Ho có nên ăn tôm? Lời khuyên bổ ích từ các chuyên gia
Ho có nên ăn tôm? Nhiều người cho rằng khi mắc phải bệnh ho, những loại đồ ăn như hải sản, thịt gà… cần tuyệt đối tránh. Các thực phẩm này không hề tốt cho sức khỏe mà trái lại còn làm bệnh trở nặng hơn. Thực tế có phải như vậy? Theo dõi ngay những thông tin trong phần dưới đây.
Giải đáp: Ho có nên ăn tôm?
Thời tiết thay đổi là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của căn bệnh ho. Bệnh xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, không phân biệt giới tính.
Ho không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể hoặc tiềm tàng một số vấn đề bất lợi cho sức khỏe. Nhiều người cho rằng bị ho không nên ăn tôm, quan điểm này có thật sự đúng hay không?
Các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng khi nói về việc ho có nên ăn tôm không đã khẳng định thực tế chưa có một bằng chứng nào chứng minh việc ăn tôm làm ảnh hưởng đến các triệu chứng ho.
Nghĩa là khi bạn mắc phải căn bệnh này vẫn có thể sử dụng tôm một cách bình thường nhưng phải chế biến sao cho đúng cách. Mấu chốt nằm ở vỏ và càng tôm. Bạn chỉ nên ăn phần thịt tôm sau khi đã lột vỏ, bỏ càng.
Trong tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe với các lợi ích như sau:
- Tốt cho tim mạch: Thực phẩm chứa một hàm lượng protein dồi dào, ít chất béo có tác dụng cân bằng nồng độ cholesterol trong máu.
- Tốt cho người mắc các bệnh về mắt: Trong tôm có các axit béo omega-3, vitamin E, vitamin C… có công dụng bảo vệ mắt, hạn chế tình trạng nhức, mỏi và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi.
- Phòng chống ung thư: Không chỉ có khả năng chống viêm, chống suy nhược cơ thể, ăn tôm còn có thể phòng chống ung thư nhờ vào hàm lượng lớn Lipid, các axit béo không bão hòa và Carotenoid.
Ngoài ra trong tôm còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể. Khi ho ăn tôm đúng cách sẽ không làm ảnh hưởng đến các triệu chứng bệnh. Song bạn cần ăn với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.
Các món ăn tốt cho người mắc bệnh ho
Với những lý giải về việc ho có được ăn tôm không trên đây bạn đã có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng loại thực phẩm này. Tôm khi được chế biến hợp lý vừa ngon miệng lại vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể.
Theo khuyến cáo, người mắc bệnh ho ngoài kiêng vỏ và càng tôm cần phải hạn chế các món ăn chiên, xào ở mức tối đa. Một vài công thức nấu ăn dưới đây bạn có thể tham khảo và chế biến sử dụng hàng ngày nhé!
Cháo tôm
Cháo tôm là món ăn vừa dễ làm vừa bổ dưỡng lại có tác dụng phục hồi cơ thể nhanh chóng. Chính vì thế khi bị ho ăn vào sẽ rất tốt cho cơ thể. Công thức nấu món này như sau.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Tôm tươi: 200g
- Gạo tẻ: 100g
- Gạo nếp: 100g
- Thịt heo: 200g
- Gừng: 50g
- Hành khô: 1 củ
- Hành lá: 50g
- Nước: 800ml
- Gia vị: Hạt nêm, dầu ăn, bột ngọt, muối, mắm và tiêu.
- Dụng cụ: Nồi, chảo, bếp, bát, thìa, muôi.
Các bước thực hiện
- Bước 1: Trộn gạo nếp và gạo tẻ lại với nhau sau đó vo kỹ bằng nước sạch và ngâm trong thời gian khoảng 1 tiếng.
- Bước 2: Vớt gạo ra đổ vào nồi đồng thời cho thêm 800ml nước sạch đun trên bếp. Ninh cháo nhừ, vặn lửa nhỏ để cháo không bị cháy.
