Ợ nóng là dấu hiệu gì? Cách nhận biết và điều trị
Ợ nóng là hiện tượng thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và là dấu hiệu của một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Bài viết này sẽ giúp bạn xác định ợ nóng là dấu hiệu gì, cách nhận biết và điều trị hiệu quả.
Ợ nóng là gì?
Ợ nóng hay trào ngược acid, trào ngược dạ dày là cảm giác khó chịu nóng rát vùng thượng vị, vùng giữa ngực, ngay phía sau xương ức. Ợ nóng có thể gây khó chịu nhất thời hoặc gây đau đớn cho người bệnh. Cảm giác nóng rát, khó chịu này thường xuất phát từ cơ trơn thực quản rồi lan dần lên cổ họng và lan ra sau mang tai.
Ợ nóng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi nhưng phổ biến là ở trẻ sơ sinh, người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay ợ nóng đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở người trẻ do chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp. Ợ nóng đa phần do chế độ ăn uống không phù hợp, hệ tiêu hóa suy giảm chức năng khiến thức ăn tồn đọng sinh hơi. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết rằng, ợ nóng có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn trong cơ thể.
Nguyên nhân gây ợ nóng
Tình trạng ợ nóng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến như:
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Ăn nhiều đồ nóng, thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, các thực phẩm dễ sinh khí khiến dạ dày chịu áp lực lớn, dễ sinh hơi và dẫn đến ợ nóng, buồn nôn liên tục.
- Sử dụng đồ uống có hại cho dạ dày: Các loại đồ uống như trà đặc, trà bạc hà, rượu bia, thức uống có gas như nước ngọt đặc biệt là coca rất dễ khiến bệnh nhân bị khó tiêu sau khi sử dụng.
- Tác dụng phụ của thuốc: Triệu chứng ở nóng có thể là hậu quả của việc sử dụng các loại thuốc đặc trị, đặc biệt là các thuốc trị bệnh xương khớp như naproxen, ibuprofen, celebrex. Thường kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, khó tiêu, người uể oải mệt mỏi.
- Vận động quá sức: Người tập trồng cây chuối, tập cơ bụng quá mức hoặc chạy quá sức cũng dễ gặp phải tình trạng này.
- Do bệnh lý: Các bệnh lý gây ợ nóng thường gặp là trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, đau tim, sỏi mật…
Triệu chứng ợ nóng thường gặp?
Nếu tình trạng ợ nóng không liên quan đến bệnh lý, các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu buồn nôn có thể kéo dài từ 1 – 3 ngày hoặc 1 tuần. Nhưng nếu có liên quan đến bệnh lý có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:
- Cảm giác nóng rang trong lồng ngực: Là triệu chứng phổ biến của ợ nóng, thường xuất hiện sau khi ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thấy nóng ở trong cổ họng.
- Ợ nóng xảy ra vài phút hoặc vài tiếng sau khi ăn, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, có thể xuất hiện ngay sau khi ăn
- Ợ nóng khi nằm xuống thường xảy ra với người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Khi cơ vòng dưới thực quản mở, acid dạ dày trào lên thực quản khi người bệnh nằm hoặc gập người.m
- Cổ có cảm giác nóng ran, có thể khiến bạn bị ho hoặc khó nuốt trong vài phút.
Ợ nóng là bệnh gì?
Như đã đề cập, ợ nóng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Một số bệnh lý có triệu chứng này có thể kể đến như:
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Theo thống kê tại các bệnh viện lớn, có đến 90% các trường hợp mắc chứng ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn có liên quan đến các bệnh lý về dạ dày. Trong đó trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh phổ biến mà nhiều người dễ gặp phải nhất.
Triệu chứng thường gặp:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng do dịch acid dạ dày trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản.
- Nóng dạ dày, có cảm giác cồn cào trong bụng do lượng acid nhiều gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Đau tức ngực, có cảm giác vùng ngực căng tức, đau rát, khó chịu
- Đau họng, khó nuốt, do niêm mạc thực quản bị viêm, sưng tấy, ống dẫn thức ăn trở nên hẹp làm người bệnh có cảm giác vướng ở cổ.
- Miệng tiết nhiều nước bọt, buồn nôn và nôn, đắng miệng do van môn vị đóng mở quá mức khiến dịch mật theo đó tràn lên thực quản vào tới khoang miệng.
2. Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày tá tràng là một chứng bệnh điển hình của đau dạ dày. Đay là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày với độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0,5cm. Nếu không được kịp thời điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày.
