Sưng tay, phù tay là bị bệnh gì? Dấu hiệu nào được xem là nghiêm trọng?
Ngón tay và bàn tay có thể bị sưng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, tình trạng này là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn cần theo dõi.
Ngón tay và bàn tay có thể bị sưng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, tình trạng này là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn cần theo dõi.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng sưng phù tay trong bài viết sau.
Nguyên nhân gây sưng tay
Tay bị sưng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Sưng tay vào buổi sáng
Nếu bạn rơi vào trường hợp sáng ngủ dậy bị sưng tay, nguyên nhân có thể là do khi ngủ, chất lỏng sẽ tích tụ trong các mô của bàn tay, dẫn đến tình trạng sưng và phù nề vào sáng hôm sau.
Đây không phải là hiện tượng đáng lo ngại. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng các động tác vận động đơn giản sau:
- Đưa thẳng 2 cánh tay lên trời, giữ yên tư thế trong vài giây rồi hạ xuống. Lặp lại động tác này từ 5 – 10 lần.
- Đưa 2 cánh tay về phía trước, vuông góc với thân. Từ từ vẽ các vòng tròn trong không khí bằng cách xoay cổ tay để giúp chất lỏng lưu thông.
- Nắm chặt lòng bàn tay thành hình nắm đấm trong vài giây rồi thả lỏng hai tay. Lặp lại động tác từ 5–10 lần.
Do thời tiết nắng nóng
Thời tiết nắng nóng có thể khiến cho các mạch máu trong cơ thể giãn nở. Đây là một cơ chế tự nhiên giúp điều chỉnh thân nhiệt khi nhiệt độ không khí quá cao. Khi mạch máu giãn ra, một lượng chất lỏng có thể di chuyển và tích tụ trong các mô ở tay, gây ra hiện tượng sưng phù.
Tình trạng này có thể tự hết sau khi cơ thể thích nghi với thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giảm sưng tay bằng cách ngâm tay vào nước mát hoặc cởi bỏ trang sức, đồng hồ đeo tay để chất lỏng lưu thông dễ dàng hơn.
Sưng tay sau khi tập thể dục, thể thao
Luyện tập thể dục, thể thao cũng có thể khiến cho các mạch máu giãn nở, khiến tay bị sưng lên. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên mặc quần áo thoải mái, uống nhiều nước trước và sau khi tập để giúp cơ thể mát mẻ hơn.
Sưng tay khi mang thai
Rất nhiều phụ nữ bị sưng tay, chân trong quá trình mang thai. Vì vậy, thai phụ nên mặc các loại trang phục thoải mái, thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng để giảm thiểu tình trạng sưng phù.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai còn có nguy cơ bị sưng phù do tiền sản giật. Đây là tình trạng huyết áp tăng cao trong thai kỳ dẫn đến rối loạn chức năng các cơ quan khác. Tiền sản giật có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, thai phụ cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu sưng tay đi kèm với các triệu chứng sau:
- Đau bụng
- Đau đầu dữ dội
- Thay đổi tầm nhìn, nhìn mờ hoặc nhạy cảm với ánh sáng
- Đi tiểu ít hoặc không thể đi tiểu
- Có máu trong nước tiểu
- Chóng mặt
- Nôn và buồn nôn
- Khó thở
Ăn quá nhiều muối
Bạn có thể thấy tay bị sưng lên sau khi ăn một bữa ăn với nhiều món mặn. Khi ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ trữ nước lại để cân bằng tỷ lệ muối – nước trong cơ thể, gây ra sưng phù nhẹ.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng sưng phù tay trong bài viết sau.
Nguyên nhân gây sưng tay
Tay bị sưng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Sưng tay vào buổi sáng
Nếu bạn rơi vào trường hợp sáng ngủ dậy bị sưng tay, nguyên nhân có thể là do khi ngủ, chất lỏng sẽ tích tụ trong các mô của bàn tay, dẫn đến tình trạng sưng và phù nề vào sáng hôm sau.
Đây không phải là hiện tượng đáng lo ngại. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng các động tác vận động đơn giản sau:
- Đưa thẳng 2 cánh tay lên trời, giữ yên tư thế trong vài giây rồi hạ xuống. Lặp lại động tác này từ 5 – 10 lần.
