Phẫu thuật tim hở và những điều cần lưu ý sau ca mổ
Phẫu thuật tim hở (phẫu thuật tim truyền thống) bao gồm tất cả phẫu thuật được thực hiện trên cơ tim, van, động mạch, động mạch chủ và các mạch lớn có sự kết nối với tim. Khi phẫu thuật, lồng ngực của bệnh nhân được cắt mở rộng.
Phẫu thuật tim hở (phẫu thuật tim truyền thống) bao gồm tất cả phẫu thuật được thực hiện trên cơ tim, van, động mạch, động mạch chủ và các mạch lớn có sự kết nối với tim. Khi phẫu thuật, lồng ngực của bệnh nhân được cắt mở rộng.
Theo Viện tim phổi và máu quốc gia (Mỹ), các dạng phẫu thuật tim hở đã được thực hiện trên thế giới bao gồm: bắc cầu động mạch vành (ghép động mạch vành), sửa van tim, ghép tim, phẫu thuật động mạch chủ. Trong đó, ghép động mạch vành (CABG) là loại phẫu thuật tim phổ biến nhất, thường được thực hiện trên người lớn.
Ngày nay, sự phát triển của y học đã giúp cho các bác sĩ phẫu thuật không cần mở rộng lồng ngực của bệnh nhân.
Khi nào thì bệnh nhân cần được phẫu thuật tim hở?
Phương pháp phẫu thuật tim hở đặc biệt cần thiết cho người bị bệnh tim mạch vành. Bệnh xảy ra khi các mạch máu cung cấp máu và oxy cho cơ tim bị hẹp và cứng. Mục đích của phẫu thuật là ghép động mạch cho bệnh nhân. Ở một số trường hợp, động mạch không cần thay thế mà chỉ cần loại bỏ các mảnh bám trên thành động mạch.
Phẫu thuật tim hở cũng thường được thực hiện cho các mục đích sau đây:
- Sửa chữa hoặc thay van tim
- Sửa chữa các khu vực tim bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu bất thường
- Cấy ghép các thiết bị y tế giúp tim đập đúng nhịp
- Thay thế một trái tim có vấn đề bằng một trái tim khỏe mạnh khác (ghép tim)
Phẫu thuật tim hở được thực hiện như thế nào?
Theo Viện sức khỏe quốc gia (Mỹ), trung bình một ca phẫu thuật tim ở dạng mở rộng lồng ngực mất từ 3 – 6 giờ. Riêng phẫu thuật thay tim cần nhiều thời gian hơn. Nhìn chung, các ca phẫu thuật hở cho người bị tim được thực hiện theo các bước cơ bản sau đây:
- Bệnh nhân được gây mê toàn thân
- Bác sĩ thực hiện vết cắt dài khoảng 15cm ở ngực trái bệnh nhân
- Bác sĩ dùng dao phẫu thuật cắt xuyên qua một phần xương ức của bệnh nhân
- Khi toàn bộ trái tim đã được nhìn thấy, bác sĩ sẽ dùng máy chuyển máu ra khỏi tim để có thể nhìn rõ hoạt động của tim
- Tiến hành phẫu thuật tùy theo loại bệnh tim của bệnh nhân
- Bác sĩ đóng xương ức bằng dây chuyên dụng
- Vết cắt được khâu lại bằng chỉ phẫu thuật
Trường hợp bệnh nhân đã phẫu thuật tim nhiều lần, bác sĩ có thể thực hiện kỹ thuật mạ xương ức. Lúc này, xương ức của người bệnh được nối lại bằng các tấm titan nhỏ sau khi phẫu thuật.
