Đi cầu nhiều lần
Tìm hiểu chung
Đi cầu nhiều lần là tình trạng gì?
Thực tế, số lần đi cầu (đại tiện) không có định nghĩa lâm sàng hay quy chuẩn chung để đánh giá là nhiều hay ít. Thông thường, mỗi người có thể tự đánh giá số lần đi cầu là không bình thường khi có thay đổi khác biệt so với những ngày trước đó. Một số người có thể không đại tiện trong một vài ngày nhưng cũng có người sử dụng nhà vệ sinh rất đều đặn, từ 1 – 2 lần trong ngày.
Có 2 hình thái nhu động ruột chính là táo bón (ít hơn 3 lần đi cầu mỗi tuần) và tiêu chảy (hơn 3 lần đi tiêu lỏng mỗi ngày). Tình trạng đi cầu nhiều lần có thể xảy ra ở cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Tuy vậy, sự gia tăng nhu động ruột hàng ngày không nhất thiết là một tình trạng đáng báo động trừ khi đi kèm với các triệu chứng khó chịu khác, chẳng hạn như phân lỏng, đau quặn bụng, phân có máu…
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm với đi cầu nhiều lần là gì?
Bạn cần đến phòng khám kiểm tra nếu đi cầu nhiều lần và đồng thời gặp bất kỳ các triệu chứng như:
- Đau bụng khó chịu, đau âm ỉ không dứt hoặc đau quặn dữ dội
- Đau trực tràng
- Phân có máu, chất nhầy hoặc mủ
- Phân có mùi hôi bất thường
- Đại tiện không tự chủ
- Hình dạng phân không bình thường (lỏng, quá rắn, không liền lạc…)
- Tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày
- Buồn nôn, nôn thường xuyên
- Chóng mặt, lơ mơ
- Bụng căng cứng, đầy hơi
- Nhức mỏi cơ thể
- Mất nước
- Sốt
- Sụt cân không chủ đích
- Nhịp tim nhanh
Nguyên nhân
Nguyên nhân của tình trạng đi cầu nhiều lần là gì?
Một số trường hợp đi cầu thường xuyên chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và không đáng quan ngại. Đây là tình trạng hay gặp khi hệ tiêu hóa bị khó chịu do ăn thực phẩm hư hỏng, thức ăn nhiều chất béo hoặc cay hay loại mà cơ thể không dung nạp được.
Ngoài ra, người tăng cường tập thể dục, người sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh hoặc thuốc chống tiểu đường metformin, người thay đổi chế độ ăn uống (nhiều chất xơ, nước, chất béo hoặc đường) cũng có thể gặp tình trạng đi cầu nhiều lần. Nhu động ruột có thể trở lại bình thường sau khi cơ thể thích nghi với những thay đổi này hoặc chế độ ăn uống được điều chỉnh lại.
Khi có các triệu chứng đã đề cập đi kèm, việc đi cầu nhiều lần có thể là do các nguyên nhân khác như:
- Nữ giới trước hoặc trong giai đoạn hành kinh
- Nhiễm khuẩn
- Nhiễm trùng ruột do C-difficile (có thể nghiêm trọng nếu không được điều trị)
- Nhiễm virus
- Nhiễm ký sinh trùng (giun hoặc động vật nguyên sinh)
- Viêm túi thừa (các túi nhỏ dọc theo thành đại tràng chứa phân bị ứ đọng và bị viêm)
- Bệnh viêm đường ruột (một nhóm các rối loạn, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, gây kích thích và sưng đường tiêu hóa)
- Viêm tụy
- Bệnh celiac (một bệnh tự miễn gây nhạy cảm với gluten, một loại protein có trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen hoặc lúa mạch)
- Ung thư ruột già hoặc các vùng khác trong đường tiêu hóa
- Dị ứng thực phẩm
- Bệnh lý túi mật
- Không dung nạp lactose (không có khả năng tiêu hóa đường sữa – đường chủ yếu có trong sữa và các sản phẩm từ sữa)
- Hội chứng ruột kích thích (rối loạn đại tràng với các triệu chứng bao gồm đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy)
- Tác dụng phụ của thuốc, bao gồm thuốc kháng axit, thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân
- Thực phẩm và đồ uống, bao gồm một số loại thảo mộc và trà thảo dược, rượu và caffeine
- Sử dụng kháng sinh có thể làm đảo lộn hệ vi khuẩn bình thường trong ruột
- Tắc ruột
- Biến chứng của phẫu thuật đường ruột hoặc bụng
- Biến chứng của phương pháp điều trị ung thư như hóa trị hoặc xạ trị
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tìm hiểu chung
Đi cầu nhiều lần là tình trạng gì?