- Đưa 2 cánh tay về phía trước, vuông góc với thân. Từ từ vẽ các vòng tròn trong không khí bằng cách xoay cổ tay để giúp chất lỏng lưu thông.
- Nắm chặt lòng bàn tay thành hình nắm đấm trong vài giây rồi thả lỏng hai tay. Lặp lại động tác từ 5–10 lần.
Do thời tiết nắng nóng
Thời tiết nắng nóng có thể khiến cho các mạch máu trong cơ thể giãn nở. Đây là một cơ chế tự nhiên giúp điều chỉnh thân nhiệt khi nhiệt độ không khí quá cao. Khi mạch máu giãn ra, một lượng chất lỏng có thể di chuyển và tích tụ trong các mô ở tay, gây ra hiện tượng sưng phù.
Tình trạng này có thể tự hết sau khi cơ thể thích nghi với thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giảm sưng tay bằng cách ngâm tay vào nước mát hoặc cởi bỏ trang sức, đồng hồ đeo tay để chất lỏng lưu thông dễ dàng hơn.
Sưng tay sau khi tập thể dục, thể thao
Luyện tập thể dục, thể thao cũng có thể khiến cho các mạch máu giãn nở, khiến tay bị sưng lên. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên mặc quần áo thoải mái, uống nhiều nước trước và sau khi tập để giúp cơ thể mát mẻ hơn.
Sưng tay khi mang thai
Rất nhiều phụ nữ bị sưng tay, chân trong quá trình mang thai. Vì vậy, thai phụ nên mặc các loại trang phục thoải mái, thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng để giảm thiểu tình trạng sưng phù.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai còn có nguy cơ bị sưng phù do tiền sản giật. Đây là tình trạng huyết áp tăng cao trong thai kỳ dẫn đến rối loạn chức năng các cơ quan khác. Tiền sản giật có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, thai phụ cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu sưng tay đi kèm với các triệu chứng sau:
- Đau bụng
- Đau đầu dữ dội
- Thay đổi tầm nhìn, nhìn mờ hoặc nhạy cảm với ánh sáng
- Đi tiểu ít hoặc không thể đi tiểu
- Có máu trong nước tiểu
- Chóng mặt
- Nôn và buồn nôn
- Khó thở
Ăn quá nhiều muối
Bạn có thể thấy tay bị sưng lên sau khi ăn một bữa ăn với nhiều món mặn. Khi ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ trữ nước lại để cân bằng tỷ lệ muối – nước trong cơ thể, gây ra sưng phù nhẹ.
Thông thường, tình trạng sưng tay do nguyên nhân này có thể tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chủ động cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn để phòng tránh sưng phù tái phát và các bệnh lý khác như cao huyết áp, bệnh tim và bệnh thận.
Sưng tay do ung thư
Một số loại bệnh ung thư và phương pháp điều trị ung thư có thể khiến cơ thể bị phù nề. Vị trí bị phù thường là ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, đùi và mặt. Tình trạng này cần được theo dõi cẩn thận, nhất là khi nó đi kèm với các triệu chứng như:
- Thở hụt hơi
- Nhịp tim không đều
- Đi tiểu ít hơn bình thường
- Sưng phù lan rộng sang cánh tay hoặc chân
Các bệnh về thận
Thận có chức năng lọc máu và các chất cặn bã, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, khi hoạt động của thận bị ảnh hưởng, chất lỏng có thể tích tụ bên trong các mô, dẫn đến hiện tượng sưng phù. Bên cạnh đó, các bệnh về thận còn gây ra các vấn đề như cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu ra máu.
Sưng tay do viêm khớp
Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm ngón tay và cổ tay. Khi bị viêm khớp, đầu ngón tay bị sưng phù và cổ tay cũng sẽ đỏ lên, sưng nóng và tê cứng. Các triệu chứng của viêm khớp thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào buổi sáng. Do đó, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết căn bệnh này thông qua các biểu hiện sau:
- Cảm giác tê cứng khớp ở bàn tay trong một vài giờ sau khi thức dậy vào buổi sáng
- Sưng tay kéo dài trên 3 ngày
- Tình trạng sưng xảy ra thường xuyên, từ 3 lần/tháng trở lên
Sưng tay do phù mạch mề đay
Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamine và các hóa chất khác vào máu. Điều này có thể gây ra hiện tượng sưng phù dưới da (còn gọi là phù mạch mề đay). Các triệu chứng có thể xuất hiện một cách đột ngột và ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể, từ tay, chân, mắt, môi đến cổ họng.
