống sống thắt lưng
Hẹp ống sống thắt lưng là tình trạng một hoặc nhiều lỗ sống bị thu hẹp lại, làm giảm không gian cho các dây thần kinh. Do đó, gây áp lực lên tủy sống và các rễ thần kinh tọa. Người bệnh có thể bị đau nhức, yếu cơ, mất phản xạ khi rễ thần kinh bị tổn thương.
- Gai cột sống
Gai cột sống là tình trạng xuất hiện các gai xương ở bên ngoài và hai bên của các đốt cột sống. Hiện tượng gai cột sống hình thành do thoái hóa cột sống, viêm cột sống, chấn thương, sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tại đốt sống.
Khi các gai xương hình thành bên trong đốt sống gây chèn ép tủy sống hoặc dây thần kinh tọa dẫn đến các cơn đau nhức.
- Nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân bệnh lý, đau dây thần kinh tọa còn xảy ra do một số nguyên nhân khác như: lao động nặng, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tuổi tác, béo phì, sinh hoạt và vận động sai tư thế,….
Triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa
- Triệu chứng lâm sàng: Dáng đi tập tễnh, cột sống lưng co cứng vào buổi sáng, gặp nhiều khó khăn khi thực hiện động tác cúi, gập, ngửa người. Biểu hiện đau thần kinh tọa rõ nhất là những cơn đau phần thắt lưng lan tỏa xuống mông, khoeo và cẳng bàn chân.
Để nhận biết bệnh đau thần kinh tọa đơn giản là bệnh nhân thường có cảm giác râm ran kiến bò, tê cứng hoặc như kim châm bờ ngoài bàn chân chéo qua mu chân đến ngón cái (rễ TL5), ở gót chân hoặc ngón út (rễ S1). Ngoài ra một số người đau dây thần kinh tọa còn bị đau ở hạ bộ, đau khi tiểu hoặc đại tiện do tổn thương xâm phạm các rễ thuộc đám rối thần kinh đuôi ngựa.
- Triệu chứng cận lâm sàng: Xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt đau thần kinh tọa với viêm, ung thư… Phát hiện các thay đổi bất thường ở dịch não tủy như sự thay đổi đột ngột nồng độ (protein, calci, phospho…). X-quang giúp đánh giá hình thái đĩa đệm, biểu hiện phát triển của bệnh lý.
Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả
Các phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa phổ biến
Hiện nay, để điều trị đau thần kinh tọa, người bệnh có thể áp dụng điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y, vật lý trị liệu, phẫu thuật hoặc kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ điều trị tốt hơn.
Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp điều trị nào, người bệnh cần đến cơ sở y tế kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân gây đau thần kinh tọa và mức độ tổn thương cụ thể. Từ đó, mới xác định được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Thuốc Tây chữa đau thần kinh tọa
Các loại thuốc tân dược được dùng để điều trị đau dây thần kinh tọa chủ yếu gồm các nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giãn cơ và hỗ trợ hoạt động của cơ xương khớp.
- Nhóm thuốc giảm đau (Acetaminophen, Meloxicam, Paracetamol,…) thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp bị đau dây thần kinh tọa cấp tính
- Nhóm thuốc giãn cơ (Tolperisone. Eperisone HCl,…) được kê đơn, chỉ định điều trị trường hợp người bệnh có triệu chứng co cứng cơ
- Nhóm thuốc kháng viêm không Steroid (Aspirin, Diclofenac,…) được chỉ định sử dụng cho những trường hợp đau dây thần kinh tọa nặng, ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Tiêm corticosteroid: Được tiến hành trong trường hợp người bệnh có cơn đau thần kinh tọa dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách tiêm corticosteroid qua màng cứng giúp giảm đau nhanh chóng.
- Nhóm vitamin B (vitamin B1, B2, B6, B9,….) có tác dụng cải thiện chức năng và độ chắc khỏe của các dây thần kinh, hỗ trợ giảm đau và chữa lành những tổn thương của dây thần kinh.