Những rủi ro của phẫu thuật
So với các bộ phận khác trên cơ thể, phẫu thuật tim có mức độ phức tạp cao nhất. Những rủi ro hậu phẫu xảy ra khá thường xuyên, thường gặp nhất là:
- Nhiễm trùng vết mổ (tỷ lệ rủi ro cao hơn ở những bệnh nhân đồng thời bị béo phì hoặc tiểu đường)
- Nhịp tim không đều
- Suy thận
- Viêm phổi
- Đau ngực
- Sốt nhẹ
- Mất trí nhớ
- Mờ mắt
- Đông máu
- Khó thở
- Đau tim
- Đột quỵ
Theo Viện tim phổi và máu quốc gia (Mỹ), các dạng phẫu thuật tim hở đã được thực hiện trên thế giới bao gồm: bắc cầu động mạch vành (ghép động mạch vành), sửa van tim, ghép tim, phẫu thuật động mạch chủ. Trong đó, ghép động mạch vành (CABG) là loại phẫu thuật tim phổ biến nhất, thường được thực hiện trên người lớn.
Ngày nay, sự phát triển của y học đã giúp cho các bác sĩ phẫu thuật không cần mở rộng lồng ngực của bệnh nhân.
Khi nào thì bệnh nhân cần được phẫu thuật tim hở?
Phương pháp phẫu thuật tim hở đặc biệt cần thiết cho người bị bệnh tim mạch vành. Bệnh xảy ra khi các mạch máu cung cấp máu và oxy cho cơ tim bị hẹp và cứng. Mục đích của phẫu thuật là ghép động mạch cho bệnh nhân. Ở một số trường hợp, động mạch không cần thay thế mà chỉ cần loại bỏ các mảnh bám trên thành động mạch.
Phẫu thuật tim hở cũng thường được thực hiện cho các mục đích sau đây:
- Sửa chữa hoặc thay van tim
- Sửa chữa các khu vực tim bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu bất thường
- Cấy ghép các thiết bị y tế giúp tim đập đúng nhịp
- Thay thế một trái tim có vấn đề bằng một trái tim khỏe mạnh khác (ghép tim)
Phẫu thuật tim hở được thực hiện như thế nào?
Theo Viện sức khỏe quốc gia (Mỹ), trung bình một ca phẫu thuật tim ở dạng mở rộng lồng ngực mất từ 3 – 6 giờ. Riêng phẫu thuật thay tim cần nhiều thời gian hơn. Nhìn chung, các ca phẫu thuật hở cho người bị tim được thực hiện theo các bước cơ bản sau đây:
- Bệnh nhân được gây mê toàn thân
- Bác sĩ thực hiện vết cắt dài khoảng 15cm ở ngực trái bệnh nhân
- Bác sĩ dùng dao phẫu thuật cắt xuyên qua một phần xương ức của bệnh nhân
- Khi toàn bộ trái tim đã được nhìn thấy, bác sĩ sẽ dùng máy chuyển máu ra khỏi tim để có thể nhìn rõ hoạt động của tim
- Tiến hành phẫu thuật tùy theo loại bệnh tim của bệnh nhân
- Bác sĩ đóng xương ức bằng dây chuyên dụng
- Vết cắt được khâu lại bằng chỉ phẫu thuật
Trường hợp bệnh nhân đã phẫu thuật tim nhiều lần, bác sĩ có thể thực hiện kỹ thuật mạ xương ức. Lúc này, xương ức của người bệnh được nối lại bằng các tấm titan nhỏ sau khi phẫu thuật.
Những rủi ro của phẫu thuật
So với các bộ phận khác trên cơ thể, phẫu thuật tim có mức độ phức tạp cao nhất. Những rủi ro hậu phẫu xảy ra khá thường xuyên, thường gặp nhất là:
- Nhiễm trùng vết mổ (tỷ lệ rủi ro cao hơn ở những bệnh nhân đồng thời bị béo phì hoặc tiểu đường)
- Nhịp tim không đều
- Suy thận
- Viêm phổi
- Đau ngực
- Sốt nhẹ
- Mất trí nhớ
- Mờ mắt
- Đông máu
- Khó thở
- Đau tim
- Đột quỵ
Bạn cần chuẩn bị gì cho ca phẫu thuật tim mở rộng lồng ngực?
Trước phẫu thuật, bạn cần nói cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng. Nó bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin và thảo dược. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nói về tiền sử mắc bệnh của bản thân, bao gồm herpes, cảm lạnh, cúm hoặc sốt (nếu có).