Các triệu chứng phổ biến của phù mạch mề đay bao gồm:
- Xuất hiện các điểm sưng trên cơ thể
- Da có vẻ bình thường, không bị phát ban đỏ
- Có cảm giác đau hoặc nóng ở vùng da bị ảnh hưởng
- Phù nề quanh mắt và miệng
Sưng tay do phù mạch mề đay thường tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp sưng phù nặng, đặc biệt là ở cổ họng, lưỡi gây khó thở, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
Thông thường, tình trạng sưng tay do nguyên nhân này có thể tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chủ động cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn để phòng tránh sưng phù tái phát và các bệnh lý khác như cao huyết áp, bệnh tim và bệnh thận.
Sưng tay do ung thư
Một số loại bệnh ung thư và phương pháp điều trị ung thư có thể khiến cơ thể bị phù nề. Vị trí bị phù thường là ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, đùi và mặt. Tình trạng này cần được theo dõi cẩn thận, nhất là khi nó đi kèm với các triệu chứng như:
- Thở hụt hơi
- Nhịp tim không đều
- Đi tiểu ít hơn bình thường
- Sưng phù lan rộng sang cánh tay hoặc chân
Các bệnh về thận
Thận có chức năng lọc máu và các chất cặn bã, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, khi hoạt động của thận bị ảnh hưởng, chất lỏng có thể tích tụ bên trong các mô, dẫn đến hiện tượng sưng phù. Bên cạnh đó, các bệnh về thận còn gây ra các vấn đề như cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu ra máu.
Sưng tay do viêm khớp
Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm ngón tay và cổ tay. Khi bị viêm khớp, đầu ngón tay bị sưng phù và cổ tay cũng sẽ đỏ lên, sưng nóng và tê cứng. Các triệu chứng của viêm khớp thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào buổi sáng. Do đó, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết căn bệnh này thông qua các biểu hiện sau:
- Cảm giác tê cứng khớp ở bàn tay trong một vài giờ sau khi thức dậy vào buổi sáng
- Sưng tay kéo dài trên 3 ngày
- Tình trạng sưng xảy ra thường xuyên, từ 3 lần/tháng trở lên
Sưng tay do phù mạch mề đay
Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamine và các hóa chất khác vào máu. Điều này có thể gây ra hiện tượng sưng phù dưới da (còn gọi là phù mạch mề đay). Các triệu chứng có thể xuất hiện một cách đột ngột và ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể, từ tay, chân, mắt, môi đến cổ họng.
Các triệu chứng phổ biến của phù mạch mề đay bao gồm:
- Xuất hiện các điểm sưng trên cơ thể
- Da có vẻ bình thường, không bị phát ban đỏ
- Có cảm giác đau hoặc nóng ở vùng da bị ảnh hưởng
- Phù nề quanh mắt và miệng
Sưng tay do phù mạch mề đay thường tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp sưng phù nặng, đặc biệt là ở cổ họng, lưỡi gây khó thở, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
Sưng tay do phù mạch bạch huyết
Phù mạch bạch huyết là tình trạng tích tụ dịch bất thường trong mô mềm do hệ bạch huyết bị tắc nghẽn, tổn thương hoặc phát triển không bình thường. Khi mạch bạch huyết bị phù nề, ngón tay, ngón chân, cánh tay và chân cũng có thể bị sưng theo.
Phù bạch huyết xuất hiện phổ biến ở những người từng làm phẫu thuật hoặc xạ trị ung thư vú. Tình trạng này được gọi là phù bạch huyết thứ cấp. Ngoài ra, một số ít người sinh ra đã có hệ bạch huyết bất thường, gây ra tình trạng phù bạch huyết nguyên phát.
Ngoài gây sưng bàn tay, phù bạch huyết còn có các triệu chứng sau:
- Cảm giác đau ở cánh tay hoặc bàn tay
- Khó vận động tay
- Tê nhức cánh tay hoặc bàn tay
- Da cánh tay có hiện tượng căng bóng và phù nề
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh phù bạch huyết. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện nhờ phương pháp xoa bóp.