Tuy nhiên bác sĩ Lê Phương cho biết, việc điều trị bằng các loại thuốc Tây chỉ mang lại tác dụng tức thời, giúp giảm nhanh các triệu chứng trước mắt chứ không mang lại
hiệu quả điều trị lâu dài. Việc sử dụng thuốc tây y nhiều dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc và người bệnh luôn phụ thuộc vào thuốc và để lại tác dụng phụ như ảnh hướng đến đường tiêu hóa, chức năng gan, thận, hệ tim mạch, gây cảm giác buồn nôn, choáng váng…
Chữa đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng cột sống, hạn chế những tổn thương ở cơ quan này dẫn đến chèn ép dây thần kinh tọa. Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến hiện nay như:
- Massage khu vực bị đau nhức thần kinh tọa
- Thực hiện một số bài tập cột sống hoặc cơ lưng để cải thiện độ linh hoạt của cột sống
- Áp dụng một số biện pháp nhằm giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống
Điều trị đau thần kinh tọa bằng Đông y
Trong những năm gần đây, với những ưu điểm vượt trội mang lại trong điều trị, phương pháp Đông y đang trở thành xu hướng trong điều trị bệnh nói chung, điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa nói riêng được đông bảo bệnh nhân lựa chọn.
Ly do bởi điều trị bằng Đông y đi sâu vào giải quyết căn nguyên gây ra bệnh, loại bỏ hoàn toàn bệnh và tránh tái phát. Bên cạnh đó, việc điều trị bằng Đông y sử dụng hoàn toàn các dược liệu từ tự nhiên nên hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Theo quan điểm Đông y, đau thần kinh tọa xảy ra do cơ thể suy yếu, can thận hư tổn, nguyên nhân bệnh là do phong tà và hàn tà xâm nhập vào kinh lạc làm khí huyết bị ứ trệ, mạch máu tắc nghẽn và phát sinh cơn đau nhức kéo dài.
Do đó, muốn điều trị dứt điểm đau dây thần kinh tọa, Đông y tập trung làm thông kinh tọa lạc, hành khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp.
Một số bài thuốc Đông y chữa đau thần kinh tọa người bệnh có thể tham khảo như:
Bài thuốc số 1:
Thành phần: Ngưu tất, Tang ký sinh, Độc hoạt, Đương quy, Thục địa, Đảng sâm, Thổ phục linh, Đại táo, Cam thảo, Phòng phong, Đỗ trọng, Tế tân
Cách sử dụng: Rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn trên thuốc rồi cho hết các vị thuốc vào ấm sắc. Sắc trên lửa nhỏ với 1 lít nước trong khoảng 30 phút. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc số 2:
Thành phần: Thương truật, Bạch chỉ, Bạch linh, Khương hoàng, Độc hoạt, Đương quy, Hoàng kỳ, Tang chi, Phòng phong.
Cách sử dụng: Rửa sạch thuốc, cho vào ấm sắc, đun nhỏ lửa cho đến khi còn 300ml. Chắt lấy nước thuốc, chia ra làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc số 3: Cốt vương thần hiệu thang – Thuốc chữa đau thần kinh tọa hiệu quả TẬN GỐC từ tinh hoa YHCT Thái y viện triều Nguyễn
Được biết đến là đơn vị hàng đầu khám chữa bệnh bằng YHCT, Nhất Nam Y Viện hiện đang sở hữu bài thuốc bí truyền từ Thái Y Viện triều Nguyễn đặc trị đau thần kinh tọa. Bài thuốc đặc trị mọi tình trạng đau thần kinh tọa, được giới chuyên gia lẫn cả người bệnh đánh giá cao và khuyên dùng.
Theo chia sẻ của bác sĩ Lê Phương, bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang được nghiên cứu và phát triển từ những phương thuốc bí truyền mà các Ngự y dùng để điều trị bệnh xương khớp cho các vị vua, hoàng tộc triều Nguyễn.