Trong 2 tuần trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bỏ hút thuốc và ngừng dùng các loại thuốc làm loãng máu như aspirin, ibuprofen, naproxen.
Nghiện rượu có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng sau phẫu thuật tim hở. Trong đó, tình trạng thường gặp nhất là chứng co giật. Bác sĩ có thể đưa ra các giải pháp giúp bạn cai rượu, để giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng này. Nếu có thói quen uống rượu bia nhưng chưa đến mức nghiện, bạn cũng cần dừng lại trước đó 1-2 tuần.
Khoảng 1 ngày trước khi tiến hành ca phẫu thuật quan trọng này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tắm rửa cơ thể bằng loại xà phòng đặc biệt. Loại xà phòng này có khả năng diệt khuẩn trên da, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Ngoài ra, người bệnh cũng không nên ăn hoặc uống gì sau nửa đêm (nếu buổi phẫu thuật diễn ra vào ban ngày). Về vấn đề này, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết hơn.
Điều gì xảy ra sau phẫu thuật tim hở?
Phẫu thuật tim hở được xếp vào những cuộc đại phẫu, vì vậy bạn sẽ bị gây mê toàn thân. Tỉnh dậy sau phẫu thuật, bạn sẽ có 2 hoặc 3 ống thông ở trong ngực. Các ống này giúp chất lỏng từ khu vực quanh trái tim bạn có thể thoát ra ngoài.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có đường truyền tĩnh mạch từ cá
nh tay để truyền nước biển và ống thông trong bàng quang. Sau đại phẫu, bạn sẽ cần thời gian để có thể bước xuống giường và tiểu tiện như bình thường.
Đêm đầu tiên của bệnh nhân mổ tim hở là ở phòng chăm sóc đặc biệt. Sau đó, người bệnh sẽ được chuyển đến phòng chăm sóc thường xuyên trong 3 – 7 ngày.
Chăm sóc người bệnh tim sau khi phẫu thuật
Giai đoạn hậu phẫu, người nhà và bệnh nhân cần lưu ý thực hiện theo những bước sau đây. Chúng sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi sức.
Chăm sóc vết mổ
Việc chăm sóc vết thương là vô cùng quan trọng. Vì vậy, vết mổ của bệnh nhân phải luôn được ấm bên trong và khô ở bên ngoài. Tất cả mọi sự tiếp xúc trực tiếp vào vết mổ đều phải được khử trùng. Sau một thời gian, miệng vết thương sẽ bắt đầu lành lại, lúc này bệnh nhân có thể tắm.
Lưu ý, người bệnh cần được tắm với nước ấm từ 5 – 10 phút và đảm bảo vị trí vết mổ không chạm trực tiếp vào nước. Bệnh nhân cũng cần được kiểm tra vết thương thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm:
- Sốt cao, mê sảng
- Vết mổ bị rỉ nước
- Da xung quanh vết mổ đỏ lên
- Sờ vào vết mổ thấy nóng
Kiểm soát cơn đau
Những cơn đau từ vết mổ và bên trong lồng ngực là khó tránh khỏi sau phẫu thuật tim hở. Sự kiểm soát cơn đau có tác dụng tăng tốc độ phục hồi và giảm biến chứng như máu khó đông hoặc viêm phổi.
Bạn cần chuẩn bị gì cho ca phẫu thuật tim mở rộng lồng ngực?
Trước phẫu thuật, bạn cần nói cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng. Nó bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin và thảo dược. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nói về tiền sử mắc bệnh của bản thân, bao gồm herpes, cảm lạnh, cúm hoặc sốt (nếu có).
Trong 2 tuần trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bỏ hút thuốc và ngừng dùng các loại thuốc làm loãng máu như aspirin, ibuprofen, naproxen.
Nghiện rượu có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng sau phẫu thuật tim hở. Trong đó, tình trạng thường gặp nhất là chứng co giật. Bác sĩ có thể đưa ra các giải pháp giúp bạn cai rượu, để giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng này. Nếu có thói quen uống rượu bia nhưng chưa đến mức nghiện, bạn cũng cần dừng lại trước đó 1-2 tuần.