Thực tế, số lần đi cầu (đại tiện) không có định nghĩa lâm sàng hay quy chuẩn chung để đánh giá là nhiều hay ít. Thông thường, mỗi người có thể tự đánh giá số lần đi cầu là không bình thường khi có thay đổi khác biệt so với những ngày trước đó. Một số người có thể không đại tiện trong một vài ngày nhưng cũng có người sử dụng nhà vệ sinh rất đều đặn, từ 1 – 2 lần trong ngày.
Có 2 hình thái nhu động ruột chính là táo bón (ít hơn 3 lần đi cầu mỗi tuần) và tiêu chảy (hơn 3 lần đi tiêu lỏng mỗi ngày). Tình trạng đi cầu nhiều lần có thể xảy ra ở cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Tuy vậy, sự gia tăng nhu động ruột hàng ngày không nhất thiết là một tình trạng đáng báo động trừ khi đi kèm với các triệu chứng khó chịu khác, chẳng hạn như phân lỏng, đau quặn bụng, phân có máu…
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm với đi cầu nhiều lần là gì?
Bạn cần đến phòng khám kiểm tra nếu đi cầu nhiều lần và đồng thời gặp bất kỳ các triệu chứng như:
- Đau bụng khó chịu, đau âm ỉ không dứt hoặc đau quặn dữ dội
- Đau trực tràng
- Phân có máu, chất nhầy hoặc mủ
- Phân có mùi hôi bất thường
- Đại tiện không tự chủ
- Hình dạng phân không bình thường (lỏng, quá rắn, không liền lạc…)
- Tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày
- Buồn nôn, nôn thường xuyên
- Chóng mặt, lơ mơ
- Bụng căng cứng, đầy hơi
- Nhức mỏi cơ thể
- Mất nước
- Sốt
- Sụt cân không chủ đích
- Nhịp tim nhanh
Nguyên nhân
Nguyên nhân của tình trạng đi cầu nhiều lần là gì?
Một số trường hợp đi cầu thường xuyên chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và không đáng quan ngại. Đây là tình trạng hay gặp khi hệ tiêu hóa bị khó chịu do ăn thực phẩm hư hỏng, thức ăn nhiều chất béo hoặc cay hay loại mà cơ thể không dung nạp được.
Ngoài ra, người tăng cường tập thể dục, người sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh hoặc thuốc chống tiểu đường metformin, người thay đổi chế độ ăn uống (nhiều chất xơ, nước, chất béo hoặc đường) cũng có thể gặp tình trạng đi cầu nhiều lần. Nhu động ruột có thể trở lại bình thường sau khi cơ thể thích nghi với những thay đổi này hoặc chế độ ăn uống được điều chỉnh lại.