XEM THÊM: Bài nam dược Cốt vương thần hiệu thang ĐẶC TRỊ xương khớp theo công thức bí truyền của Thái y viện triều Nguyễn
Bài thuốc được xây dựng trên cơ sở của các phương thuốc như: Thận khí thang, ôn bổ thận dương, Bát vị hoàn, Thất vị hoàn,… Những phương thuốc này được các Ngự y phối chế kỹ càng, không chỉ có khả năng điều trị tận gốc căn nguyên gây đau thần kinh tọa mà còn bồi bổ và khôi phục sức mạnh gân cốt, nâng cao sức khỏe tổng thể và dự phòng tái phát trở lại.
Nhận thấy giá trị ứng dụng cao cho người bệnh hiện nay, đội ngũ chuyên gia Nhất nam y viện đã xây dựng bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang trên nền tảng Y học cung đình triều Nguyễn. Bài thuốc kế thừa những ưu điểm về cơ chế điều trị cùng các thành phần thảo dược tốt nhất trong điều trị đau thần kinh tọa.
- Thành phần 32 vị nam dược quý kết hợp theo cơ chế vàng
Trải qua nhiều năm nghiên cứu các phương thuốc tiến cung, các y bác sĩ Nhất nam y viện đã lựa chọn ra 32 vị nam dược quý như Dây đau xương, Hy thiêm, Phòng phong, Đương quy, Đỗ trọng, Ngưu tất,…
32 vị thảo dược đều sở hữu nhiều hoạt chất có tính đặc trị đau thần kinh tọa cao. Các thảo dược này có tác dụng khu phong, trừ thấp, giảm đau, thông kinh hoạt lạc, bồi bổ can thận giúp gân cốt được dẻo dai, khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, thành phần bài thuốc còn sở hữu nhiều hoạt chất giúp bồi bổ cơ thể, cung c
ấp dưỡng chất nuôi dưỡng gân cốt, nâng cao sức đề kháng. Nhờ đó, sức khỏe và thể trạng của người bệnh được nâng cao, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh và hạn chế bệnh quay lại.
Đáng chú ý, thành phần bài thuốc sử dụng 100% nam dược tiêu chuẩn GACP – WHO. Toàn bộ thảo dược được thu hái từ chính vườn thuốc do Nhất Nam y viện phát triển, đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, dược liệu sẽ được kiểm nghiệm độc tính cấp diễn và bán trường diễn tại Học viện Quân y. Kết quả cho thấy bài thuốc đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Các vị nam dược này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về dược tính và dược chất, kiểm nghiệm độc tính trước khi đưa vào ứng dụng. Hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa của những vị thuốc này đã được chứng minh rõ ràng trên cả quan điểm của YHCT và YHHĐ. Bài thuốc được tiến hành kiểm nghiệm lâm sàng tại Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền Dân tộc (TradiMec) với sự tham gia của 300 bệnh nhân:
- Liệu trình 1 CÔNG – 2 BỔ cá nhân hóa phù hợp với mọi đối tượng
Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa tại Nhất nam y viện bao gồm 3 giai đoạn, có sự điều chỉnh linh hoạt theo tình trạng sức khỏe của từng người bệnh, đáp ứng với 3 mục tiêu điều trị chính: Điều trị triệu chứng – Điều trị căn nguyên – Điều trị dự phòng.
Phác đồ điều trị tập trung cải thiện triệu chứng trước tiên giúp người bệnh giảm đau nhức rõ rệt mà vẫn đảm bảo bệnh sẽ được điều trị tận gốc không tái phát trở lại.
- Combo điều trị TRONG – NGOÀI kết hợp
Bên cạnh bài thuốc uống đặc trị, các y bác sĩ Nhất Nam y viện còn chỉ định người bệnh kết hợp một số chế phẩm hỗ trợ điều trị như Nhất nam giải độc hoàn, Nhất nam bổ thận, Nhất nam thần hiệu, Nhất nam thấp hoàn và Rượu xoa bóp xương khớp. Các chế phẩm này được bào chế tiện lợi, dễ sử dụng.
Kết hợp các dạng thuốc điều trị từ trong ra ngoài giúp giải quyết tình trạng đau thần kinh tọa được giải quyết triệt để hơn. Các triệu chứng đau nhức, yếu cơ, vận động khó khăn được cải thiện nhanh chóng sau 15-30 ngày.