Khoảng 1 ngày trước khi tiến hành ca phẫu thuật quan trọng này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tắm rửa cơ thể bằng loại xà phòng đặc biệt. Loại xà phòng này có khả năng diệt khuẩn trên da, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Ngoài ra, người bệnh cũng không nên ăn hoặc uống gì sau nửa đêm (nếu buổi phẫu thuật diễn ra vào ban ngày). Về vấn đề này, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết hơn.
Điều gì xảy ra sau phẫu thuật tim hở?
Phẫu thuật tim hở được xếp vào những cuộc đại phẫu, vì vậy bạn sẽ bị gây mê toàn thân. Tỉnh dậy sau phẫu thuật, bạn sẽ có 2 hoặc 3 ống thông ở trong ngực. Các ống này giúp chất lỏng từ khu vực quanh trái tim bạn có thể thoát ra ngoài.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có đường truyền tĩnh mạch từ cá
nh tay để truyền nước biển và ống thông trong bàng quang. Sau đại phẫu, bạn sẽ cần thời gian để có thể bước xuống giường và tiểu tiện như bình thường.
Đêm đầu tiên của bệnh nhân mổ tim hở là ở phòng chăm sóc đặc biệt. Sau đó, người bệnh sẽ được chuyển đến phòng chăm sóc thường xuyên trong 3 – 7 ngày.
Chăm sóc người bệnh tim sau khi phẫu thuật
Giai đoạn hậu phẫu, người nhà và bệnh nhân cần lưu ý thực hiện theo những bước sau đây. Chúng sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi sức.
Chăm sóc vết mổ
Việc chăm sóc vết thương là vô cùng quan trọng. Vì vậy, vết mổ của bệnh nhân phải luôn được ấm bên trong và khô ở bên ngoài. Tất cả mọi sự tiếp xúc trực tiếp vào vết mổ đều phải được khử trùng. Sau một thời gian, miệng vết thương sẽ bắt đầu lành lại, lúc này bệnh nhân có thể tắm.
Lưu ý, người bệnh cần được tắm với nước ấm từ 5 – 10 phút và đảm bảo vị trí vết mổ không chạm trực tiếp vào nước. Bệnh nhân cũng cần được kiểm tra vết thương thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm:
- Sốt cao, mê sảng
- Vết mổ bị rỉ nước
- Da xung quanh vết mổ đỏ lên
- Sờ vào vết mổ thấy nóng
Kiểm soát cơn đau
Những cơn đau từ vết mổ và bên trong lồng ngực là khó tránh khỏi sau phẫu thuật tim hở. Sự kiểm soát cơn đau có tác dụng tăng tốc độ phục hồi và giảm biến chứng như máu khó đông hoặc viêm phổi.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy đau cơ, đau họng và đau tại các vị trí vết mổ, đau ống ngực. Bác sĩ thường kê toa thuốc giảm đau, người bệnh cần uống đúng và đủ liều. Theo đó, bác sĩ khuyên người bệnh dùng thuốc giảm đau cả trước và sau khi vận động, trước khi đi ngủ. Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với quá trình hồi phục.
Một số người mắc chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu sau phẫu thuật tim. Người nhà cần đưa họ đến gặp chuyên gia trị liệu hoặc nhà tâm lý học để có thể quản lý những tình trạng đáng lo ngại này.
Ngủ đủ giấc
Theo thống kê, nhiều bệnh nhân gặp khó khăn khi ngủ trong giai đoạn hậu phẫu. Điều quan trọng là họ cần được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Dưới đây là những mẹo giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn:
- Uống thuốc giảm đau nửa giờ trước khi ngủ
- Đặt những chiếc gối mềm dưới cổ, bàn chân, bàn tay để tránh tình trạng căng cơ
- Tránh dung nạp caffeine, đặc biệt là vào buổi tối
Một số bệnh nhân bị suy giảm tinh thần sau ca phẫu thuật. Những giấc ngủ ngon, đủ giờ sẽ giúp sức khỏe tinh thần của người bệnh tốt hơn.