- Bước 3: Rửa sạch tôm và thịt. Thịt đem xay nhuyễn và trộn với ½ thìa cà phê dầu ăn, ½ thìa cà phê muối và ½ thài tiêu sau đó ướp tầm 20 phút. Tôm cắt bỏ đầu, càng và bóc vỏ trước khi rửa sau đó ướp với ½ thìa cà phê mắm.
- Bước 4: Rửa sạch hành lá, hành khô và gừng sau khi đã bóc vỏ. Hành thái nhỏ, gừng thái sợi còn hành khô thì băm nhuyễn.
- Bước 5: Cho dầu ăn vào chảo rồi bỏ hành khô vào phi thơm. Cho tôm và thịt đã sơ chế vào đảo đều đến khi săn lại thì tắt bếp.
- Bước 6: Đổ tôm và thịt vào nồi cháo đã ninh nhừ trộn đều, nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
- Bước 7: Múc ra bát và thưởng thức. Sau khi ăn cháo nên uống một cốc nước ấm.
Canh tôm tươi bí đỏ
Bí đỏ cũng là một loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch lại có tác dụng điều trị bệnh tim mạch, tiểu đường. Nếu bạn đang muốn điều trị bệnh ho có thể thử công thức nấu canh tôm tươi bí đỏ sau đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Tôm tươi sau khi đã lột vỏ: 300g
- Bí đỏ: 500g
- Hành lá: 50g
- Tỏi: 1 củ
- Bơ: 1 muỗng
- Mùi tàu: 50g
- Nước: 1 lít
- Gia vị: Đường, tiêu, hạt nêm và nước mắm.
- Dụng cụ: Bếp, nồi, muôi múc và bát to.
Các bước thực hiện
- Bước 1: Sơ chế toàn bộ nguyên liệu bằng nước sạch. Bí đỏ gọt vỏ cắt thành những miếng vừa ăn. Hành lá và mùi tàu cắt nhỏ tầm 1cm.
- Bước 2: Tôm ướp với hạt nêm và tiêu trong thời gian khoảng 20 phút.
- Bước 3: Băm nhỏ tỏi cho dầu vào nồi phi thơm tỏi rồi đổ bơ vào. Chờ tầm 30 giây thì đổ tôm đã ướp vào nồi đảo đều.
- Bước 4: Tôm săn lại thì cho 1 lít nước đã chuẩn bị vào nồi để đun sôi. Nước sôi thì để lửa nhỏ, đổ bí vào nấu cùng. Chỉ nên nấu bí mềm vừa tới không nên nấu quá nhừ để tránh bị nát.
- Bước 5: Thêm khoảng 1 muỗng đường và 1,5 thìa cà phê nước mắm. Bạn cũng có thể cân đo gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị.
- Bước 6: Múc canh ra bát, đổ phần hành lá và mùi tàu đã cắt lên chốc. Canh bí đỏ tôm tươi có thể ăn kèm với cơm để không bị ngán.
Tôm nấu cải xoong
Một món canh khác bạn cũng có thể tham khảo trong danh sách này đó chính là canh tôm nấu cải xoong. Món này vừa dễ ăn, vừa dễ làm lại không mất quá nhiều thời gian.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Tôm tươi: 200g
- Cải xoong: 400g
- Nước: 800ml
- Hành khô: 50g
- Đầu hành: 100g
- Gia vị: Bột ngọt, hạt nêm, đường, muối, và mắm.
- Dụng cụ: Nồi, bát to, muôi múc.
Các bước thực hiện
- Bước 1: Nhặt rau cải sau đó ngâm với nước muối trong tầm 15 phút. Rửa lại thật sạch với nước trước khi đem đi chế biến.