- Kiểm chứng bởi >50.000 người bệnh
Với việc sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, Cốt vương thần hiệu thang đã trở thành giải pháp được hàng nghìn bệnh nhân khắp cả nước tin tưởng sử dụng. Rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị thành công đã để lại những phản hồi tích cực:
>>>XEM NGAY Chia sẻ của Huấn luyện viên Golfer điều trị bệnh xương khớp tại Nhất Nam Y Viện:
Trong những năm gần đây, Nhất Nam Y Viện là địa chỉ lâu năm được hàng nghìn người bệnh lựa chọn trong giải quyết các tình trạng bệnh đau thần kinh tọa bằng dược liệu thiên nhiên.
Bên cạnh dịch vụ hoàn hảo, trang thiết bị tân tiến, Nhất Nam Y Viện còn hội tụ đội ngũ bác sĩ, cố vấn thần kinh hàng đầu Việt Nam. Để nhận được tư vấn miễn phí về liệu trình điều trị đau thần kinh tọa tại Nhất nam y viện, người bệnh liên hệ ngay theo thông tin sau:
- Địa chỉ: Biệt thư 16, ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0888 598 102 – 024.8585.1102
- Facebook: https://www.facebook.com/NHATNAMYVIEN1102
- Website: http://nhatnamyvien.com.leed.local/
Người bệnh đau thần kinh tọa nên ăn gì, kiêng gì?
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị đau dây thần kinh tọa hiệu quả nhất, người bệnh cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày. Người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia các loại thực phẩm nên ăn và cần kiêng.
Dưới đây là các loại thực phẩm mà người bệnh đau thần kinh tọa nên ăn và nên kiêng:
Nên ăn:
- Thực phẩm giàu vitamin
- Thực phẩm giàu canxi
- Rau củ quả bổ sung chất xơ tốt cho người đau dây thần kinh tọa.
Cần kiêng:
- Thực phẩm giàu chất đạm (thịt chó, thịt bò, thịt dê, hải sản,…): Nếu người bệnh bổ sung quá nhiều đạm có thể dẫn đến tình trạng co cơ gây chèn ép lên các dây thần kinh và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ: Khiến cho tình trạng lão hóa diễn ra mạnh mẽ hơn.
- Rượu bia, các chất kích thích.
- Đồ ăn mặn, chứa nhiều muối.
Biện pháp phòng tránh đau thần kinh tọa
Để làm giảm cơn đau và cải thiện tình trạng đau dây thần kinh tọa, người bệnh có thể áp dụng một số các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tại nhà như:
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao: Người bệnh có thể tập các động tác kéo giãn nhẹ nhàng để tránh các cơn đau dây thần kinh tọa.
- Điều chỉnh lại tư thể ngồi, nằm ngủ phù hợp xoa giúp hạn chế các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn: Có thể lựa chọn ghế ngồi có hỗ trợ lưng dưới, tay vịn và chân đế; kê gối dưới đầu gối hoặc nằm nghiêng với gối đặt giữa hai đầu gối khi ngủ.
- Nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh có thể gây kích ứng ở dây thần kinh tọa: Người bệnh đau thần kinh tọa có thể nghỉ ngơi tại giường trong 1-2 ngày và tránh các hoạt động cần nhiều thể lực để hạn chế các cơn đau.
Xem thêm: Top 11 thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất
Tin mới nhất
- Nang hoạt dịch vùng khoeo chân (U nang baker)
- Ung thư sụn: Những thông tin cơ bản liệu bạn đã biết?
- Hội chứng cận ung thư
- 10 lợi ích khi bạn uống nước vào buổi sáng
- Quả dứa và công dụng chữa viêm khớp ít ai ngờ
- Mua nấm lim xanh ở Hà Nội và cây nấm lim xanh giá bao nhiêu 1kg?
- Nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu là bệnh gì và cách khắc phục?
- 8 bài thuốc dân gian chữa viêm hang vị dạ dày từ thảo dược dễ tìm
- Cách nấu nước nấm lim xanh với cách uống nấm lim xanh đúng đắn
- Nuốt nước bọt vướng như có khối u là bệnh gì? Nguy hiểm không?