Khi có các triệu chứng đã đề cập đi kèm, việc đi cầu nhiều lần có thể là do các nguyên nhân khác như:
- Nữ giới trước hoặc trong giai đoạn hành kinh
- Nhiễm khuẩn
- Nhiễm trùng ruột do C-difficile (có thể nghiêm trọng nếu không được điều trị)
- Nhiễm virus
- Nhiễm ký sinh trùng (giun hoặc động vật nguyên sinh)
- Viêm túi thừa (các túi nhỏ dọc theo thành đại tràng chứa phân bị ứ đọng và bị viêm)
- Bệnh viêm đường ruột (một nhóm các rối loạn, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, gây kích thích và sưng đường tiêu hóa)
- Viêm tụy
- Bệnh celiac (một bệnh tự miễn gây nhạy cảm với gluten, một loại protein có trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen hoặc lúa mạch)
- Ung thư ruột già hoặc các vùng khác trong đường tiêu hóa
- Dị ứng thực phẩm
- Bệnh lý túi mật
- Không dung nạp lactose (không có khả năng tiêu hóa đường sữa – đường chủ yếu có trong sữa và các sản phẩm từ sữa)
- Hội chứng ruột kích thích (rối loạn đại tràng với các triệu chứng bao gồm đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy)
- Tác dụng phụ của thuốc, bao gồm thuốc kháng axit, thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân
- Thực phẩm và đồ uống, bao gồm một số loại thảo mộc và trà thảo dược, rượu và caffeine
- Sử dụng kháng sinh có thể làm đảo lộn hệ vi khuẩn bình thường trong ruột
- Tắc ruột
- Biến chứng của phẫu thuật đường ruột hoặc bụng
- Biến chứng của phương pháp điều trị ung thư như hóa trị hoặc xạ trị
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán tình trạng đi cầu nhiều lần?
Trong trường hợp không xác định được nguyên nhân khiến nhu động ruột tăng, bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách đặt những câu hỏi như:
- Thời điểm đi cầu lần cuối cùng là khi nào
- Có thường xuyên đi tiểu không
- Phân lỏng hay rắn
- Phân có máu hay không
- Trực tràng có chảy máu hay không
- Có bị chóng mặt hoặc đau bụng, sốt hay buồn nôn không
- Những loại thực phẩm và đồ uống đã hấp thụ
- Thay đổi cân nặng nếu có
- Các loại thuốc đã sử dụng
- Có đi du lịch gần đây hay không
Thông thường, ngoài các câu hỏi trên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất và có thể chỉ định xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm nước tiểu và chụp X-quang, chụp CT hoặc siêu âm. Trong một số trường hợp có thể cần phải nội soi.
Những phương pháp điều trị tình trạng đi cầu nhiều lần
Điều trị tăng nhu động ruột phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong một số trường hợp, việc đi cầu nhiều lần nhưng không có dấu hiệu lạ thì không có vấn đề bệnh lý. Nếu đi cầu nhiều lần có tiêu chảy nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc trị tiêu chảy không kê đơn.
Tuy nhiên, không dùng thuốc trị tiêu chảy nếu nhiễm trùng hoặc nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng (triệu chứng bao gồm sốt hoặc phân có máu). Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, điều chỉnh liều lượng thuốc nếu có.
Tiên lượng
Đi cầu nhiều lần có nguy hiểm không?
Nếu không tìm cách điều trị, tình trạng đi cầu nhiều lần (có kèm các triệu chứng khác) có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và tổn thương vĩnh viễn, chẳng hạn như:
- Thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp)
- Mất nước và mất cân bằng điện giải do tiêu chảy kéo dài
- Tắc ruột và vỡ ruột
- Suy dinh dưỡng do nôn mửa, tiêu chảy hoặc giảm cảm giác thèm ăn
- Ung thư
- Nhiễm trùng
- Phải phẫu thuật cắt bỏ các bộ phận của đường tiêu hóa do tắc nghẽn, vỡ, nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc tình trạng ác tính
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa tình trạng đi cầu nhiều lần?
Việc tránh tình trạng đi cầu nhiều lần có thể phòng ngừa bằng những cách như:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, có nhiều chất xơ và nước
- Hạn chế đường và thực phẩm chế biến sẵn
- Nếu uống cà phê hoặc các loại nước uống có chứa caffeine gây tăng nhu động ruột, hãy hạn chế sử dụng quá nhiều trong ngày
- Nếu bị dị ứng thực phẩm hoặc mắc chứng không dung nạp, hãy chú ý đến chế độ ăn uống
- Ghi chú để theo dõi chế độ ăn uống và phản ứng của cơ thể với 1 loại thực phẩm mới
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán tình trạng đi cầu nhiều lần?
