Ung thư da và những điều bạn phải biết
Ung thư da phát triển dễ dàng tuy nhiên nếu nhận ra các đặc điểm và quá trình phát triển sớm của bệnh thì bệnh nhân sẽ có được kế hoạch điều trị hợp lý và chính xác. Với các cơ hội được điều trị sớm và hợp lý này nên bệnh nhân thường ít có di chứng và ít tốn kém hơn các bệnh ung thư nguy hiểm khác.
Trong hầu hết các loại ung thư cộng lại thì ung thư da là bệnh ung thư thường gặp nhất, và hầu hết các ung thư da đều phát triển sớm. Hoa Kỳ là nước có tỷ lệ người nhiễm ung thư da nhiều nhất trên thế giới.
Ung thư da gồm có hai loại: Melanoma và không Melanoma. Melanoma là trường hợp nguy hiểm nhất những cũng là trường hợp ít gặp nhất trong ung thư da. Ung thư da không melanoma chủ yếu có hai loại thường gặp là carcinôm tế bào đáy và carcinôm tế bào vảy. Melanoma ảnh hưởng đến các tế bào da, gọi là melanocytes.
Những tế bào chịu trách nhiệm cho màu sắc của da. Họ cũng cung cấp cho các vết bớt màu đen tối của họ. Trong điều kiện bình thường, nốt ruồi là khối u lành tính của da. Đôi khi một nốt ruồi có thể biến thành khối u ác tính. Một nốt ruồi mới cũng có thể u ác tính ở giai đoạn đầu.
Melanoma là không phổ biến, nhưng khá nguy hiểm, một cách dễ dàng có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
1.Nguyên nhân khiến bạn mắc phải ung thư da
Ai cũng có thể bị nhiễm ung thư da nhưng có một số yếu tố làm tăng tỉ lệ bị ung thư da như:Đi tắm nắng quá nhiều hoặc bị phỏng nặng, sử dùng giường hoặc công nghệ tắm nắng, có làn da cực kì nhạy cảm, chỉ tiếp xúc với ánh nắng một tí thôi là sẽ gây nguy hiểm, gia đình hoặc chính mình đã bị ung thư da, bị tàn nhang hoặc bị mất nhiều chất trong da.
Bức xạ tia tử ngoại (UV) từ mặt trời là nguyên nhân chính gây ung thư da. Có hai loại bức xạ tử ngoại là UVA và UVB. Nguồn bức xạ tử ngoại nhân tạo, như đèn mặt trời và buồng tâm náng, cũng có thể gây ung thư da.
Nguy cơ phát triển ung thư da chịu ảnh hưởng của khu vực sinh sống. Những người sống ở những vùng có bức xạ tia tử ngoại từ mặt trời ở mức độ cao có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn. Ví dụ, ở Mỹ tần suất mắc ung thư da ở bang Texas cao hơn ở Minnesota là nơi cường độ ánh sáng mặt trời không quá mạnh. Trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc ung thư da cao nhất là ở Nam Phi và úc, là những vùng đón lượng bức xạ tử ngoại cao.
Bên cạnh đó, ung thư da có liên quan tới thời gian tiếp xúc với tia tử ngoại trong đời. Hầu hết các trường hợp ung thư da xuất hiện sau tuổi 50, nhưng tác hại của ánh mặt trời bắt đâu từ khi bạn còn trẻ. Vì vậy, bạn nên bắt đầu thực hiện các biện pháp bảo vệ khi còn nhỏ để phòng chống ung thư xảy ra sau này trong đời.
Bất cứ khi nào có thể, bạn nên tránh ánh nắng mặt trời buổi trưa (từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều hoặc là từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Bạn luôn phải nhớ mặc quần áo bảo vệ, như mũ chống nắng, áo dài tay vì chúng có thể ngăn các tia nắng mặt trời có hại. Hơn nữa, những loại kem có chứa chất chống nâng có thể bảo vệ da.
Độ mạnh của chất chống nắng được đánh giá theo yêu tố bảo vệ ánh mặt trời (và được viết tắt bằng tiếng anh là SPF), theo thang độ ở phạm vi từ 2 đến 30 hoặc cao hơn. Những chất có độ mạnh SPF từ 15 đến 30 có thể ngăn hầu hết các tia náng mặt trời có hại. Những thay đổi trên da không phải là những dấu hiệu chắc chắn của ung thư.
2.Dấu hiệu nhận biết ung thư da
Triệu chứng thường gặp nhất của ung thư da là sự thay đổi trên da, đặc biệt là sự xuất hiện một mụn mới hoặc một vết đau không khỏi. Không phải tất cả các loại ung thư da trông đều giống nhau.
Ung thư có thể bắt đầu từ những cục u nhỏ, nhẵn, bóng, nhạt màu hoặc như sáp. Hoặc là, nó có thể xuất hiện dưới dạng một mụn cứng màu đỏ. Đôi khi, mụn này có thể chảy máu hoặc đóng vảy. Ung thư da cũng có thể bắt đầu từ những mụn phảng, màu đỏ, ráp, khô hoặc có vảy.
Ung thư tế bào đáy và ung thư tế bào vẩy chủ yếu xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc với tia nắng mặt trời như đầu, mặt, cổ, tay và cánh tay. Tuy nhiên, ung thư da có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào.
Chứng dày sừng do quang hóa xuất hiện dưới dạng mụn vảy, màu đỏ hoặc nâu và ráp, là điều kiện tiền ung thư vì đôi khi nó phát triển thành ung thư tế bào vẩy. Giống ung thư da, nó thường xuất hiện ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác. Thay đổi trên da không phải là những dấu hiệu chắc chắn của ung thư. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ khi triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần. Đừng đợi đến khi vùng đó bị đau. Nên nhớ rằng ung thư da hiếm khi gây đau.
3.Tác hại của ung thư da
Bạn cần biết rằng, ung thư da không có những dấu hiệu rõ ràng đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng thì mới phát hiện bệnh. Vùng da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, những u này có thể dễ xâm lấn và có thể di căn đến các hạch bạch huyết trong khu vực.
Đây là tình trạng mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thưởng của da như: Xuất hiện đốm sậm màu trong thời gian dài, nốt ruồi có cảm giác đau, chảy máu, da ửng đỏ và rát thành từng mảng, vết bớt đổi màu đột ngột kèm theo ngứa, rát, da bị phát ban, kích ứng mạnh, xuất hiện các vết chàm do vùng da sần… bạn nên cẩn trọng và đến cơ sở y tế để kiểm tra sớm
4.Các chuẩn đoán khi mắc ung thư da
Nhìn chung, ung thư biểu mô tế bào vẩy và ung thư biểu mô tế bào đáy được chẩn đoán và điều trị tương tự như nhau. Khi có một vùng da trông không bình thường, bác sĩ có thể cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần mụn. Quá trình này được gọi là sinh thiết. Để tìm tế bào ung thư, bác sĩ giải phẫu bệnh hoặc bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ quan sát mẫu mô dưới kính hiển vi. Sinh thiết là biện pháp duy nhất chắc chán để khẳng định ung thư.
Bác sĩ thường chia ung thư da thành hai giai đoạn: khu trú (chỉ ảnh hưởng đến da) hoặc di căn (lan ra bên ngoài da). Do ung thư da hiếm khi lan nên sinh thiết thường là xét nghiệm duy nhất cần thiết để xác định giai đoạn của bệnh.
Trong những trường hợp mụn rất to hoặc đã tồn tại trong một thời gian dài, bác sĩ sẽ phải cẩn thận kiểm tra các hạch trong vùng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cần làm thêm các xét nghiệm bổ sung như chụp X quang đặc biệt để xác định ung thư đã lan tới các bộ phận khác chưa. Biết được giai đoạn của bệnh sẽ giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Ngoài việc kiểm tra da hàng năm do bác sĩ thực hiện, sử dụng quy trình để tìm các đặc điểm da bất thường trên cơ thể hoặc các bất thường trên da bạn cũng nên để ý đến những triệu chứng khác để có thể phát hiện một cách sớm nhất ung thư da.
Không đối xứng: Một triệu chứng cảnh báo liên quan đến ung thư da là sự không đối xứng của các vết nốt ruồi. Nếu bạn nhận thấy một nốt ruồi có hình dạng không đều, nên kiểm tra với bác sĩ.
Viền ngoài: Kiểm tra viền ngoài của những vết nốt ruồi bạn nghi ngờ. Nếu viền ngoài của chúng mịn màng và đều, có khả năng chúng không phải là ung thư. Tuy nhiên, nếu chúng có viền răng cưa hoặc không đồng đều, có thể cần phải kiểm tra thêm.
Màu: Một nốt ruồi khỏe mạnh chỉ có một màu. Vì vậy, nếu nốt ruồi của bạn có màu đen trộn với màu nâu trong đó, nó có một cơ hội bị ung thư cao hơn.
Đường kính: bác sĩ da liễu nói nốt ruồi rộng khoảng 6mm hoặc hơn nên kiểm tra khả năng gây ung thư của chúng.
Độ nổi: Một điều cần xem xét là độ nổi của nốt ruồi của bạn. Một nốt ruồi bị nâng lên hoặc nốt ruồi phát triển nhanh chóng về bề nổi có thể dẫn tới ung thư.
Khi có một trong các triệu chứng trên, người bệnh cần kịp thời đến bệnh viện có uy tín để kiểm tra, chẩn đoán, tránh tình trạng phát hiện bệnh quá muộn rất đáng tiếc.
5.Điều trị bệnh ung thư da
Phẫu thuật: Nhiều trường hợp ung thư da có thể cắt bỏ nhanh và dễ dàng. Trên thực tế, có thể cắt bỏ hoàn toàn ung thư khi tiến hành sinh thiết và không cần tiến hành điều trị thêm.
Áp dụng cho tất cả các loại ung thư da. Bác sĩ cắt bỏ mô ung thư và bao phủ vùng bị cắt bởi mô da bình thường. Ung thư tế bào hắc tố thường phải khoét rộng hơn do mô ung thư ăn sâu hơn. Phẫu thuật viên cần phải có kinh nghiệm phục hình da để tránh sẹo xâu nhất là vùng da mặt.
Nạo và đốt điện: Bác sĩ thường sử dụng một loại phẫu thuật được gọi là nạo. Sau khi gây tê tại chỗ, ung thư được nạo bỏ bằng một thìa nạo. Vùng bị ung thư cũng có thể được điều trị bằng phương pháp đốt điện. Một dòng điện từ một máy đặc biệt sẽ có tác dụng kiểm soát chảy máu và tiêu diệt tất cả tế bào ung thư còn lại ở mép vết thương. Hầu hết trên bệnh nhân để lại sẹo phẳng màu trắng.
Đông lạnh: Người ta có thể phá huỷ các tế bào dày sừng hoặc các ung thư nhỏ giai đoạn sớm bằng cách làm đông lạnh chúng với ni-tơ lỏng. Mô chết sẽ bị tróc ra sau khi giải đông. Biện pháp này cũng có thể dùng để điều trị các vết sẹo trắng nhỏ.
Điều trị bằng laser: Chùm sáng năng lượng cao và được điều khiển rất chính xác có thể ngăn chặn, phá huỷ vùng mô bệnh và một khu vực nhỏ mô bao quanh với khả năng chảy máu, sưng tấy cũng như sẹo xấu rất thấp. Thường sử dụng biện pháp này cho các sang thương ung thư và tiền ung thư bề mặt, ngay cả ở môi.
Phẫu thuật Moh: Kỹ thuật Mohs là một loại phẫu thuật đặc biệt được sử dụng để điều trị ung thư da. Mục đích của nó là cắt bỏ toàn bộ mô ung thư với lượng mô lành bị cắt là ít nhất. Kỹ thuật này đặc biệt có ích khi bác sĩ không chắc chắn về hình dạng và độ sâu của khối u. Bên cạnh đó, phương pháp này được sử dụng để cắt bỏ những khối u lớn, những khối u ở những vị trí và độ sâu của khối u.
Bên cạnh đó, phương pháp này được sử dụng để cắt bỏ những khối u lớn, những khối u ở những vị trí khó điều trị và những khối u tái phát. Bệnh nhân được gây tê tại chỗ và khối u lần lượt được nạo đi từng lớp mỏng. Mỗi lớp này được quan sát dưới kính hiển vi cho đến khi toàn bộ khối u được cắt bỏ. Mức độ để lại sẹo phụ thuộc vào vị trí và kích thước của vùng được điều trị. Phương pháp này do bác sĩ chuyên khoa về loại phẫu thuật này thực hiện.
Ghép da: Đôi khi cần phải tiến hành ghép da để làm lành vết thương và giảm kích thước sẹo, đặc biệt sau cắt bỏ ung thư có kích thước lớn. Để thực hiện được điều này, bác sĩ sẽ lấy một mảnh da lành ở bộ phận khác của cơ thể thay thế cho phần da đã được cắt bỏ.
Xạ trị: Dùng tia phóng xạ điều trị mỗi ngày, thường kéo dài khoảng 1 – 4 tuần, có thể phá huỷ các tế bào đáy hoặc sừng ung thư nếu không có chỉ định phẫu thuật.
Hoá trị liệu: Trong phương pháp này, người ta dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây nguy hại cho tế bào bình thường. Thuốc có thể dùng thoa tại chỗ hoặc dùng đường uống, chích tĩnh mạch.
Khám định kỳ theo dõi sau điều trị ung thư da: Mặc dù hầu hết các trường hợp ung thư da đều được chữa khỏi nhưng căn bệnh này có thể tái phát ở cùng vị trí. Hơn nữa, những người đã được điều trị ung thư da có nguy cơ bị ung thư da mới ở bất kỳ vị trí nào khác cao hơn mức trung bình. Đó là nguyên nhân tại sao bệnh nhân cần phải thường xuyên tự theo dõi và định kỳ đến bác sĩ khám, cũng như làm theo các hướng dẫn của bác sĩ về cách làm giảm nguy cơ ung thư da tái phát.
6.Bảo vệ da hiệu quả dưới ánh nắng để tránh ung thư da
Thời tiết nắng nóng của mùa hè không chỉ khiến cơ thể khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, một số trường hợp say nắng mà không được điều trị đúng cách và kịp thời còn có thể dẫn tới tử vong. Bạn cũng nên nhớ rằng, tiếp xúc với tia UVA và UVB luôn có hại đối với làn da và cũng có thể gây ung thư da. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, tác hại của tia UV thể hiện rõ ràng dưới dạng da bị rám hoặc cháy nắng. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những hậu quả cho làn da của bạn từ nếp nhăn đến ung thư da.
Khi thời tiết nóng nực thì cơ thể sẽ toát mồ hôi. Đây là cách giúp giảm nhiệt. Tuy nhiên, nếu độ ẩm trong không khí quá cao sẽ khiến cho cơ thể giảm khả năng đổ mồ hôi. Do đó, sự kết hợp của nắng nóng và độ ẩm cao là mối nguy hại rất lớn với con người.
Kem chống nắng là một trong những sản phẩm không thể thiếu đối với bạn gái. Tuy nhiên, việc chọn một sản phẩm chống nắng trong rất nhiều loại mỹ phẩm với các thành phần khác nhau sẽ không thể dễ dàng. Phần lớn các loại mỹ phẩm chống nắng đều có thể chống được cả hai tia UVA và UVB, từ 2 đến 100. Bạn nên tìm hiểu về loại da của mình vì chỉ số SPF có tác dụng bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại da.
Cần nhớ rằng, không nên lựa chọn những loại kem có chỉ số SPF cao hơn 55. Sản phẩm chống nắng cần được dùng đúng cách và cứ sau 2 giờ cần bôi lại kem để có tác dụng hiệu quả nhất. Tránh những trường hợp mua những loại kem quá đắt nhưng lại sử dụng chúng tiết kiệm, sẽ không nhận được hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, bạn nên trang bị bằng những trang phục có thể giúp bạn chống nắng tốt như áo chống nắng, nón và kính râm. Đặc biệt, đối với áo chống nắng, bạn nên chọn loại vải có khả năng thấm hút tốt và rộng rãi có màu sắc tươi sáng.
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
Xem thêm: Nuốt nước bọt vướng như có khối u là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Tin mới nhất
- Nấm lim xanh chữa ung thư gan cách sử dụng sắc nấu uống nấm lim
- Chữa bệnh di tinh: Lựa chọn điều trị tại nhà, dùng thuốc tây y hay đông y tốt nhất?
- Nội soi phế quản
- Chấm dứt VIÊM DẠ DÀY sau 60 NGÀY – Bí quyết ĐẶC TRỊ của nhiều người bệnh MÃN TÍNH
- Triệu chứng đổ mồ hôi nhiều ở bà bầu
- Những dấu hiệu cơ bản nhận biết ung thư vòm họng chính xác nhất
- Nổi mề đay khi mang thai có gây nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh
- Viêm amidan không sốt: Nguyên nhân và Cách điều trị
- Nấm lim xanh Tiên Phước cách dùng đúng tác dụng của nấm lim xanh
- Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị
Video
- Thị trường mua bán nấm lim xanh Nấm lim xanh mua ở đâu chính hãng giá mua nấm lim rừng chuẩn
- TIN TỨC UNG THƯ Tác hại của ngồi nhiều: Nguyên nhân gián tiếp gây tử vong!
- TIN TỨC UNG THƯ Củ Bình Vôi chữa bệnh Gout có tốt không? Thực hiện như nào để hiệu quả tốt nhất
- TIN TỨC UNG THƯ Đau dạ dày là gì? Vị trí mắc và cách chữa trị HIỆU QUẢ TỐT NHẤT