Các biện pháp khắc phục sưng tay tại nhà
Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể khắc phục tình trạng sưng tay bằng các biện pháp đơn giản sau đây:
- Ngâm tay trong nước ấm hoặc nước mát. Nước ấm sẽ giúp thư giãn các cơ và tăng lưu thông máu. Trong khi đó, nước mát sẽ giúp điều hòa thân nhiệt và giảm sưng trong thời tiết nóng.
- Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày về mức phù hợp
- Hạn chế ăn thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, tăng cường tiêu thụ trái cây, rau quả tươi
- Vận động thường xuyên, không ngồi hay nằm một chỗ trong thời gian quá lâu
- Luyện tập các bài tập vận động đơn giản dành cho tay
- Uống nhiều nước
- Điều trị các vấn đề sức khoẻ gây sưng, phù nề tay, chẳng hạn như bệnh thận, viêm khớp, phù mạch, phù bạch huyết, ung thư…
Sưng tay không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt mà còn khiến người bệnh khó chịu và lo lắng. Trong trường hợp các biện pháp khắc phục tại nhà không mang lại hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Sưng tay do phù mạch bạch huyết
Phù mạch bạch huyết là tình trạng tích tụ dịch bất thường trong mô mềm do hệ bạch huyết bị tắc nghẽn, tổn thương hoặc phát triển không bình thường. Khi mạch bạch huyết bị phù nề, ngón tay, ngón chân, cánh tay và chân cũng có thể bị sưng theo.
Phù bạch huyết xuất hiện phổ biến ở những người từng làm phẫu thuật hoặc xạ trị ung thư vú. Tình trạng này được gọi là phù bạch huyết thứ cấp. Ngoài ra, một số ít người sinh ra đã có hệ bạch huyết bất thường, gây ra tình trạng phù bạch huyết nguyên phát.
Ngoài gây sưng bàn tay, phù bạch huyết còn có các triệu chứng sau:
- Cảm giác đau ở cánh tay hoặc bàn tay
- Khó vận động tay
- Tê nhức cánh tay hoặc bàn tay
- Da cánh tay có hiện tượng căng bóng và phù nề
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh phù bạch huyết. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện nhờ phương pháp xoa bóp.
Các biện pháp khắc phục sưng tay tại nhà
Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể khắc phục tình trạng sưng tay bằng các biện pháp đơn giản sau đây:
- Ngâm tay trong nước ấm hoặc nước mát. Nước ấm sẽ giúp thư giãn các cơ và tăng lưu thông máu. Trong khi đó, nước mát sẽ giúp điều hòa thân nhiệt và giảm sưng trong thời tiết nóng.
- Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày về mức phù hợp
- Hạn chế ăn thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, tăng cường tiêu thụ trái cây, rau quả tươi
- Vận động thường xuyên, không ngồi hay nằm một chỗ trong thời gian quá lâu
- Luyện tập các bài tập vận động đơn giản dành cho tay
- Uống nhiều nước
- Điều trị các vấn đề sức khoẻ gây sưng, phù nề tay, chẳng hạn như bệnh thận, viêm khớp, phù mạch, phù bạch huyết, ung thư…
Sưng tay không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt mà còn khiến người bệnh khó chịu và lo lắng. Trong trường hợp các biện pháp khắc phục tại nhà không mang lại hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Xem thêm: Sự thật về hiệu quả của thuốc PPI khi dùng với NSAIDs
Tin mới nhất
- Cách dùng nấm lim xanh hiệu quả giá nấm lim rừng bao nhiêu 1kg?
- Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không? Các biến chứng cần biết
- Cách dùng nấm lim xanh Tiên Phước các lưu ý sắc nấu uống nấm lim
- Đau dạ dày có mấy cấp độ? Cách giảm đau nhanh
- Nấm lim xanh mọc ở đâu và hình ảnh cây nấm lim xanh chữa ung thư
- 7 Cách trị viêm xoang hàm tại nhà hiệu quả, an toàn
- Trà thì là: Ngủ ngon, đẹp da và hơn 10 lợi ích khác
- 14 lời khuyên khi bạn có người thân bị ung thư
- Ung thư vú trong khi mang thai
- 9 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày và cách thực hiện
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Uống Nước Nấm Linh Chi Nhiều Có Tốt Không?
- TIN TỨC UNG THƯ Bà bầu ăn ổi khi mang thai: Mát ruột, ngừa nhiễm trùng
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bà bầu bị ợ chua nóng cổ – Những nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có tốt không? Cách thực hiện