Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang? Những lưu ý cần thực hiện
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Theo các chuyên gia, khoai lang là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được. Vậy khoai lang có tốt cho người bị trào ngược dạ dày?
Khoai lang mang đến những công dụng gì đối với sức khỏe?
Khoai lang là thực phẩm dồi dào dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, trong 100gr khoai lang có chứa tới 90kcal năng lượng; 3.3gr chất xơ; 0.15gr chất béo; 6μg vitamin B9; 39mg canxi; 0.69mg sắt; 27mg magie; 0.5mg mangan; 1.5mg Vitamin B3; 54mg photpho; 475mg kali; 2gr đạm; 0.11mg Vitamin B2; 36mg natri; 0.32mg kẽm; 7.05gr tinh bột; 6.5gr đường; 0.11mg vitamin B1; 961 μg vitamin A; 0.29mg vitamin B6; 19.6mg vitamin C; 0.71mg vitamin E.
Các chất dinh dưỡng này đều tốt cho sức khỏe và mang đến công dụng chính như:
- Có lợi cho hệ thống đường tiêu hóa
- Tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường
- Hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả
- Bổ sung vitamin A cho cơ thể
- Giảm tình trạng căng thẳng mệt mỏi
- Hạn chế tình trạng viêm nhiễm
- Phòng chống bệnh tim mạch
- Ngăn ngừa ung thư hiệu quả
- Hỗ trợ làm đẹp da, khỏe tóc….
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang?
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang? Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, khoai lang tốt cho hệ tiêu hóa và phù hợp với người bị trào ngược dạ dày. Cho nên, khi mắc triệu chứng người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung khoai lang vào các bữa ăn. Cụ thể khoai lang mang đến những lợi ích cho người bị trào ngược dạ dày như sau:
- Thành phần vitamin A trong khoai lang không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư mà còn giúp thúc đẩy quá trình sửa chữa các mô dạ dày bị tổn thương do trào ngược acid gây ra. Từ đó, nó làm giảm triệu chứng trào ngược hiệu quả.
- Thành phần vitamin C trong khoai lang có vai trò hoạt động như một chất chống oxy hóa để bảo vệ thành niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại của acid, vi khuẩn hay các gốc tự do. Ngoài ra, vitamin C cũng giúp tăng sức đề kháng, khiến các tổn thương ở thành dạ dày nhanh lành.
- Thành phần Mangan thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất giúp hạn chế áp lực lên thành dạ dày từ đó giảm các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày.
- Vitamin B6 có vai trò rất quan trọng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong thức ăn thành năng lượng, giúp người bệnh luôn tràn đầy sức sống.
- Thành phần vitamin E có trong khoai lang cũng là một chất chống oxy hóa giúp xoa dịu tổn thương ở dạ dày, từ đó làm liền nhanh các vết loét do acid ăn mòn.
- Protein từ khoai lang khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng, kích thích tái tạo tế bào mới, thay thế tế bào cũ bị tổn thương ở dạ dày.
- Thành phần tinh bột và chất xơ vừa giúp thấm hút dịch nhầy, vừa giúp đào thải acid dư thừa để giảm triệu chứng của trào ngược dạ dày. Đồng thời, chất xơ còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng rất tốt.
Các món ăn từ khoai lang tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Khoai lang là một loại lương thực và có nhiều cách chế biến khác nhau. Mỗi món ăn có cách chế biến và hương vị khác nhau. Với người bị trào ngược dạ dày, nên ăn các món chế biến từ khoai lang như:
ngược dạ dày được đông đảo chuyên gia khuyên dùng. Hơn 20.867 người bệnh đã CHẤM DỨT trào ngược. Xem Review Chi Tiết
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang luộc hoặc hấp?
Khoai lang tốt cho dạ dày vì thế được khuyến khích sử dụng. Khoai lang luộc là món ăn phổ biến nhất hiện nay vì nó vừa ngon lại dễ làm. Tuy nhiên, để thay đổi khẩu vị, nhiều người đã thay đổi cách chế biến từ luộc sang hấp, vừa dễ ăn hơn lại nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Với khoai lang luộc, bạn chỉ cần rửa sạch, cho khoai vào nồi rồi cho nước xăm xắp. Bật bếp đun sôi trong khoảng 15 phút đến khi khoai chín thì tắt bếp, bóc vỏ và thưởng thức.