Phục hồi chức năng
Theo Medical News Today, trái tim là một bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể. Vì vậy, người trải qua mổ tim sẽ gặp vấn đề trong nhiều chức năng. Để phục hồi, người nhà cần liên hệ với chuyên gia tim mạch để thiết lập các chương trình vận động. Quá trình phục hồi chức năng của bệnh nhân thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Phẫu thuật tim hở rất cần thiết để mang lại một hệ tim mạch khỏe mạnh cho người bệnh. Có thể phải mất đến nửa năm để bệnh nhân có thể cảm nhận được đẩy đủ những lợi ích của ca mổ.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy đau cơ, đau họng và đau tại các vị trí vết mổ, đau ống ngực. Bác sĩ thường kê toa thuốc giảm đau, người bệnh cần uống đúng và đủ liều. Theo đó, bác sĩ khuyên người bệnh dùng thuốc giảm đau cả trước và sau khi vận động, trước khi đi ngủ. Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với quá trình hồi phục.
Một số người mắc chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu sau phẫu thuật tim. Người nhà cần đưa họ đến gặp chuyên gia trị liệu hoặc nhà tâm lý học để có thể quản lý những tình trạng đáng lo ngại này.
Ngủ đủ giấc
Theo thống kê, nhiều bệnh nhân gặp khó khăn khi ngủ trong giai đoạn hậu phẫu. Điều quan trọng là họ cần được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Dưới đây là những mẹo giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn:
- Uống thuốc giảm đau nửa giờ trước khi ngủ
- Đặt những chiếc gối mềm dưới cổ, bàn chân, bàn tay để tránh tình trạng căng cơ
- Tránh dung nạp caffeine, đặc biệt là vào buổi tối
Một số bệnh nhân bị suy giảm tinh thần sau ca phẫu thuật. Những giấc ngủ ngon, đủ giờ sẽ giúp sức khỏe tinh thần của người bệnh tốt hơn.
Phục hồi chức năng
Theo Medical News Today, trái tim là một bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể. Vì vậy, người trải qua mổ tim sẽ gặp vấn đề trong nhiều chức năng. Để phục hồi, người nhà cần liên hệ với chuyên gia tim mạch để thiết lập các chương trình vận động. Quá trình phục hồi chức năng của bệnh nhân thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Phẫu thuật tim hở rất cần thiết để mang lại một hệ tim mạch khỏe mạnh cho người bệnh. Có thể phải mất đến nửa năm để bệnh nhân có thể cảm nhận được đẩy đủ những lợi ích của ca mổ.
Xem thêm: Bị viêm da cơ địa ở mặt phải làm sao?
Tin mới nhất
- Các bài thuốc trị đau khớp gối hiệu quả cao, dễ thực hiện
- Viêm họng là gì? Hình ảnh, phân loại, triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa
- Điều trị viêm khớp gối: Nên làm gì và không nên làm gì?
- 13 loại thảo mộc giúp giảm cân nhanh chóng và an toàn
- Các thuốc điều trị viêm phần phụ và lưu ý khi dùng
- Bệnh lý thần kinh tự trị
- 10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường có hiệu quả tốt
- NS Bình Xuyên: “Bệnh trĩ của tôi chuyển biến không ngờ sau 1 tháng dùng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của Thuốc dân tộc”
- Địa chỉ bán nấm lim xanh ở Nam Định và giá nấm lim rừng Nông Lâm
- Viêm da cơ địa ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị bệnh hiệu quả
Video
- TIN TỨC UNG THƯ TOP 5+ lá cây chữa rối loạn tiền đình hiệu quả nên biết
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN Thuốc dạ dày Omeprazol 20mg: Tác dụng và liều dùng
- TIN TỨC UNG THƯ 5+ Cách điều trị bệnh viêm gan B được đánh giá cao hiện nay
- Thị trường mua bán nấm lim xanh Nấm lim xanh tự nhiên có giá bán tiền triệu cho 1kg nấm lim rừng