Trong trường hợp không xác định được nguyên nhân khiến nhu động ruột tăng, bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách đặt những câu hỏi như:
- Thời điểm đi cầu lần cuối cùng là khi nào
- Có thường xuyên đi tiểu không
- Phân lỏng hay rắn
- Phân có máu hay không
- Trực tràng có chảy máu hay không
- Có bị chóng mặt hoặc đau bụng, sốt hay buồn nôn không
- Những loại thực phẩm và đồ uống đã hấp thụ
- Thay đổi cân nặng nếu có
- Các loại thuốc đã sử dụng
- Có đi du lịch gần đây hay không
Thông thường, ngoài các câu hỏi trên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất và có thể chỉ định xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm nước tiểu và chụp X-quang, chụp CT hoặc siêu âm. Trong một số trường hợp có thể cần phải nội soi.
Những phương pháp điều trị tình trạng đi cầu nhiều lần
Điều trị tăng nhu động ruột phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong một số trường hợp, việc đi cầu nhiều lần nhưng không có dấu hiệu lạ thì không có vấn đề bệnh lý. Nếu đi cầu nhiều lần có tiêu chảy nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc trị tiêu chảy không kê đơn.
Tuy nhiên, không dùng thuốc trị tiêu chảy nếu nhiễm trùng hoặc nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng (triệu chứng bao gồm sốt hoặc phân có máu). Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, điều chỉnh liều lượng thuốc nếu có.
Tiên lượng
Đi cầu nhiều lần có nguy hiểm không?
Nếu không tìm cách điều trị, tình trạng đi cầu nhiều lần (có kèm các triệu chứng khác) có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và tổn thương vĩnh viễn, chẳng hạn như:
- Thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp)
- Mất nước và mất cân bằng điện giải do tiêu chảy kéo dài
- Tắc ruột và vỡ ruột
- Suy dinh dưỡng do nôn mửa, tiêu chảy hoặc giảm cảm giác thèm ăn
- Ung thư
- Nhiễm trùng
- Phải phẫu thuật cắt bỏ các bộ phận của đường tiêu hóa do tắc nghẽn, vỡ, nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc tình trạng ác tính
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa tình trạng đi cầu nhiều lần?
Việc tránh tình trạng đi cầu nhiều lần có thể phòng ngừa bằng những cách như:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, có nhiều chất xơ và nước
- Hạn chế đường và thực phẩm chế biến sẵn
- Nếu uống cà phê hoặc các loại nước uống có chứa caffeine gây tăng nhu động ruột, hãy hạn chế sử dụng quá nhiều trong ngày
- Nếu bị dị ứng thực phẩm hoặc mắc chứng không dung nạp, hãy chú ý đến chế độ ăn uống
- Ghi chú để theo dõi chế độ ăn uống và phản ứng của cơ thể với 1 loại thực phẩm mới
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Nhiễm vi khuẩn acinetobacter baumannii
Tin mới nhất
- Tiểu đường ăn yến mạch được không? Hướng dẫn sử dụng đúng cách
- Tác hại của cà phê đối với phụ nữ và cách uống không gây hại
- Tiền tiểu đường nên ăn gì để không tiến triển thành tiểu đường típ 2?
- 4 điều nên nhớ để ăn kiêng hiệu quả nhất
- Tác Dụng Của Nấm Linh Chi Trong Điều Trị Viêm Gan B
- Sơ can Bình vị tán chữa đau dạ dày có tốt không? Đánh giá từ người bệnh
- Rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ
- Chụp tử cung vòi trứng bao nhiêu tiền và nên chụp ở đâu?
- 5+ cách chữa vảy nến da đầu tại nhà có tác dụng tốt
- Sưng, đau khớp ngón tay cái, giữa, trỏ, ngón út,… là bệnh gì, phải làm sao?
Video
- Đại lý nấm lim xanh Mua nấm lim xanh thật ở đâu Quảng Ngãi và giá bán nấm lim xanh Lào
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh trĩ nội độ 4 – Cách điều trị và phòng biến chứng
- TIN TỨC UNG THƯ Quả việt quất không chỉ bổ dưỡng mà còn ngừa nhiều bệnh tật!
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Rau Muống [2019] Không Phải Ai Cũng Biết