Đối với khoai hấp, cách làm hơi cầu kì hơn một chút. Bạn rửa sạch khoai, gọt sạch vỏ, cắt khúc ngắn rồi đem hấp cách thủy cho đến khi chín. Cách này sẽ giúp khoai giữ được nguyên các thành phần dinh dưỡng mà khoai cũng thơm ngon hơn.
Nói chung, khoai luộc hay hấp đều là những món ăn dân dã, được nhiều người yêu thích. Mỗi ngày, chỉ cần ăn khoảng 100gr khoai sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm ổn định các hoạt động co bóp của dạ dày. Ngoài ra, nó cũng giúp làm giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Khoai lang nghiền gừng tốt cho người trào ngược dạ dày
Đây là món ăn ít người biết đến nhưng thực sự rất thơm ngon và tốt cho người bệnh. Không chỉ kích thích vị giác nó còn giúp dễ tiêu hóa và bổ sung nhiều năng lượng, giảm căng thẳng mệt mỏi.
Sự kết hợp của gừng và khoai lang sẽ giúp quá trình chống viêm, làm liền vết thương nhanh hơn. Ngoài ra, nó cũng giúp trung hòa acid trong dạ dày, giảm các tác nhân gây hại của acid tới thành niêm mạc dạ dày.
Cách thực hiện món khoai lang nghiền gừng như sau:
Nguyên liệu: Khoai lang (1kg); dầu dừa (2 muỗng); gừng băm nhỏ (1 muỗng); hành tím, tỏi, tiêu, giấm táo (lượng vừa đủ)
Các thực hiện:
- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng rồi đem hấp hoặc luộc cho chín; vớt khoai ra bát rồi nghiền nhuyễn.
- Đun nóng dầu ăn, cho hành, gừng, tỏi vào phi thơm, sau đó đổ khoai đã nghiền nát vào đảo.
- Thêm tiêu, hạt nêm, giấm táo, ngò vào đảo đều.
- Cho khoai vào lò nướng, bỏ vào khay nướng đến khi nào bề mặt chín vàng.
- Ăn món khoai lang nghiền gừng với rau hoặc ức gà vừa ngon lại vừa tốt cho hệ tiêu hóa.
Món súp khoai lang tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang nấu súp không? Câu trả lời là có. Đây là món ăn không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, đau dạ dày rất hiệu quả.
Nguyên liệu: Khoai lang (2 củ); nước hầm từ xương gà (500ml); hành tây (½ củ); bơ (15gr); tỏi băm, ngò, thì là, gia vị khác.
Cách thực hiện:
- Hành tây rửa sạch rồi hái hạt lựu. Khoai lang thái miếng vừa ăn.
- Đổ bơ vào nồi, đặt lên bếp, đun tan chảy rồi cho hành tây, tỏi băm vào đảo đến khi thơm.
- Đổ nước dùng gà cùng với khoai lang vào đun đến khi nào khoai chín thật mềm.
- Lúc này bạn nêm gia vị cho vừa miệng và tắt bếp. Chờ nguội rồi múc ra bát thưởng thức.
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang hầm sườn non
Món ăn này không chỉ tốt cho người bị đau dạ dày mà còn thích hợp với những đối tượng bị đau nhức xương khớp. Với người bị trào ngược dạ dày, mỗi tuần này ăn món này 2 – 3 lần để giảm triệu chứng.
Nguyên liệu: Khoai lang (1 lạng); sườn non (3 lạng); hành, ngò, gia vị.
Cách thực hiện:
- Khoai lang bạn đem đi rửa sạch, gọt bỏ vỏ và thái thành từng miếng vừa ăn. Sườn non rửa sạch, đun qua nước sôi bỏ tạp chất.
- Hành băm nhỏ, cho lên chảo phi thơm sau đó đổ nước vào đun sôi.
- Cho khoai và
sườn non vào tiếp tục đun cho đến khi khoai chín mềm. - Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, múc ra tô đợi nguội và thưởng thức.
- Ăn kèm món này với cơm rất ngon.
Những lưu ý khi ăn khoai lang ở người bị trào ngược dạ dày
Không thể phủ nhận tác dụng của khoai lang với sức khỏe và chúng ta cũng đã biết bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang. Tuy nhiên, với người bị các chứng bệnh về đường tiêu hóa, khi ăn khoai cần lưu ý một số điều sau:
- Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không? Không nên bổ sung khoai cho người bị trào ngược dạ dày kèm vấn đề về thận (suy thận, viêm cầu thận) vì trong khoai có nhiều kali sẽ khiến rối loạn nhịp tim, cơ bắp đau mỏi, buồn nôn.