Triệu chứng thường gặp:
- Đau bụng khó chịu, đau tức vùng bụng trên
- Ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị
- Buồn nôn, nôn do mất cân bằng tiêu hóa
- Giảm cân đột ngột, cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng
- Kén ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng
- Xuất huyết dạ dày, nôn ra máu, bụng nóng rát, cồn cào
- Đi ngoài phân đen
- Mất ngủ, bụng ậm ạch khó tiêu, đầy hơi.
3. Đau tim
Đau tim là tình trạng xảy ra khi một động mạch vành bị tắc nghẽn thường do cục máu đông khiến một vùng mô tim mất nguồn cung cấp máu. Đau tim cũng là một nguyên nhân gây ợ nóng thường gặp. Tuy nhiên đau tim thường gây nên cảm giác co thắt ngực, đau hàm hoặc lưng và lan san các vùng khác.
Triệu chứng thường gặp:
- Ợ nóng, ho, buồn nôn, ói mửa
- Khó thở, đau ngực, có thể lan ra lưng, cổ, cánh tay hoặc hàm
- Thường lo lắng, khó tiêu vì đau ngực
- Sức khỏe yếu, rối loạn nhịp tim
- Ăn mất ngon người thường xuyên khó chịu
Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng khác như đổ mồ hôi lạnh, người mệt mỏi, khó thở, choáng váng, chóng mặt.
4. Sỏi mật
Sỏi mật hình thành chủ yếu do sự mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật gây ra hiện tượng kết tụ cholesterol. Sỏi mật là bệnh có tính chất di truyền, thường xuất hiện ở người thừa cân, béo phì, giảm hoạt động túi mật, ăn uống quá nhiều cholesterol.
Triệu chứng thường gặp:
- Ợ nóng, chậm tiêu, đầy bụng, chán ăn, sợ mỡ, buồn nôn nôn ói
- Đau bụng, đau vùng mạn sườn, có thể đau dữ dội, âm ỉ, dai dẳng hoặc thoáng qua.
- Đau nhiều sau khi ăn rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý về đường tiêu hóa.
- Vàng da: nước tiểu vàng sậm, mắt vàng rồi đến da vàng. Nếu thấy da vàng mà nước tiểu không vàng thì không phải là chứng vàng da.
- Sốt: Khi có nhiễm trùng ở túi mật.
Cách trị ợ nóng liên tục và thường xuyên
Khi chứng ợ nóng mới xuất hiện hoặc không liên quan đến bệnh lý, người bệnh có thể cải thiện bằng các phương pháp sau đây:
1. Sử dụng baking soda
Baking soda hay natri bicacbonat hoặc thuốc muối là một loại nguyên liệu thường dùng trong ngành thực phẩm, dược phẩm có dạng bột mịn màu trắng, hơi mặn, tính kiềm, hút ẩm cao. Khi bị ợ nóng, có thể dùng 1 thìa cà phê baking soda, chúng sẽ phản ứng với acid clohydric trong dạ dày biến chúng thành natri clorua.
Lưu ý: Chỉ nên sử dụng với một lượng vừa đủ trong thời gian ngắn. Lạm dụng baking soda trong thời gian dài có thể gây rách, thủng niêm mạc dạ dày.
2. Trà cam thảo
Cam thảo vị ngọt, tính bình, không độc, là vị thuốc quý trong Đông y có công dụng ích khí, hóa đờm, bổ tỳ, giải độc. Cam thảo còn có các chất kích thích niêm mạc dạ dày kháng tiết dịch vị, cải thiện các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, ăn không tiêu, viêm thực quản.
Cách thực hiện:
- Lấy 100g cam thảo khô, tán thành bột mịn để trong hũ thủy tinh dùng dần
- Mỗi ngày lấy 4 – 5g bột cam thảo pha với 100ml nước
- Thực hiện đều đặn 1 – 2 tuần thì ngưng, dùng trước bữa ăn 20 – 30 phút để thấy hiệu quả.
3. Trà gừng
Gừng vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm lạnh bụng. Gừng cũng thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị khi cơ thể gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 củ gừng tươi gọt vỏ, cho vài lát gừng vào cốc, hãm với 150ml nước sôi
- Đợi trong 5 – 10 phút thấy còn hơi ấm thì thêm một ít mật ong vào khuấy đều
- Uống từ từ từng ngụm nhỏ sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Lưu ý: Không dùng gừng vào buổi tối, không sử dụng cho người ho hoặc tiểu ra máu, chảy máu chân răng, rong huyết, phụ nữ mang thai, người bị cảm nắng, sốt cao không rét…
4. Trà hoa cúc
Có tác dụng an thần, giảm co thắt dạ dày, giảm hội chứng ruột kích thích. Cải thiện hệ tiêu hóa, thanh nhiệt, giải độc. Trà hoa cũng còn giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy 5 – 6 bông cúc loại nhỏ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô
- Tráng qua
1 ít nước sôi, bỏ nước này rồi hãm hoa cúc với 150ml nước sôi - Sử dụng trước khi đi ngủ từ 30 – 60 phút, uống khi còn ấm.
5. Phương pháp khác
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp hỗ trợ trên, để cải thiện tình trạng ợ nóng, người bệnh cần thực hiện song song với các biện pháp sau:
- Giảm lượng đường, hạn chế ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate gồm đường, tinh bột chất xơ.
- Thư giãn tinh thần, hạn chế căng thẳng mệt mỏi, tốt nhất là tham gia các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, tập thể dục, bơi lội, đạp xe…
- Nâng cao gối đầu, nên thử tư thế ngủ nghiêng về bên trái giúp tiêu hóa tốt và tăng tốc độ loại bỏ acid dạ dày
- Ăn tối đúng giờ, hạn chế ăn sát giờ đi ngủ gây khó tiêu
- Khi bị ợ hơi, nên thử hít thở sâu và từ từ, thực hiện thở sâu trong 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng này đáng kể
- Uống nước ngay khi có cảm giác khó chịu ở ngực và cổ, nên uống từ từ từng ngụm nhỏ.
Người bị ợ nóng nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ợ nóng chính là do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Do đó, để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể:
- Trái cây tươi: Tốt nhất là đào, mận, lê, xoài, dưa hấu, đu đủ, tốt cho người bị ợ nóng do hàm lượng acid thấp. Đặc biệt, người bệnh nên ăn nhiều chuối để xoa dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Các loại cá: Nên sử dụng các loại cá như cá thu, cá mòi, cá hồi… Chỉ sử dụng ở dạng cá tươi, không sử dụng các loại cá đóng hộp, thực phẩm đóng hộp sẵn.
- Các loại rau xanh: Các loại rau tốt cho người bệnh là rau thìa là, cần tây, mùi tây… Ngoài ra, với các loại ra khác, bạn chỉ cần ăn rau luộc, thêm một ít tinh dầu ô liu hoặc nước cốt chanh để cải thiện triệu chứng.
- Lá bạc hà: Lấy vài lá bạc hà nhai với muối hoặc cho vài lá bạc hà vào ly nước sôi hãm trong 5 phút, khuấy đều rồi uống trước khi đi ngủ.
- Hạn chế các thực phẩm có nguy cơ gây ợ nóng như cà phê, rượu bia, sôcôla, thức ăn nhiều dầu mỡ, giàu chất béo.
Khi nào nên thăm khám bác sĩ?
Nếu tình trạng ợ nóng kéo dài hoặc có các triệu chứng sau đây, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp:
- Đau ngực nặng dù có bị trào ngược dạ dày hay không, tốt nhất nên gọi xe cấp cứu vì đây có thể là triệu chứng đau tim.
- Người bệnh khó thở, ợ nóng, choáng váng, đổ mồ hôi lạnh
- Nếu tình trạng ợ nóng kéo dài, thường xuất hiện vào ban đêm, bạn nên nhanh chóng thăm khám vì có nguy cơ mắc ung thư thực quản, trào ngược dạ dày
- Đi ngoài phân đen, có thể nôn ra máu hoặc không, hay có cảm giác nghẹt thở, sút cân không rõ nguyên do.
Trên đây là một số thông tin về chứng ợ nóng, các dấu hiệu nhận biết, bệnh lý liên quan và cách điều trị. Hiện tượng này thường xảy ra ở người thừa cân, phụ nữ mang thai, người thường xuyên hút thuốc lá, ăn các loại thức ăn đồ uống nóng, có nguy cơ gây thừa acid. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này để có cách phòng ngừa và xử lý phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Ợ hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Hướng dẫn cách chữa
- Ợ chua là gì? Cách nhận biết và điều trị ợ chua liên tục
Xem thêm: Bất ngờ với 10+ lợi ích mà quan hệ tình dục mang lại
Tin mới nhất
- Đau rát cổ họng là bệnh gì, có nguy hiểm không?
- Cách nấu nấm lim xanh khô và cách uống nấm lim xanh rừng đúng
- Thụt rửa âm đạo: Có nên hay không?
- Viêm gan B
- 14 lợi ích tuyệt vời của trái măng cụt cho sức khỏe
- 8 Loại lá tắm chữa viêm da cơ địa hay dễ tìm quanh nhà
- Công dụng chữa bệnh của nấm lim xanh và nấm lim rừng trị ung thư?
- Top 7 cách chữa ho có đờm bằng mật ong hiệu quả tại nhà
- Cảnh báo: Nguyên nhân, dấu hiệu thai chết lưu
- Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh – Lời khuyên hữu ích mẹ