- Bước 2: Tôm bóc vỏ, rửa sạch với nước sau đó giã nhỏ. Thêm chút đầu hành vào giã cùng. Không giã quá nát sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của món ăn. Ướp tôm với hạt nêm và một chút đường trong thời gian khoảng 15 phút.
- Bước 3: Bóc vỏ hành khô, rửa sạch, thái nhỏ và phi thơm trên bếp. Đổ tôm vào xào cùng cho đến khi săn lại thì đổ nước vào. Nước sôi, đổ cải xoong đã chuẩn bị vào và tiếp tục đun tầm 3 phút thì tắt bếp.
- Bước 4: Đổ canh ra bát và thưởng thức cùng cơm. Canh có công dụng giải nhiệt, rất thích hợp để thưởng thức trong những ngày hè oi ả.
Ngoài những món ăn chúng tôi giới thiệu trên đây, còn rất nhiều món canh khác chế biến từ tôm, người mắc bệnh ho hoàn toàn có thể thưởng thức như canh rau dền nấu tôm, khoai mỡ nấu tôm, rau ngót nấu tôm thịt, tôm tươi nấu khế… Các món ăn này đều khá ngon miệng, dễ làm và rất tốt cho cơ thể.
Lời khuyên khi mắc phải bệnh ho
Ho tuy không nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này kéo dài bạn sẽ khó có thể lường trước được những gì có thể xảy ra sau đó. Vậy nên khi mắc phải căn bệnh này, tốt nhất bạn nên làm theo các lời khuyên dưới đây:
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống phù hợp. Không nên làm việc quá lao lực khiến cơ thể suy nhược. Đây là cách để tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.
- Trẻ bị ho có nên ăn tôm? Nhiều người hay thắc mắc về vấn đề trẻ ho có nên ăn tôm nhưng hầu hết đều lựa chọn loại bỏ thực phẩm bổ dưỡng này trong bữa ăn của bé. Thực tế, trẻ có thể ăn nhưng cần bỏ vỏ, cắt đầu, bỏ càng và xay thật nhuyễn.
- Ho có nên ăn thịt bò không? Câu trả lời là có nhưng cần ăn với lượng vừa phải không ăn quá nhiều.
- Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, các chất kích thích gây ức chế thanh quản.
- Uống nhiều nước mỗi ngày. Theo khuyến cáo mỗi người nên bổ sung tối đa 2 lít nước mỗi ngày và nên uống nước ấm để tránh cổ họng bị khô rát.
- Súc miệng bằng nước muối để diệt khuẩn, bảo vệ răng miệng và giảm ho.
- Không tiếp xúc nhiều với môi trường ẩm thấp, nhiều hóa chất độc hại.
- Khi sử dụng quạt không để luồng gió phả trực tiếp vào người tránh nhiễm lạnh.
- Người mắc bệnh ho nếu phải ra ngoài lúc trời nắng nên trang bị đầy đủ áo khoác, khẩu trang, mũ, nón… tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Vậy bị ho có nên ăn tôm? Những lý giải trong bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được điều này. Ngoài việc bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần phải thường xuyên tập luyện thể thao và sắp xếp thời gian sinh hoạt cho phù hợp. Chúc bạn có một cuộc sống vui khỏe!
Xem thêm: Tuổi tác có khiến phụ nữ khó mang thai?
Tin mới nhất
- Tinh hoàn ẩn
- Suy thận giai đoạn cuối độ 5 sống được bao lâu, nên ăn gì và chữa được không?
- Người không có bệnh có nên uống nấm lim xanh tăng sức khỏe
- Nhiễm toan
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày có sao không? Như thế là bệnh gì ?
- Thuốc Chữa Bệnh Tiểu Đường Mới Nhất. (Bài Thuốc Điều Trị)
- Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
- Bệnh ung thư tuyến giáp và những thông tin mà người bệnh cần biết
- Tác dụng nấm lim xanh là gì uống nấm lim xanh nhiều có tốt không?
- Cách sống an toàn trong mùa dịch bệnh COVID-19