- Những người bị trướng bụng, đầy hơi cũng không nên ăn nhiều khoai lang vì nó sẽ khiến khí trong đường ruột được sản xuất nhiều hơn và triệu chứng này sẽ ngày càng nặng hơn.
- Những người bị dị ứng với khoai lang cũng không nên ăn loại thực phẩm này.
- Khi bụng đói không nên ăn khoai lang bị nó khiến cơ thể dễ bị tăng đường huyết làm ảnh hưởng tới tuần hoàn máu cũng như quá trình sửa chữa tổn thương ở dạ dày. Ăn khoai lang khi bụng đói còn khiến quá trình tiết dịch vị, acid dạ dày tăng dễ hình thành các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, chướng bụng…
- Ngoài ra, cũng tránh ăn khoai lang khi đang ăn cơm. Hạn chế ăn khoai lang sống vì nó sẽ làm gánh nặng lên cho dạ dày khi khoai khó tiêu hóa. Trong khoai lang sống có nhiều enzym gây nên tình trạng ợ hơi, ợ chua.
- Không ăn khoai lang đã mọc mầm vì trong đó có chứa nhiều độc tố.
- Trong khoai có nhiều tinh bột nên không ăn nhiều vào buổi tối vì có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, chướng bụng. Tốt nhất nên ăn khoai lang vào buổi sáng kèm rau xanh, sữa chua.
- Không ăn khoai lang quá nhiều vì nó có thể kích thích sản sinh lượng carbon dioxide (CO2) lớn làm cho dạ dày bị khó chịu. Theo khuyến cáo của chuyên gia, mỗi ngày chỉ nên ăn không quá 100gr khoai lang.
- Bị trào ngược dạ dày có ăn được khoai lang không và đáp án là có tuy nhiên ăn khoai lang thế nào cho đúng. Theo các chuyên gia, không nên ăn vỏ khoai lang vì đây là bộ phận khó tiêu, không tốt cho dạ dày. Đặc biệt, trong vỏ khoai còn có nhiều đốm đen, vết nâu rất có thể là dấu hiệu của sự nhiễm khuẩn. Nếu ăn vào sẽ dễ bị ngộ độc.
- Không ăn khoai lang cùng lúc với quả hồng vì tanin và pectin trong hồng nếu kết hợp với khoai lang sẽ khiến dịch vị dạ dày bị kết tủa gây nên tình trạng khó chịu. Đồng thời, nó cũng làm tăng nguy cơ bị viêm loét, xuất huyết ở dạ dày. Thời gian ăn hai thực phẩm này nên cách nhau ít nhất 5 tiếng.
Trên đây là đáp án cho câu hỏi bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang. Có thể nói, khoai lang là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là những đối tượng bị bệnh về dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện đúng những nguyên tắc trong ăn uống để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Gợi ý xem thêm:
- Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Danh y mát tay chữa khỏi dứt điểm đau dạ dày chỉ sau 1-2 tháng
- Có Nhất Nam Bình Vị Khang tôi đã sống lại cuộc đời mới sau 8 năm mang bệnh đau dạ dày
Xem thêm: Bài thuốc An Bì Thang điều trị vảy nến có tốt không? Giá bao nhiêu?
Tin mới nhất
- Hay đau đầu vùng trán – Đây là các nguyên nhân chính
- Mất ngủ sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất
- Bệnh nhân chiến thắng ung thư nhờ cây xương khỉ
- 10 Món ăn chữa mất ngủ giúp mẹ bầu ngủ ngon ngủ sâu hơn
- Tất tần tật về các bệnh ở đường hô hấp
- Viêm loét dạ dày có chữa khỏi hẳn được không?
- 6 biểu hiện cảm cúm bạn không thể bỏ qua
- Mở rộng lỗ liên hợp
- Các bệnh phụ khoa thường gặp và mức độ nguy hiểm
- Chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông dễ áp dụng mà hiệu quả
Video
- Đại lý nấm lim xanh Mua bán nấm lim xanh ở đâu Ninh Bình cách uống nấm lim xanh rừng
- TIN TỨC UNG THƯ Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt với 6 cách làm đơn giản
- Các loại nấm lim xanh Nấm lim xanh loại nào tốt nhất với cách dùng nấm lim xanh hiệu quả
- PHÒNG CHỐNG UNG THƯ Xuất tinh sớm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh